Hoạt động tác nghiệp của thẩm phán khi điều hành phiên toà

Một phần của tài liệu Vai trò của thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 65)

- Khai mạc phiên toà: Trƣớc khi vào phòng xử án, Thẩm phán thƣờng phải quan sát các điều kiện tiến hành phiên toà. Đó là cách bố trí phòng xử án, vị trí để vật chứng, các thiết bị âm thanh cần thiết, trang phục, cách đi đứng và giao tiếp của ngƣời tiến hành tố tụng.

Trong phần khai mạc phiên toà, Thẩm phán chủ toạ phải giải thích quyền, nghĩa vụ của những ngƣời tham gia tố tụng. Các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về điều hành phiên toà là đầy đủ và chặt chẽ, nhƣng lại chƣa đƣợc các thẩm phán nhận thức và thực hiện đầy đủ. Việc giải thích ở phiên toà khác nhau giữa các thẩm phán là điều dễ hiểu, nhƣng điều quan trọng là giải thích không đầy đủ quyền và nghĩa vụ của ngƣời tham gia tố tụng, hoặc là giải thích quá dài và sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn làm cho ngƣời nghe không hiểu, không nhớ để thực hiện. Thực tiễn xét xử cho thấy có những thẩm phán do thiếu kinh nghiệm nên lúng túng trong phần thủ tục bắt đầu phiên toà, mất bình tĩnh làm ảnh hƣởng đến việc thực hiện các giai đoạn tiếp theo.

- Đảm bảo trật tự phiên toà: Việc xử lý những ngƣời vi phạm trật tự phiên toà đƣợc quy định tại Điều 198 Bộ luật TTHS năm 2003: “Những ngƣời vi phạm trật tự phiên toà thì tuỳ trƣờng hợp, có thể bị chủ toạ phiên toà cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ. Ngƣời bảo vệ phiên toà có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên toà và thi hành lệnh của chủ toạ phiên toà về buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ ngƣời gây rối

trật tự phiên toà”. Theo Tiến sỹ Trần Quang Tiệp, “những biện pháp đối với ngƣời vi phạm trật tự phiên toà là biện pháp cƣỡng chế tố tụng hình sự do Thẩm phán Chủ toạ phiên toà áp dụng đối với ngƣời vi phạm trật tự phiên toà nhằm bảo đảm cho việc tiến hành xét xử nghiêm minh, khách quan và đúng pháp luật” [24, tr. 233] . Việc vi phạm trật tự phiên toà xảy ra khá phổ biến, nhƣng trên thực tế Chủ toạ phiên toà ít đƣa ra các biện pháp xử lý mà chỉ yêu cầu lực lƣợng cảnh sát tƣ pháp nhắc nhở hay khống chế không cho họ tiếp tục vi phạm. Vì tại phiên toà Chủ toạ phải tập trung vào công việc xét xử, nếu dừng lại để xử lý ngƣời vi phạm thì làm gián đoạn xét xử và thƣờng là gây lộn xộn thêm.

- Đảm bảo sự có mặt của những người tham gia tố tụng

Sự có mặt của những ngƣời tham gia tố tụng đƣợc quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong số đó quan trọng nhất là bị cáo. Thẩm phán chỉ đƣợc xét xử vắng mặt bị cáo trong ba trƣờng hợp: Bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả; bị cáo đang ở nƣớc ngoài và không thể triệu tập đến phiên toà; nếu việc vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã đƣợc giao giấy triệu tập hợp lệ. Sự có mặt của những ngƣời khác cũng phải đƣợc Chủ toạ phiên toà đảm bảo, chỉ có thể xét xử vắng mặt họ khi Toà án đã tống đạt hợp lệ và việc họ vắng mặt không ảnh hƣởng đến kết quả giải quyết vụ án.

Việc xét xử vắng mặt bị cáo thƣờng đƣợc các thẩm phán rất thận trọng. Nếu vụ án chỉ có một bị cáo mà họ lại trốn tránh thì việc xét xử vắng mặt không mang lại kết quả mong muốn, khả năng oan sai rất dễ xảy ra. Chỉ nên xử vắng mặt khi vụ án có nhiều bị cáo và nếu không xét xử sẽ ảnh hƣởng đến việc giam giữ các bị cáo khác cũng nhƣ việc khôi phục các quan hệ xã hội bị xâm phạm. Vì thời hạn xét xử một vụ án hình sự khắt khe, số lƣợng vụ án phải giải quyết hàng tháng nhiều nên các thẩm phán thƣờng xét xử vắng mặt những ngƣời tham gia tố tụng khác, nhƣ ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự,

ngƣời làm chứng. Việc xét xử vắng mặt những ngƣời này đƣợc Luật cho phép, miễn là Thẩm phán thực hiện đầy đủ các thủ tục quy định. Nhƣng không ít trƣờng hợp sự vắng mặt của họ làm cho kết quả xét xử của vụ án không khách quan, dẫn đến xét xử oan, sai phải khắc phục.

