GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Vai trò của thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 30 - 34)

Sau khi giành đƣợc độc lập và Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, nền tƣ pháp dân chủ nhân dân đã đƣợc thành lập. Sắc lệnh 33c ngày 13/9/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký đã quy định việc thành lập Toà án quân sự, tiền thân của Toà án nhân dân ngày nay.

Cơ quan tƣ pháp đƣợc xác lập theo Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946, bao gồm Ban Tƣ pháp xã, Toà án sơ cấp (đƣợc thành lập ở các quận, phủ, huyện, châu), Toà đệ nhị cấp ở các tỉnh, Toà thƣợng thẩm ở các kỳ. Ở Toà án sơ cấp, thẩm phán xử một mình; ở Toà án Đệ nhị cấp, việc xét xử đƣợc phân ra thành tiểu hình và đại hình. Khi xử việc tiểu hình ngoài Chánh án còn có hai phụ thẩm nhân dân góp ý kiến. Các phụ thẩm nhân dân không đƣợc xem hồ sơ trƣớc khi mở phiên toà, có quyền góp ý về tội trạng và hình phạt, Chánh án mới có quyền quyết định về tội trạng, hình phạt và các thủ tục khác. Khi xử việc đại hình có năm thành viên (một chánh án, hai phụ thẩm chuyên môn và hai phụ thẩm nhân dân) đều có quyền quyết nghị về tội trạng và hình phạt của bị can, kết quả lấy theo đa số. Thẩm phán sơ cấp có thể ngồi xử các việc đại hình ở Toà đệ nhị cấp với tƣ cách là phụ thẩm chuyên môn. Những ngƣời có quan hệ thân thuộc, thích thuộc đến bậc chú cháu, bác cháu, cậu cháu không thể làm thẩm phán trong cùng một toà; thẩm phán không thể xét xử một việc mà ngƣời thay mặt hay luật sƣ của đƣơng sự là thân thuộc hay thích thuộc của mình cho đến bậc thứ ba. Khi gặp những trƣờng hợp này thì thẩm phán phải từ chối xét xử vụ án.

Nguyên tắc xét xử tại Toà án là có Phụ thẩm nhân dân (ngày nay là Hội thẩm nhân dân) tham gia trong các việc hình; Toà án xét xử công khai, nghị án trong phòng kín, tuyên án công khai theo đa số; luật sƣ có quyền biện hộ trƣớc tất cả các Toà án trừ những Toà sơ cấp; Toà án tƣ pháp độc lập với cơ quan hành chính; thẩm phán chỉ trọng pháp luật và công lý, các cơ quan khác không đƣợc can thiệp vào việc tƣ pháp.

Thẩm quyền các Toà và sự phân công giữa các nhân viên trong Toà án đƣợc xác lập theo Sắc lệnh số 51-SL ngày 17/4/1946:

- Toà án sơ cấp xử chung thẩm những vụ phạt bạc từ 5 hào đến 9 đồng, sơ thẩm những án phạt giam từ 1 đến 5 ngày. Toà án đệ nhị cấp chung thẩm những án vi cảnh của Toà án sơ cấp bị kháng cáo; sơ thẩm những việc tiểu hình và đại hình (tiểu hình là những việc có thể bị phạt tù từ 6 ngày đến 5 năm, hay phạt bạc trên 9 đồng). Toà thƣợng thẩm xét xử những việc kháng cáo án sơ thẩm của các Toà đệ nhị cấp.

- Thẩm phán sơ cấp kiêm phụ trách tƣ pháp cảnh sát trong địa hạt mình, dƣới quyền chỉ huy của ông Biện lý, có nhiệm vụ thi hành các mệnh lệnh của ông Biện lý và của các Toà án khác uỷ thác cho, điều tra các việc hình và báo cho ông Biện lý Toà án tỉnh biết. Thẩm phán sơ cấp có quyền đƣợc gọi thẳng binh lực để giúp mình trong khi thừa hành chức vụ.

- Thẩm phán đệ nhị cấp: Ông Chánh án ngồi chủ toạ các phiên toà công khai, điều khiển và kiểm soát các thẩm phán xử án, dự thẩm và các nhân viên khác trong Toà án trừ các thẩm phán buộc tội. Ông dự thẩm thẩm cứu và thụ lý khởi tố trạng của ông biện lý hoặc đơn kiện dân sự của nguyên cáo, khi cuộc thẩm cứu đã đầy đủ thì giao hồ sơ sang cho ông biện lý.

Tại Sắc lệnh số 185/SL ngày 26/5/1948, Chủ tịch Chính phủ đã thay đổi thẩm quyền về hình sự của các Toà án sơ cấp và Toà án đệ nhị cấp tạm thời trong thời kỳ chiến tranh: Toà án sơ cấp chung thẩm những vụ phạt bạc từ 5 đến 30 đồng; những việc bồi thƣờng từ 300 đồng trở xuống, sơ thẩm những án vi cảnh phạt giam từ một đến năm ngày. Toà án đệ nhị cấp chung thẩm những án vi cảnh của Toà án sơ cấp bị kháng cáo, sơ thẩm những việc tiểu hình hay đại hình.

