NHỮNG YÊU CẦU CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu Vai trò của thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 26 - 29)

TRÒ CỦA THẨM PHÁN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Tƣ pháp hình sự vẫn còn cần thiết khi tội phạm còn tồn tại, nhƣng duy trì nó thế nào để đảm bảo có hiệu quả cao nhất là vấn đề các quốc gia và các nhà luật học không ngừng tìm kiếm giải pháp. Tố tụng hình sự không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ những ngƣời bị tội phạm xâm hại, mà còn bảo vệ quyền lợi chính đáng của chính kẻ phạm tội do sự lạm dụng của ngƣời có thẩm quyền trong tố tụng hình sự, hạn chế sai sót của cơ quan công quyền khi tiến hành tố tụng gây thiệt hại cho công chúng và xã hội. Theo PGS. TSKH Lê Văn Cảm,

đó là “thiết lập lại trật tự của các quan hệ xã hội đã tồn tại trƣớc khi có việc thực hiện tội phạm, mà các quan hệ xã hội đó bị sự xâm hại của tội phạm gây nên (hoặc đe doạ thực tế gây nên) thiệt hại” [17, tr. 147]. Tố tụng hình sự nhằm đến việc giải quyết vụ án một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai đối với ngƣời bị kết án. Kết quả của quá trình tố tụng phụ thuộc rất nhiều vào phƣơng pháp thực hiện và những ngƣời thực hiện các hành vi tố tụng, đòi hỏi ngƣời ta phải luôn cải cách các hoạt động tƣ pháp cho phù hợp với sự biến đổi không ngừng của thế giới khách quan.

Mỗi mô hình tố tụng đều thể hiện tính ƣu việt cũng nhƣ hạn chế của nó. Duy trì mô hình nào còn phụ thuộc vào các yếu tố lịch sử, tập quán và thái độ của công chúng đối với pháp luật. Ngày nay, các mô hình tố tụng có sự xích lại gần nhau, tiếp cận những yếu tố hợp lý của nhau để với mục đích cuối cùng là nhanh chóng tìm ra sự thật của vụ án mà vẫn đảm bảo đƣợc các quyền cơ bản của con ngƣời. Điều mà mọi Nhà nƣớc đều muốn nhằm tới là phát hiện đến mức cao nhất các tội phạm đã đƣợc thực hiện, trừng trị thoả đáng kẻ phạm tội và hạn chế đến mức thấp nhất oan sai. Nhƣng thực hiện điều này lại có hai xu hƣớng trái ngƣợc nhau, các nƣớc theo hệ thống án lệ với nguyên tắc suy đoán vô tội có tƣ duy “thà bỏ lọt ngƣời phạm tội còn hơn làm oan ngƣời vô tội” [29, tr. 82], một số nƣớc khác trong đó có Việt Nam đặt ra nhiệm vụ cho tố tụng hình sự là “không để lọt tội phạm, không làm oan ngƣời vô tội”.

Tố tụng tranh tụng đề cao vai trò của công tố và luật sƣ bào chữa, coi trọng các lý lẽ đƣợc đƣa ra ở phiên toà. Hệ thống tố tụng này coi trọng quá mức quyền lợi của ngƣời phạm tội. Trong tố tụng thẩm vấn thì vai trò của Toà án và thẩm phán đƣợc đề cao. Thẩm phán phải nghiên cứu trƣớc hồ sơ điều tra, tiến hành thẩm vấn nhân chứng và bị cáo để tìm ra sự thật. Mô hình tố tụng này quá coi trọng các tài liệu đƣợc thu thập trƣớc và để trong hồ sơ vụ án, dƣờng nhƣ ở phiên toà Hội đồng xét xử chỉ tìm cách chứng minh tính đúng đắn của các tài liệu đó. Toà án không chỉ là trọng tài mà còn có nghĩa vụ

chứng minh tội phạm, tìm ra những căn cứ buộc tội và gỡ tội, tức là đóng cả ba vai là buộc tội, gỡ tội và xét xử. Điều này dễ dẫn đến sự can thiệp quá mức của các thẩm phán và hạ thấp vai trò của công tố viên cũng nhƣ luật sƣ bào chữa. Thủ tục này đòi hỏi bất cứ trƣờng hợp nào cũng phải đƣợc thẩm vấn đầy đủ và không cho phép giàn xếp thú tội, việc bị cáo thú tội không thay thế phiên toà và phán quyết của Toà án [23, tr. 118]. Thẩm phán chủ toạ phiên toà là ngƣời có trách nhiệm làm rõ sự thật, một mình xoay sở với các tình tiết của vụ án, đấu tranh với các chứng cứ do phía gỡ tội đƣa ra và trong nhiều trƣờng hợp phải dừng phiên toà vì chƣa tìm đủ lý lẽ để buộc tội bị cáo.

