Mối quan hệ giữa Thẩm phán với Hội thẩm, Kiểm sát viên và ngƣời bào chữa khi xét xử vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Vai trò của thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 75)

ngƣời bào chữa khi xét xử vụ án hình sự

- Mối quan hệ giữa Thẩm phán và Kiểm sát viên

Trong giai đoạn xét xử, Thẩm phán và Kiểm sát viên đƣợc phân công giải quyết vụ án hình sự có quan hệ ràng buộc về mặt tố tụng. Hai chức danh này phải phối hợp xử lý các tình huống phát sinh của vụ án, nhƣ việc sửa chữa sai sót của hồ sơ, bổ sung các tài liệu còn thiếu theo yêu cầu của Thẩm phán. Tuỳ theo mối quan hệ giữa hai cơ quan và lề lối làm việc ở từng địa phƣơng mà sự phối hợp giữa Toà án và Viện kiểm sát có khác nhau. Toà án có thể nhận hồ sơ truy tố khi cáo trạng chƣa đƣợc tống đạt cho bị cáo, có thể yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung vấn đề nào đó mà không phải trả hồ sơ, trong một số trƣờng hợp cụ thể Toà án có thể thu thập chứng cứ rồi thông báo cho Viện kiểm sát biết… Nếu những tình huống nêu trên không làm thay đổi căn cứ định tội hay ấn định mức hình phạt thì Thẩm phán và Kiểm sát viên không phải báo cáo lại ngƣời lãnh đạo của mình. Cũng có quan điểm cho rằng làm nhƣ vậy không đúng quy định của luật tố tụng, vì khi hồ sơ đã chuyển sang giai đoạn xét xử thì Viện kiểm sát không có quyền thực hiện các nhiệm vụ điều tra nữa. Nhận thức nhƣ vậy có phần phiến diện, vì việc chứng minh tội phạm là nhiệm vụ của các cơ quan và những ngƣời tiến hành tố tụng, các giai đoạn tố tụng có thể đan xen nhau, chứng cứ của vụ án có thể đƣợc thu thập hay xuất trình ở bất cứ giai đoạn nào miễn là nó đƣợc thu thập một cách hợp pháp và có giá trị chứng minh.

Nhƣng sẽ là trái pháp luật nếu giữa Kiểm sát viên và Thẩm phán có sự thống nhất, hay “dàn xếp” với nhau về kế hoạch cũng nhƣ đƣờng lối xét xử. Có những hồ sơ thực sự chứng cứ chƣa rõ ràng để kết tội bị cáo, nhƣng vì có sự thống nhất từ trƣớc nên ở phiên toà Thẩm phán tin vào Kiểm sát viên, chỉ tìm chứng cứ buộc tội mà không chú trọng đến chứng cứ gỡ tội. Hậu quả là kết án oan ngƣời vô tội. Đây đƣợc coi là một “tai nạn nghề nghiệp” đối với Thẩm phán. Việc “dàn xếp” kết quả xét xử vẫn là hiện tƣợng xảy ra ở đâu đó trong thực tiễn tố tụng, cần phải đƣợc ngăn chặn kịp thời.

Trong một số trƣờng hợp Toà án còn đƣợc Viện kiểm sát mời tham gia đánh giá chứng cứ vụ án trƣớc khi có quyết định truy tố, hay trƣớc đây còn có trình tự họp “phiên toà trù bị”. Thực tế của hoạt động này là các cơ quan tiến hành tố tụng chƣa chắc chắn về đƣờng lối giải quyết vụ án nên phải tìm kiếm sự thống nhất về quan điểm. Phiên toà trù bị đƣợc Toà án tổ chức khi có vƣớng mắc về chứng cứ, từ khi có Bộ luật TTHS năm 1988 thì việc này không còn xảy ra nữa mà chỉ còn “phiên họp trù bị”. Thông tƣ liên ngành số 01/TTLN ngày 08/12/1988 giữa TANDTC-VKSNDTC khi hƣớng dẫn thi hành Bộ luật TTHS quy định: “Phiên họp trù bị không phải là thủ tục bắt buộc mà chỉ là lề lối làm việc trong quan hệ phối hợp công tác nhằm trao đổi những trƣờng hợp cần thiết, nhƣ khi cần trả hồ sơ, thay đổi tội danh theo hƣớng nặng hơn, nhập hay tách vụ án, đình chỉ hay tạm đình chỉ, chuyển vụ án cho Toà án khác, vụ án có những tình tiết phức tạp khác. Thẩm phán chuẩn bị xét xử và Kiểm sát viên sẽ tham gia phiên toà trực tiếp trao đổi với nhau, khi cần thiết thì lãnh đạo hai ngành cùng trao đổi” [19, tr. 135]. Phiên họp trù bị do Viện kiểm sát chủ động tổ chức thƣờng nhằm đến việc đánh giá chứng cứ trƣớc khi quyết định truy tố. Toà án tham gia hoạt động này rõ ràng là không ổn vì thẩm quyền đánh giá chứng cứ thuộc Hội đồng xét xử và phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến tại phiên toà. Cũng vì giữ mối quan hệ nên Toà án vẫn cử Thẩm phán tham gia họp nhƣng không đƣợc thể hiện rõ quan điểm của việc có truy tố đƣợc hay không.

