GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1960 ĐẾN TRƯỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM

Một phần của tài liệu Vai trò của thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 34 - 39)

HÌNH SỰ NĂM 1988

Căn cứ vào Hiến pháp 1959, Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 đƣợc ban hành, sau đó là Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân năm 1961. Pháp lệnh này xác định thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền phân xử những việc hình sự nhỏ không phải mở phiên toà, xét

xử sơ thẩm những vụ án hình sự có thể phạt từ hai năm tù trở xuống; thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh xét xử những vụ án hình sự không thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện; thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm các bản án chƣa có hiệu lực pháp luật, sơ thẩm đồng thời chung thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm các bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Năm 1964 Toà án nhân dân tối cao ban hành bản Đề án về trình tự xét xử sơ thẩm về hình sự, trong đó có hƣớng dẫn về hoạt động của thẩm phán khi xét xử vụ án hình sự. Năm 1974 Toà án nhân dân tối cao ban hành Thông tƣ số 16/TATC ngày 27/9/1974 hƣớng dẫn về hoạt động tố tụng, kèm theo là Bản hƣớng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự. Bản hƣớng dẫn đƣợc soạn thảo trong điều kiện Nhà nƣớc ta đề ra việc xây dựng Bộ luật về trình tự tố tụng hình sự [18, tr. 113], cho nên có thể coi đây là một nguồn quan trọng khi xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988.

Theo Bản hƣớng dẫn này thì vai trò của thẩm phán đƣợc thể hiện khá rõ trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Đó là việc xác định thẩm quyền của Toà án nhân dân, trình tự chuẩn bị cho việc xét xử tại phiên toà, trình tự tố tụng xét xử tại phiên toà.

Về thẩm quyền, phân biệt thẩm quyền về ngƣời và việc (Toà án nhân dân hay Toà án quân sự), về lãnh thổ (nơi xảy ra tội phạm, nơi kẻ phạm pháp bị bắt hay nơi họ cƣ trú), theo cấp Toà án, khi vụ án có yếu tố nƣớc ngoài.

Việc chuẩn bị trước phiên toà của thẩm phán:

- Thẩm phán đƣợc phân công xét xử phải nghiên cứu hồ sơ, giải quyết đơn thỉnh cầu của bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác; xem xét các thông tin về thẩm quyền xét xử, căn cứ để đƣa vụ án ra xét xử, sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn, lý do để đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án, các biện pháp bảo đảm việc bồi thƣờng và xử lý tang vật. Nếu xét thấy thiếu những chứng cứ quan trọng cho việc xét xử thì thẩm phán không tự mình điều tra mà yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung.

- Ban hành quyết định đƣa vụ án ra xét xử: Trƣớc khi có Bản hƣớng dẫn này thì thẩm phán chỉ ra quyết định miệng hoặc ghi chú vào bìa hồ sơ. Ý nghĩa của quyết định đƣa vụ án ra xét xử là xác định vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án và đã có đủ căn cứ đƣa ra xét xử, xác định phạm vi những ngƣời tham gia tố tụng, thông báo về tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và tội danh Toà án sẽ xét xử; thông báo thời gian, địa điểm xét xử và thành phần của hội đồng xử án, những tang vật cần đƣa ra xem xét tại phiên toà.

Quyết định đƣa vụ án ra xét xử đƣợc thẩm phán ký và gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị cáo, ngƣời bào chữa cho bị cáo. Trong quyết định thẩm phán phải thông báo những quyền của bị cáo (đƣợc in sẵn trong mẫu) để họ biết trƣớc và sử dụng quyền đó chuẩn bị cho việc bào chữa, hoặc có thể yêu cầu đƣa thêm nhân chứng, vật chứng, tài liệu.