Xét thấy cả hai mô hình tố tụng tranh tụng và thẩm vấn đều có những điểm bất hợp lý, thực tiễn đòi hỏi phải có sự cải cách để đảm bảo một tiến trình tố tụng dân chủ. Vấn đề cải cách tƣ pháp hình sự phải nhằm đến các tiêu chí: Xác định đƣợc đầy đủ sự thật khách quan của vụ án một cách kịp thời và nhanh chóng; không bỏ lọt ngƣời phạm tội và không làm oan ngƣời vô tội; bảo vệ đƣợc các quyền cơ bản của con ngƣời, cả bị cáo lẫn ngƣời bị hại và các đối tƣợng khác. Trong hoạt động tố tụng luôn phải đề cao nguyên tắc suy đoán vô tội và tranh tụng, chỉ có nhƣ vậy mới bảo đảm đƣợc ngƣời phạm tội khỏi bị kết án oan. Điều 72 Bộ luật TTHS năm 2003 của Việt Nam quy định: “Không đƣợc dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội họ” cũng là thể hiện nguyên tắc này.

Cải cách trong mô hình tố tụng thẩm vấn cần nâng cao vai trò của tranh tụng, giảm bớt nhiệm vụ cho chủ toạ phiên toà, phân định rõ ba chức năng buộc tội, gỡ tội và xét xử. Tham khảo Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga cho thấy thể hiện rất rõ điều này. Hội đồng xét xử cũng có nghĩa vụ chứng minh sự thật của vụ án, nhƣng chỉ chứng minh trên cơ sở các chứng cứ mà hai bên đƣa ra. Để đảm bảo tính khách quan khi đánh giá chứng cứ ở phiên toà, các hội thẩm không nên nghiên cứu trƣớc hồ sơ và thảo luận với thẩm phán về

các tình tiết của vụ án, vì nhƣ vậy dễ bị định hƣớng tƣ duy theo hồ sơ, không chú ý thoả đáng đến diễn biến thực tế. Hội thẩm phải là ngƣời biết muộn nhất các tình tiết của vụ án, chỉ trong quá trình xét hỏi thì họ mới dần hình dung ra các sự kiện, qua tranh luận của hai bên họ sẽ có đủ khả năng nhận biết đƣợc sự thật và đƣa ra phán quyết đúng. Chức năng chủ yếu của hội thẩm chỉ là xem xét hành vi của bị cáo có phải là tội phạm hay không, nếu có phạm tội thì loại hình phạt cần áp dụng. Còn các quyết định khác của bản án phải dựa vào việc giải thích pháp luật của thẩm phán, nhƣ tội danh và mức hình phạt cụ thể, các phần phụ xử liên quan đến việc kết tội. Đƣơng nhiên Hội đồng xét xử chỉ biểu quyết về những gì thuộc thẩm quyền của hội thẩm, thẩm phán phải tự quyết định và chịu trách nhiệm các vấn đề còn lại.

Cải cách tƣ pháp đƣợc đặt ra nhƣ một nhu cầu tất yếu mà cả hai mô hình tố tụng đều tiến hành. Các nhà lập pháp và nhà khoa học của các quốc gia đang nghiên cứu để tận dụng trí tuệ chung của nhân loại vào điều kiện cụ thể của nƣớc mình. Việt Nam duy trì mô hình tố tụng thẩm vấn nhƣng cũng đang hƣớng đến yếu tố hợp lý của tranh tụng, với mục đích là đấu tranh có hiệu quả với tội phạm trong điều kiện không làm oan ngƣời vô tội. Cách duy nhất là phải nâng cao vai trò tranh tụng tại phiên toà, các chứng cứ của vụ án cho dù đƣợc thu thập một cách hợp pháp vẫn phải kiểm tra công khai. Các quyết định của bản án phải dựa chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà công khai. Nhƣ vậy sẽ có cơ hội giảm bớt tiến đến loại trừ tình trạng án “bỏ túi” hay án “điều khiển từ xa”.

Điều khiển việc tranh tụng là do thẩm phán và Hội đồng xét xử thực hiện tại phiên toà. Cho nên nâng cao tranh tụng phải đi đôi với nâng cao vai trò của thẩm phán. Thẩm phán phải làm gì và làm nhƣ thế nào sẽ đƣợc giải quyết ở Chƣơng 3 về thực trạng và các giải pháp hoạt động của thẩm phán.

Một phần của tài liệu Vai trò của thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)