- Mối quan hệ giữa Thẩm phán và Hội thẩm

Điều 129 Hiến pháp 1992 quy định “Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Toà án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán”. Luật Tổ chức Toà án nhân dân quy định trong cơ cấu tổ chức của Toà án có Hội thẩm nhân dân.

Khi tham gia xét xử vụ án cụ thể, Hội thẩm là một chức danh tƣ pháp, có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ, thảo luận với thẩm phán về kế hoạch xét hỏi và những vấn đề cần làm rõ trƣớc khi mở phiên toà; tại phiên toà cùng Thẩm phán thẩm vấn, duy trì cuộc tranh luận, thảo luận và quyết định về các vấn đề thủ tục tố tụng. Khi nghị án bao giờ Hội thẩm cũng phát biểu trƣớc và biểu quyết với tỉ lệ nhiều hơn thẩm phán (hai phần ba hoặc ba phần năm).

Hầu hết các vị Hội thẩm khi tham gia xét xử có trách nhiệm và cùng Thẩm phán quyết định đúng đắn về vụ án. Nhƣng vẫn tồn tại hai khuynh hƣớng, đó là Hội thẩm tin tƣởng và luôn nhất trí với ý kiến của Thẩm phán trong mọi vấn đề, thứ hai là việc thoả hiệp giữa Thẩm phán và Hội thẩm khi quyết định bản án. Cả hai xu hƣớng này đều cần đƣợc khắc phục.

Một vấn đề tế nhị khác, là Thẩm phán và Hội thẩm ngang quyền nhau khi xét xử. Nhƣng sau xét xử chỉ có Thẩm phán chịu trách nhiệm về vấn đề oan sai của bản án. Có ý kiến cho rằng Hội thẩm cũng phải có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị oan cùng với Thẩm phán, vì họ là ngƣời có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng. Điều này khó có thể đƣợc chấp nhận, vì Hội thẩm chỉ là ngƣời đại diện cho nhân dân tham gia xét xử tại Toà án, không phải là công chức của Toà án. Cần xác định Thẩm phán mới là ngƣời có ảnh hƣởng chính đến các quyết định của bản án, nhất là vấn đề oan, sai nếu có xảy ra, mặc dù luôn thuộc về thiểu số.

- Mối quan hệ giữa Thẩm phán với người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự

Theo quy định tại Điều 56 và Điều 59 Bộ luật TTHS năm 2003 thì ngƣời bào chữa gồm có luật sƣ, ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bào chữa viên nhân dân; ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự bao gồm luật sƣ, bào chữa viên nhân dân hoặc ngƣời khác đƣợc Toà án chấp nhận. Trong thực tiễn thì bào chữa viên nhân dân chƣa đƣợc pháp luật quy định cụ thể và chƣa có ngƣời nào tham gia tố tụng tại Toà án với tƣ cách đó. Ngƣời đại diện hợp pháp của bị cáo (ở giai đoạn xét xử) tham gia tố tụng khá nhiều, đó là cha, mẹ hay giám hộ của bị cáo chƣa thành niên, bị cáo có nhƣợc điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Việc lựa chọn, thay đổi ngƣời bào chữa trong các trƣờng hợp bắt buộc phải có ngƣời bào chữa theo khoản 2 Điều 57 Bộ luật TTHS năm 2003 đƣợc các thẩm phán thực hiện nghiêm túc. Theo chỉ định của Toà án, bao giờ luật sƣ cũng tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho bị cáo, khi đó thì ngƣời đại diện hợp pháp của bị cáo vẫn đƣợc tham gia tố tụng nhƣng không phải với tƣ cách là ngƣời bào chữa. Đối với các bị cáo đã thành niên hay không có nhƣợc điểm về tâm thần, thể chất thì họ phải tự mời ngƣời bào chữa ngoài những trƣờng hợp bắt buộc Toà án phải chỉ định, bản thân họ không có ngƣời đại diện hợp pháp theo pháp luật để tham gia tố tụng tại Toà án. Nhƣ vậy là ngƣời đại diện hợp pháp của bị cáo không bao giờ tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời bào chữa trong vụ án hình sự.