- Thực hiện giới hạn của việc xét xử

Điều 170 Bộ luật TTHS năm 1988 quy định: “Toà án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Toà án đã quyết định đƣa ra xét xử”. Hƣớng dẫn thực hiện Điều luật này, Thông tƣ liên ngành số 01/TTLN ngày 08/12/1988 giữa Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã nêu: “Toà án không xét xử những ngƣời và hành vi chƣa đƣợc Viện kiểm sát truy tố và không đƣợc xét xử bị cáo theo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố”.

Qua Điều luật và hƣớng dẫn liên ngành thì không có quy định nào hạn chế việc Toà án áp dụng khung hình phạt nặng hơn trong cùng Điều luật mà Viện kiểm sát truy tố. Do vậy mà Báo cáo sơ kết công tác 5 tháng đầu năm 1989 của Toà án nhân dân tối cao đã nêu: “Khi xét xử Toà án có thể áp dụng khung hình phạt nặng hơn khung hình phạt mà Viện kiểm sát đã truy tố” [19, tr. 157]. Hƣớng dẫn này đƣợc Bộ luật TTHS năm 2003 ghi nhận và bổ sung một khoản vào Điều 196 (khoản 2): “Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố”.

- Xét hỏi tại phiên toà

Nói chung các thẩm phán thực hiện tốt việc xét hỏi, về trình tự xét hỏi, những vấn đề cần làm rõ và cả phƣơng pháp thẩm vấn. Xét hỏi tại phiên toà là một nghệ thuật mà không phải thẩm phán nào cũng làm đƣợc, đây cũng là điểm yếu của các thẩm phán hiện nay. Nhiều thẩm phán lúng túng không biết xử lý các tình huống phát sinh tại phiên toà, nhƣ việc bị cáo ra toà không nói

gì chỉ im nhƣ bị câm, có bị cáo không trả lời các câu hỏi của chủ toạ mà chỉ nói những chuyện không liên quan đến vụ án… [32, tr. 49] .

Trong giai đoạn xét hỏi Thẩm phán phải làm rõ cả tình tiết buộc tội và gỡ tội. Nhƣng một thiếu sót phổ biến hiện nay là thẩm phán chủ toạ khi xét hỏi chủ yếu tìm cách buộc tội theo cáo trạng, đối với các tình tiết gỡ tội, các tình tiết chƣa đủ để chứng minh tội phạm hoặc còn mâu thuẫn thì lại có biểu hiện xét hỏi phiến diện, thiếu khách quan. Thẩm phán còn xét hỏi theo định kiến từ trƣớc khi mở phiên toà là chỉ tập trung vào các tình tiết buộc tội hay gỡ tội, dẫn đến xử oan hoặc bỏ lọt tội phạm. Để đảm bảo tính khách quan khi xét hỏi, Hội đồng xét xử chỉ nên hỏi về nội dung sự việc, còn những câu hỏi có tính chất buộc tội hoặc gỡ tội nên dành cho Kiểm sát viên và ngƣời bào chữa. Khoản 2 Điều 209 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định khi hỏi bị cáo: “Bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án. Hội đồng xét xử hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chƣa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn”. Trên thực tế Thẩm phán cũng nhƣ Kiểm sát viên không để bị cáo trình bày ý kiến mà thƣờng đặt câu hỏi về hành vi phạm tội của họ. Chủ toạ thƣờng giải thích cho bị cáo là những ý kiến không đồng ý với bản cáo trạng sẽ trình bày ở giai đoạn tranh tụng. Việc làm này không đúng đã làm cho ngƣời tham dự phiên toà có cảm giác Chủ toạ áp đặt [33, tr. 6]. Nhƣng chúng tôi không nhất trí với quan điểm cho rằng nếu bị cáo không có ý kiến gì về bản cáo trạng, thừa nhận hành vi phạm tội của mình mà Viện kiểm sát đã truy tố về tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự thì Hội đồng xét xử không cần hỏi về hành vi phạm tội nữa, mà chỉ nên hỏi về các tình tiết khác làm căn cứ để quyết định hình phạt. Vì làm nhƣ vậy sẽ không đáp ứng đƣợc yêu cầu của cải cách tƣ pháp là các phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà. Nếu không để bị cáo trình bày về hành vi đã thực hiện hoặc bị cáo không đƣợc hỏi về hành vi đó thì sẽ không phát hiện đƣợc mâu thuẫn của hồ sơ để ra phán quyết đúng đắn.