Trình tự tố tụng xét xử tại phiên toà:

Giai đoạn này đƣợc xem là quan trọng nhất của trình tự tố tụng. Thẩm phán phải thẩm tra lại toàn bộ chứng cứ, nghe tranh cãi và cuối cùng đƣa ra phán quyết đối với vụ án. Việc xét xử phải đảm bảo các nguyên tắc công khai (trừ một số trƣờng hợp cần xử kín), liên tục, trực tiếp và bằng lời nói, có hội thẩm nhân dân tham gia, xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

Thẩm phán chủ toạ là ngƣời khai mạc phiên toà, kiểm tra sự có mặt của những ngƣời tham gia tố tụng, kiểm tra căn cƣớc lý lịch của bị cáo, xác định căn cƣớc của những ngƣời tham gia tố tụng khác; giới thiệu các thành viên hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thƣ ký phiên toà, ngƣời bào chữa, ngƣời giám định và ngƣời phiên dịch; giải quyết yêu cầu thay đổi thẩm phán hoặc hội thẩm nhân dân; giải thích quyền và nghĩa vụ của những ngƣời tham gia tố tụng.

Trình tự xét hỏi tại phiên toà đƣợc bắt đầu bằng việc thƣ ký đọc bản cáo trạng (theo Bản hƣớng dẫn này thì đại diện Viện kiểm sát nhân dân có thể không tham gia phiên toà, nếu vụ án không có tính chất phức tạp), sau đó chủ

toạ cho bị cáo trình bày về toàn bộ hành vi bị Viện kiểm sát truy tố, nếu có điểm nào chƣa rõ ràng thì chủ toạ đặt câu hỏi thêm. Tiếp theo Hội đồng xét xử hỏi ngƣời bị hại, ngƣời liên quan, nhân chứng, nghe lời kết luận của giám định viên, hỏi đại diện cơ quan, đoàn thể, xem xét vật chứng hoặc hiện trƣờng nếu thấy cần thiết.

Cuộc tranh luận đƣợc bắt đầu bằng việc đại diện Viện kiểm sát (nếu tham dự phiên toà) trình bày kết luận về vụ án; ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, ngƣời có tài sản, quyền lợi liên quan đến vụ án trình bày lý lẽ liên quan đến quyền lợi của họ; tiếp theo bị cáo và ngƣời bào chữa thực hiện quyền bào chữa. Sau đó là cuộc tranh luận đối đáp giữa các bên. Mục đích của việc tranh luận là để cho những ngƣời tham gia tranh luận phân tích, đánh giá việc phạm pháp một cách toàn diện, từ đó đề nghị biện pháp xử lý phù hợp. Toà án không đƣợc cắt bỏ giai đoạn tranh luận, vì nhƣ vậy bị cáo phải trình bày lời bào chữa khi nói lời cuối cùng [18, tr. 143].

Kết thúc phần tranh luận bị cáo đƣợc nói cuối cùng trƣớc khi Toà nghị án. Qua lời nói cuối cùng nhận thấy có vấn đề cần xét hỏi thêm thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại phần xét hỏi rồi quay lại trình tự trên.

Nghị án đƣợc Hội đồng xử án thảo luận tại phòng kín, không có ngƣời khác tham gia kể cả thành viên dự khuyết. Khi nghị án chủ toạ nêu từng vấn đề để Hội đồng xử án thảo luận và quyết định, các hội thẩm phát biểu ý kiến trƣớc, chủ toạ phát biểu sau; chỉ đƣợc căn cứ vào những chứng cứ và tài liệu đã đƣợc thẩm tra ở phiên toà mà không đƣợc căn cứ vào chứng cứ, tài liệu nào khác. Hội đồng quyết định theo đa số, thiểu số đƣợc bảo lƣu ý kiến tại hồ sơ.