Theo Luật thì ngƣời bào chữa đƣợc tham gia tố tụng rất sớm, từ khi khởi tố bị can hoặc từ khi có quyết định tạm giữ của Cơ quan điều tra. Trong thực tiễn ở giai đoạn điều tra ngƣời bào chữa rất khó khăn khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, đến giai đoạn xét xử họ cũng chƣa đƣợc Toà án tạo điều kiện, nhất là những trƣờng hợp do bị cáo hay đƣơng sự mời. Theo quy định của pháp luật thì ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng

sự đƣợc quyền đƣa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, đƣợc sao chụp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, đƣợc yêu cầu thay đổi những ngƣời tiến hành tố tụng. Những chứng cứ do ngƣời bào chữa xuất trình đƣợc Thẩm phán thu thập hết nhƣng việc đánh giá, sử dụng chứng cứ rất hạn chế, thƣờng là Thẩm phán tìm căn cứ bác bỏ hay vô hiệu hoá chứng cứ đó. Sao chụp tài liệu có trong hồ sơ là quyền của ngƣời bào chữa, nhƣng một điều tế nhị là sao chụp thế nào cũng bị ngƣời tiến hành tố tụng gây khó khăn, thƣờng họ phải ghi chép bằng tay những điều cần thiết phục vụ cho việc bào chữa.

Tại phiên toà ý kiến của ngƣời bào chữa tập trung vào các tình tiết gỡ tội, đối lập với ý kiến của Kiểm sát viên. Nhƣng các Thẩm phán chủ toạ thƣờng không lƣu tâm đến lời bào chữa của luật sƣ, nhất là những tình tiết mới xuất hiện ở phiên toà. Thẩm phán tin tƣởng vào tài liệu đã có trong hồ sơ và không còn quan tâm đúng mức đến diễn biến ở phiên toà. Trong bài báo “Luật sƣ đứng ở đâu khi tham gia tố tụng” đăng trên báo Đời sống và pháp luật số 61 ra ngày 23/5/2006, luật sƣ Trần Vũ Hải (Đoàn luật sƣ Hà Nội) nêu có những vụ xét xử bị cáo kêu oan do bị mớm cung, dùng nhục hình, luật sƣ ra sức biện hộ nhƣng lại bị công tố viên sử dụng quyền của mình là “giữ nguyên cáo trạng” và đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ vào hồ sơ để nghị án. Khi ngƣời tiến hành tố tụng đã có chứng cứ A, B rồi thì tìm mọi cách để bị can, bị cáo khai cho phù hợp. Hậu quả là tại phiên toà bị cáo phản bác lời khai trƣớc đây của mình, còn Thẩm phán lại sử dụng lời khai đó kết tội bị cáo dẫn đến oan sai [35, tr. 3].

Ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự cũng vất vả nhƣ luật sƣ của bị cáo, Thẩm phán thƣờng giữ khoảng cách “quá xa” với những ngƣời này khi giải quyết vụ án, mà chƣa biết lắng nghe hoặc có độ tin cậy cần thiết. Đây là một bất cập về tâm lý cần khắc phục khi chủ trƣơng cải cách tƣ pháp.

Một nền tƣ pháp dân chủ tất yếu cần có một đội ngũ luật sƣ đông đảo và có năng lực, tỉ lệ luật sƣ trên số dân phần nào đánh giá trình độ phát triển của tƣ pháp. Nếu tính số luật sƣ trên một triệu dân thì Thái Lan có 655,

Singapor có 1.000, Trung Quốc có 102, Nhật Bản có 176, Pháp có 1000, Mỹ có 4.000, Việt Nam có 44 [28, tr. 4]. Cộng hoà liên bang Đức có 21.000 thẩm phán, 5.000 công tố viên nhƣng có 100.000 luật sƣ [28, tr. 7], trong khi đó Việt Nam có 3.543 thẩm phán [21, tr. 15] mà chỉ có 3.500 luật sƣ. Qua đây thấy chúng ta cần tăng cƣờng đội ngũ luật sƣ nhiều hơn nữa về số lƣợng và chất lƣợng, đồng thời mối quan hệ giữa thẩm phán và luật sƣ cần cải thiện một cách thiết thực để quyền lợi của bị cáo, đƣơng sự đƣợc bảo vệ tốt hơn trƣớc các cơ quan tƣ pháp.

Một phần của tài liệu Vai trò của thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)