Mục đích của phần xét hỏi là đảm bảo cho các quyết định của bản án phải đƣợc kiểm tra và làm rõ tại phiên toà, do vậy mà Chủ toạ không đƣợc bỏ qua bất cứ tình tiết nào của vụ án. Trong quá trình xét hỏi, Chủ toạ phiên toà phải thƣờng xuyên theo dõi, nếu thấy câu hỏi có tính chất mớm cung, ép cung hay những câu hỏi có liên quan đến bí mật Nhà nƣớc, bí mật công tác, bí mật điều tra, xúc phạm danh dự, nhân phẩm con ngƣời thì phải yêu cầu ngƣời hỏi đặt lại câu hỏi hoặc yêu cầu ngƣời trả lời không trả lời câu hỏi đó [33, tr. 6].

Một điều phổ biến hiện nay trong thực tiễn tố tụng hình sự là Toà án gần nhƣ bị lệ thuộc vào hồ sơ điều tra. Không những phải tuân thủ giới hạn của việc xét xử mà Toà án còn phải dựa vào các tài liệu điều tra để đƣa ra phán quyết, do vậy mà khó có thể làm rõ đƣợc bản chất của sự việc. Trong một số trƣờng hợp cụ thể, có ngƣời khác nhận tội thay cho ngƣời phạm tội, ví dụ nhƣ trong các vụ tai nạn giao thông, ngƣời cùng ngồi trên xe có bằng lái hợp pháp rất có thể nhận trách nhiệm thay cho ngƣời lái xe không có bằng lái. Có một nhân chứng nào đó khẳng định không phải bị cáo là ngƣời lái xe, nhƣng các chứng cứ khác có trong hồ sơ phản lại chứng cứ này thì Hội đồng xét xử khó mà có đánh giá ngƣợc lại. Không loại trừ trƣờng hợp Điều tra viên biết đƣợc điều này nhƣng đã cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án, hồ sơ hợp lý đến mức Hội đồng xét xử không thể có căn cứ để yêu cầu điều tra bổ sung.

Đổi mới thủ tục xét xử tại phiên toà hình sự đòi hỏi Chủ toạ phiên toà chỉ giữ vai trò điều khiển, giữ gìn trật tự và quyết định cho ai hỏi hay nói với thời gian bao lâu, Chủ toạ có quyền ngắt lời ngƣời nói khi xét thấy cần thiết. Việc xét hỏi ở phiên toà chủ yếu là nhiệm vụ của Kiểm sát viên, luật sƣ, và những ngƣời tham gia tố tụng khác. Nhƣng một điều vẫn cứ diễn ra hàng ngày là mặc dù đã có Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, không ít thẩm phán tại phiên toà hỏi quá nhiều, giải thích pháp luật và đạo lý quá mức cần thiết. Việc bị cáo bị xúc phạm không phải là hiếm trong thực tiễn tố tụng của Việt Nam. Ngƣời bị hại nhiều khi cũng phải chịu chung số phận nhƣ bị cáo,

không đƣợc trình bày ý kiến theo lô gíc mà họ muốn. Luật quy định ngƣời tham gia tố tụng có quyền đƣa ra chứng cứ, yêu cầu, nhƣng nếu có ngƣời nào đƣa ra chứng cứ khác với hồ sơ điều tra thì cũng không phải dễ dàng đƣợc chấp nhận.

- Tranh luận tại phiên toà

Đòi hỏi việc tranh luận tại phiên toà đã đƣợc đặt ra khá gay gắt từ năm 1974. Bản hƣớng dẫn về trình tự tố tụng hình sự sơ thẩm quy định “Toà án chỉ đƣợc căn cứ vào lời khai và chứng cứ đã đƣợc xem xét trƣớc phiên toà để quyết định bản án chứ không đƣợc căn cứ vào bất cứ tài liệu nào khác. Thẩm phán và hội thẩm cần tránh tƣ tƣởng coi nhẹ việc xét hỏi và nghe tranh cãi ở phiên toà vì chỉ tin vào hồ sơ hoặc cho rằng việc mở phiên toà chỉ là để hợp pháp hoá một chủ trƣơng xét xử đã đƣợc dự kiến trƣớc” [18, tr. 133].