Sau nghị án, Hội đồng xử án sẽ ban hành một bản án hay một quyết định. Bản án dùng để quyết định bị cáo có tội hay không có tội, nếu có tội thì quyết định hình phạt, bồi thƣờng và xử lý tang vật… Quyết định đƣợc dùng

khi trả hồ sơ cho Viện kiểm sát điều tra bổ sung, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án, khởi tố vụ án về hình sự…

Bản án phải đƣợc chủ toạ phiên toà chuẩn bị trƣớc phần mở đầu, phần nội dung sự việc và nhận xét sơ bộ, sau khi nghị án thì chủ toạ bổ sung những tình tiết đƣợc thẩm tra tại phiên toà và kết quả việc nghị án, phần quyết định phải đƣợc viết tại chỗ. Bản án đƣợc tuyên bố ở phiên toà là bản chính, đƣợc các thành viên Hội đồng xử án ký ngay tại phòng nghị án. Khi tuyên án chủ toạ phải đọc đúng bản án đó, cần tránh tình trạng không thảo bản án mà chỉ ghi một số điểm chính rồi phát triển thêm trong khi tuyên án. Sau khi tuyên án chủ toạ cần giải thích kỹ cho bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác quyền chống án, thể thức và thời hạn chống án [18, tr. 146].

Bản án khi đã tuyên xong thẩm phán chỉ có thể bổ sung trong hai trƣờng hợp: Quên không tịch thu đồ dùng phạm pháp, bỏ sót việc bồi thƣờng ở phần quyết định trong khi phần nhận xét có nói đến. Việc bổ sung này phải tống đạt ngay cho những ngƣời có quyền lợi liên quan biết.

Sau khi xét xử thẩm phán chủ toạ cùng thƣ ký kiểm tra lại và cùng ký vào biên bản phiên toà, có thể bổ sung, sửa chữa những điểm còn thiếu hoặc chƣa chính xác, nhƣng không đƣợc bổ sung những tình tiết trái với diễn biến ở phiên toà. Sau phiên toà thẩm phán còn có trách nhiệm đôn đốc thƣ ký cấp trích lục án cho bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng, trong thời hạn 10 ngày phải gửi bản sao bản án cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện quyền kháng nghị, đồng thời thông báo tình trạng chống án, kháng nghị cho những đối tƣợng liên quan.

Nhƣ vậy, so với giai đoạn 1945-1959, những quy định của pháp luật về hoạt động của thẩm phán giai đoạn 1960-1988 đã có những cải cách đáng kể. Bằng các bản hƣớng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự của Toà án nhân dân tối cao (vào năm 1964 và năm 1974), hoạt động của thẩm phán trong việc giải quyết một vụ án hình sự đã đƣợc hƣớng dẫn chi tiết và thống

nhất trên phạm vi cả nƣớc. Đó là những hoạt động trƣớc, trong và sau khi mở phiên toà. Theo hƣớng dẫn này thì đòi hỏi về một phiên toà mang tính chất tranh tụng đã đƣợc đặt ra, với quy định là thẩm phán phải thẩm tra lại toàn bộ chứng cứ tại phiên toà, tiến hành việc tranh luận để hai bên đối đáp nhằm phân tích, đánh giá vụ án một cách toàn diện. Cuộc tranh luận là bắt buộc và thẩm phán không đƣợc cắt bỏ; bản án của Toà chỉ đƣợc căn cứ vào những chứng cứ tài liệu đã đƣợc thẩm tra tại phiên toà. Thẩm quyền của thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện (thẩm phán sơ cấp trƣớc đây) đƣợc mở rộng, xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự có thể phạt đến hai năm tù. Từ năm 1960 thẩm phán khi xét xử sơ thẩm bắt buộc phải có hội thẩm nhân dân tham gia và cùng quyết định, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán. Thay vì chỉ có thẩm phán sơ cấp và thẩm phán đệ nhị cấp nhƣ trƣớc đây, Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 đã quy định thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh và thẩm phán Toà án nhân dân tối cao với những nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau. Các quy định về hoạt động của thẩm phán trong tố tụng hình sự ở giai đoạn này hầu nhƣ đƣợc giữ nguyên khi pháp điển hoá Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 và đến nay vẫn tiếp tục đƣợc duy trì.

Một phần của tài liệu Vai trò của thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)