tụng hình sự
Oan và sai là hai khái niệm khác nhau. Oan trong tố tụng hình sự là việc một ngƣời không có hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà bị các cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào Bộ luật hình sự và Bộ luật TTHS bắt giam, khởi tố, truy tố, xét xử. Sai trong tố tụng hình sự là việc bắt giam, khởi tố, truy tố, xét xử đúng ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, nhƣng áp dụng sai các quy định của pháp luật gây thiệt hại cho quyền lợi của ngƣời vi phạm.
Điều 624 BLDS năm 1995 quy định cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời có thẩm quyền của mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Để thực hiện Điều luật này, tại Nghị quyết 388 ngày 17/3/2003 Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội đã quyết nghị về bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị oan do ngƣời có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, đó là ngƣời bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, truy tố, xét xử oan. Các trƣờng hợp bị khởi tố, truy tố, xét xử sai thì chƣa đƣợc bồi thƣờng thiệt hại. Nghị quyết 388 xác định những trƣờng hợp đƣợc bồi thƣờng (đƣợc coi là bị oan) là ngƣời bị tạm giữ, tạm giam sau đó đƣợc huỷ bỏ do không thực hiện hành vi vi phạm; ngƣời đã bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án, ngƣời chấp hành hình phạt tù, đã bị kết án tử hình mà sau đó đƣợc xác định là không thực hiện hành vi phạm tội. Trƣờng
hợp sau đây cũng đƣợc coi là bị oan nhƣng chƣa đƣợc pháp luật điều chỉnh, đó là ngƣời bị bắt giam, khởi tố về một hành vi nhất định, sau đó không chứng minh đƣợc hành vi ấy cấu thành tội phạm mà lại tìm thấy một hành vi mới có cấu thành tội phạm. Mặc dù ngƣời này có bị truy tố và xét xử nhƣng rõ ràng họ bị oan khi bị bắt giam và khởi tố theo tội phạm ban đầu, do vậy họ cũng phải đƣợc bồi thƣờng thiệt hại ngoài trƣờng hợp quy định của Nghị quyết 388.
Theo báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án các năm từ 2002 đến 2005 của Toà án nhân dân tối cao: Năm 2002 có 12 ngƣời bị oan trong số 62.759 bị cáo; năm 2003 có 7 ngƣời bị oan trong số 73.819 bị cáo; năm 2004 có 5 ngƣời bị oan trong số 84.875 bị cáo; năm 2005 có 4 ngƣời bị oan trong số 87.746 bị cáo đã xét xử sơ thẩm. Nhƣ vậy, việc xét xử oan của Toà án nƣớc ta không nhiều, số ngƣời bị oan và tỉ lệ bị oan giảm mạnh qua từng năm, nhất là từ khi có Nghị quyết về bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị oan. Tất nhiên vẫn còn tồn tại những ngƣời bị oan mà chƣa đƣợc minh oan, nhƣng qua số liệu trên cũng thấy đƣợc cố gắng của ngành Toà án trong công tác xét xử án hình sự.
Vậy trách nhiệm của thẩm phán đến đâu khi xét xử oan, sai vụ án hình sự. Kể từ khi có Nghị quyết 388 của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội thì các thẩm phán mới thực sự nhận thức đƣợc trách nhiệm của mình. Trƣớc hết, Toà án nơi đã kết án oan phải công khai xin lỗi và bồi thƣờng cho ngƣời bị oan, sau đó yêu cầu thẩm phán hoàn trả lại một phần hoặc toàn bộ chi phí đã bồi thƣờng. Thẩm phán phải giải trình về vụ án, nếu cố ý ra bản án trái pháp luật thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 295 Bộ luật hình sự 1999; vì lý do năng lực chuyên môn có thể phải tạm dừng nhiệm vụ xét xử để đào tạo lại; vì những lý do khách quan khác thì phải tƣờng trình và không đƣợc xét thi đua trong năm công tác đó. Trong môt nhiệm kỳ 5 năm, nếu thẩm phán có nhiều vụ án xét xử oan thì sẽ không đƣợc tái bổ nhiệm.
Trên đây đã trình bày thực trạng việc áp dụng các quy định của pháp