Thực tiễn tố tụng tại phiên toà cho thấy hầu hết các vấn đề của vụ án đƣợc làm rõ trong giai đoạn xét hỏi, đến phần tranh luận các bên không phát biểu nhiều. Phần lớn bị cáo nhất trí với luận tội của Kiểm sát viên và chỉ xin giảm nhẹ hình phạt, ngƣời bào chữa nhắc lại các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và đề nghị mức án nhẹ. Bị cáo có tâm lý né tránh việc tranh luận nhằm gây cảm tình với Hội đồng xét xử. Khi thẩm vấn bị cáo cho rằng mình bị oan, nhƣng đến lúc tranh luận lại đề nghị Toà giảm nhẹ hình phạt. Luật sƣ ít đƣa ra lập luận bào chữa cho sự vô tội của thân chủ, chỉ tập trung khai thác những tình tiết giảm nhẹ. Căn cứ vào luận tội của kiểm sát viên, luật sƣ thƣờng đề nghị một mức án cụ thể mà có trƣờng hợp cao hơn mức dự kiến của Hội đồng xét xử. Những ngƣời tham gia tố tụng khác thƣờng có tâm lý cho rằng xét xử là việc của Nhà nƣớc nên chỉ đề nghị Toà xử theo pháp luật. Ngay cả quyền yêu cầu bồi thƣờng của ngƣời bị hại cũng đƣợc uỷ nhiệm cho Toà quyết định, họ chỉ đƣa ra một mức đòi bồi thƣờng theo ý chủ quan mà

không có căn cứ chứng minh cho yêu cầu đó nhƣ quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Thông thƣờng chỉ có các vụ án về tội phạm kinh tế thời gian tranh luận mới kéo dài, đối đáp của Kiểm sát viên và ngƣời bị hại mất nhiều thời gian hơn. Nhƣng trong nhiều trƣờng hợp Kiểm sát viên né tránh tranh luận khi có ý kiến phản bác của luật sƣ hay bị cáo, chỉ trả lời “vẫn giữ nguyên quan điểm” hay “xét thấy không cần tranh luận thêm”. Mặc dù yêu cầu công cuộc cải cách tƣ pháp theo Nghị quyết 08-NQ/TW đƣợc đặt ra đã nhiều năm, nhiều phiên toà đƣợc tổ chức theo tinh thần đó nhƣng sự tranh luận ở phiên toà còn nhiều hạn chế.

Trong phần tranh luận đòi hỏi Hội đồng xét xử phải thực sự trở thành ngƣời trọng tài vô tƣ, trách nhiệm tranh luận thuộc về hai bên buộc tội và gỡ tội. Nhƣng tiếc rằng các bên không nói gì, ngƣợc lại Chủ toạ phiên toà tranh thủ giải thích các tình tiết mang tính buộc tội đối với bị cáo. Khi bị cáo chối tội hay bào chữa cho hành vi của mình thì Chủ toạ không yêu cầu Kiểm sát viên đối đáp mà lại tự mình tìm các chứng cứ trong hồ sơ để chứng minh cho tội trạng của bị cáo. Lại có xu hƣớng khi Kiểm sát viên đƣợc yêu cầu đối đáp thì họ đẩy trách nhiệm ấy trở lại cho Hội đồng xét xử, yêu cầu Chủ toạ công bố tài liệu có trong hồ sơ theo số bút lục nào đó.

- Một số quyết định của Hội đồng xét xử tại phiên toà

+ Quyết định khởi tố vụ án hình sự: Điều 87 Bộ luật TTHS năm 1988, nay là Điều 104 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định: “Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện đƣợc tội phạm hoặc ngƣời phạm tội mới cần phải điều tra… Trong thời hạn 24 giờ, quyết định khởi tố của Hội đồng xét xử phải đƣợc gửi tới Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc điều tra”. Thông tƣ liên ngành số 01/TTLN ngày 08/12/1988 giữa Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối

cao cũng nêu “Trƣờng hợp qua xét xử tại phiên toà phát hiện đƣợc tội phạm mới hoặc ngƣời phạm tội mới thì Toà án quyết định khởi tố vụ án và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung”.

Một phần của tài liệu Vai trò của thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)