Năm 1950 Nhà nƣớc ta tiến hành cuộc cải cách bộ máy tƣ pháp và luật tố tụng bằng Sắc lệnh 85/SL ngày 22/5/1950. Theo đó Ban tƣ pháp xã có quyền xử chung thẩm những vụ vi cảnh phạt bạc từ 5 đồng đến 30 đồng; Toà

án nhân dân huyện có quyền xử chung thẩm những vụ án sơ thẩm của Ban tƣ pháp xã bị kháng cáo, hoặc những vụ phạm pháp vi cảnh mà Ban tƣ pháp xã xét cần xử phạt giam, hoặc những vụ tái phạm vi cảnh; Hội thẩm nhân dân tham gia cả việc hộ và việc hình; Hội đồng xét xử ở Toà án nhân dân huyện và tỉnh gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân; ở Toà phúc thẩm gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân. Thẩm phán huyện dƣới sự kiểm soát của ông Biện lý có nhiệm vụ đem chấp hành các án hình về khoản bồi thƣờng hay bồi hoàn mà chính Toà án đó hay Toà án trên đã tuyên.

Do yêu cầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, vào tháng 11/1950 Nhà nƣớc ta thành lập Toà án nhân dân Liên khu và Toà án nhân dân vùng tạm bị chiếm đóng. Toà án nhân dân Liên khu có thẩm quyền của Toà án phúc thẩm và Toà án quân sự. Toà án nhân dân vùng tạm bị chiếm đóng đƣợc thành lập trong những vùng tạm bị địch chiếm, có thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, Toà án nhân dân tỉnh và Toà án quân sự; xét xử các việc hộ và việc hình. Toà án này thuộc quyền điều khiển của Toà án nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân Liên khu hoặc Toà án quân sự tuỳ thuộc từng tình hình.

Năm 1953, theo Sắc lệnh số 150/SL ngày 12/4/1953 thành lập Toà án nhân dân đặc biệt ở những nơi phát động quần chúng thi hành chính sách ruộng đất. Mục đích của Toà án này nhằm đảm bảo việc thi hành chính sách ruộng đất, giữ gìn trật tự xã hội, củng cố chính quyền nhân dân, đẩy kháng chiến đến thắng lợi; nhiệm vụ là trừng trị những kẻ phản cách mạng, những cƣờng hào gian ác, những kẻ chống lại hoặc phá hoại chính sách ruộng đất; xét xử những vụ tranh chấp về tài sản, ruộng đất liên quan đến các vụ án nói trên; xét xử những vụ tranh cãi về phân định thành phần giai cấp. Toà án nhân dân đặc biệt chỉ có nhiệm vụ xét xử trong những lúc và ở những nơi phát động quần chúng thi hành chính sách ruộng đất, không xử những việc hình và hộ thuộc Toà án nhân dân thƣờng, những vụ án phản cách mạng phải xét xử lâu dài cũng chuyển cho Toà án nhân dân thƣờng. Khi làm xong nhiệm vụ,

Toà án nhân dân đặc biệt sẽ giải tán. Thẩm quyền của Toà án nhân dân đặc biệt: Tha bổng, cảnh cáo, buộc bồi thƣờng, tịch thu tài sản, tƣớc quyền công dân, quản chế ở địa phƣơng, phạt tù có thời hạn, phạt tù chung thân, xử tử hình. Năm 1956 Toà án này bị bãi bỏ bởi Sắc lệnh số 284 ngày 22/12/1956.

Năm 1959 Nhà nƣớc ta sửa đổi Hiến pháp, năm 1960 ban hành Luật Tổ chức Toà án nhân dân đầu tiên. Vai trò của thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự đƣợc chuyển sang một mô hình mới. Nhìn lại 15 đầu xây dựng chính quyền non trẻ, đất nƣớc nhiều lúc tƣởng nhƣ không thể đứng vững nhƣng chúng ta đã xây dựng đƣợc một nền tƣ pháp dân chủ, phù hợp với xu thế thời đại. Các chế định về thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự sớm đƣợc hoàn thiện và cải cách cho phù hợp với từng thời kỳ của cách mạng, đảm bảo đƣợc các nguyên tắc hiến định: Toà án xét xử công khai, bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, khi xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Các nguyên tắc riêng của tố tụng hình sự cũng đƣợc pháp luật thời kỳ này quy định cụ thể, đó là việc đảm bảo tính vô tƣ, khách quan của thẩm phán và hội thẩm, thực hiện hai cấp xét xử và phân định thẩm quyền giữa các cấp toà án. Toà án đƣợc chia thành ba cấp là Toà sơ cấp, Toà đệ nhị cấp và Toà thƣợng thẩm, nhƣng các vụ án hình sự chủ yếu đƣợc xét xử sơ thẩm ở Toà đệ nhị cấp, thẩm phán Toà sơ cấp chỉ xét xử các việc vi cảnh và án hình sự nhỏ (phạt tù từ 1 đến 5 ngày). Toà án đặc biệt đƣợc Nhà nƣớc ta thành lập trong những thời điểm nhất định nhƣng vẫn đảm bảo các nguyên tắc nêu trên, các toà án này nhanh chóng đƣợc giải tán khi không còn phù hợp với tình hình cụ thể.

Một phần của tài liệu Vai trò của thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)