thi hành án.
- Những sửa đổi, bổ sung ở giai đoạn xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Những sửa đổi, bổ sung về thủ tục trong những vụ án có bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên.
Việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 trong những lần nêu trên chủ yếu là về kỹ thuật lập pháp cho phù hợp với việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Đai hội lần thứ IX của Đảng đặt ra. Cải cách hoạt động tƣ pháp đƣợc tập trung vào giai đoạn xét xử của Toà án, với yêu cầu phân định hợp lý thẩm quyền giữa Toà án các cấp, nâng cao vai trò tranh tụng trong các phiên toà hình sự nhằm đảm bảo quyền lợi những ngƣời tham gia tố tụng, hạn chế việc xét xử oan, sai của thẩm phán. Một số nguyên tắc của tố tụng hình sự chƣa đƣợc Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 ghi nhận mặc dù chúng vẫn đƣợc tôn trọng thực hiện, các chức danh tƣ pháp chƣa đƣợc quy định đầy đủ, phân công nhiệm vụ chƣa rõ ràng, các thủ tục tố tụng chƣa tạo điều kiện thuận lợi cho thẩm phán khi xét xử vụ án. Vấn đề quan trọng là phân định chức năng buộc tội, gỡ tội và xét xử khi tiến hành phiên toà hình sự, làm rõ quy trình tranh tụng và vai trò của thẩm phán khi điều hành phiên toà. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã giải quyết đƣợc những vấn đề nêu trên. Vai trò của thẩm phán cũng đƣợc sửa đổi, bổ sung những điểm mới, sẽ đƣợc trình bày ở mục dƣới đây.
2.4.2. Những điểm mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về vai trò của thẩm phán của thẩm phán
Bộ luật TTHS năm 2003 về cơ bản kế thừa các nguyên tắc và nội dung chủ yếu của Bộ luật TTHS năm 1988. Thực hiện chủ trƣơng cải cách tƣ pháp
theo Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới, Bộ luật TTHS năm 2003 đƣợc sửa đổi, bổ sung một số điểm mới sau đây:
Về thẩm quyền của Toà án: Bộ luật quy định thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng (trừ một số tội nhƣ quy định tại Điều 170). Tội phạm rất nghiêm trọng có mức hình phạt cao nhất là 15 năm tù. Theo Nghị quyết 24/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội thì việc nâng thẩm quyền đƣợc thực hiện từng bƣớc với lộ trình 5 năm từ tháng 7/2004 đến hết tháng 6/2009, tuỳ thuộc vào điều kiện về cơ sở vật chất và cán bộ của từng đơn vị Toà án. Nhƣ vậy, hiện nay mặc dù là thẩm phán cùng cấp nhƣng thẩm quyền xét xử đang có sự khác nhau giữa các Toà án trong cả nƣớc. Trong hai năm kể từ khi Bộ luật Tố tụng hình sự có hiệu lực, mới chỉ có các Toà án thành phố, thị xã thuộc tỉnh và một số Toà án quân sự khu vực đƣợc giao thẩm quyền mới. Sự khác biệt này chỉ kết thúc vào ngày 31/6/2009.
Về các hoạt động của thẩm phán khi giải quyết vụ án hình sự:
- Bổ sung, sửa đổi một số nguyên tắc của tố tụng hình sự liên quan đến hoạt động của Thẩm phán:
* Một số nguyên tắc của tố tụng hình sự trong thực tiễn vẫn đƣợc tôn trọng thực hiện nhƣng chƣa đƣợc Bộ luật ghi nhận, hoặc đƣợc quy định trong các luật khác. Để đảm bảo tính thống nhất trong kỹ thuật lập pháp, Bộ luật đã bổ sung ba nguyên tắc:
+ Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử (Điều 20). Nguyên tắc này khẳng định tố tụng hình sự nƣớc ta chỉ có hai cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm; giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ là thủ tục kiểm tra lại bản án, quyết định của Toà án cấp dƣới. Việc bổ sung này nhằm hạn chế tình trạng khiếu kiện tràn lan lên cấp giám đốc thẩm, đòi hỏi những ngƣời tham gia tố tụng
phải đƣa ra hết các chứng cứ và yêu cầu khi Toà án tiến hành xét xử vụ án ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm.
+ Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự (Điều 28). Khi giải quyết vụ án hình sự đồng thời phải giải quyết các vấn đề dân sự của vụ án. Chỉ đƣợc tách phần dân sự ra giải quyết riêng khi có đủ hai điều kiện là chƣa thể chứng minh đƣợc để giải quyết đúng đắn vấn đề bồi thƣờng, bồi hoàn và việc tách đó không ảnh hƣởng đến việc giải quyết vụ án hình sự.
+ Nguyên tắc bảo đảm quyền đƣợc bồi thƣờng của ngƣời bị thiệt hại do cơ quan hoặc ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây ra (Điều 30). Nguyên tắc này đã đƣợc cụ thể hoá bằng Nghị quyết 388/2003/NQ- UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội, Thông tƣ hƣớng dẫn của liên ngành trung ƣơng.
* Hai nguyên tắc sau đây cũng đƣợc sửa đổi để đảm bảo tính chặt chẽ trong kỹ thuật lập pháp:
+ Nguyên tắc xét xử công khai (Điều 18). Điều luật sửa đổi lý do xét xử kín là cần “giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc” thay cho khái niệm chung chung trƣớc đây là “giữ gìn đạo đức xã hội”, đồng thời bổ sung lý do “để giữ bí mật của đƣơng sự theo yêu cầu chính đáng của họ”. Bí mật của đƣơng sự có thể là bí mật đời tƣ hoặc bí mật kinh doanh. Thẩm phán phải xác định đƣợc những trƣờng hợp cần xử kín để tổ chức phiên toà đúng quy định, thông thƣờng phải có yêu cầu của chính đƣơng sự cần đƣợc bảo vệ.
+ Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Toà án (Điều 19). Điều luật quy định Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện cho kiểm sát viên và những ngƣời tham gia tố tụng thực hiện quyền bình đẳng trong việc đƣa ra chứng cứ, đồ vật, tài liệu, yêu cầu và đƣợc tranh luận dân chủ trƣớc Toà.
- Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán và người tiến hành tố tụng.
Ngoài những ngƣời tiến hành tố tụng là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thƣ ký phiên toà, Bộ luật mới bổ sung những ngƣời là thủ trƣởng, phó thủ trƣởng của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án. Thẩm phán khi giữ chức danh Chánh án, Phó Chánh án Toà án có hai chức năng là quản lý hoạt động tố tụng của Toà án và thực hiện chức năng tố tụng (Điều 38). Khi thực hiện chức năng quản lý hoạt động tố tụng theo sự uỷ quyền của Chánh án thì Phó Chánh án nhân danh mình chứ không phải “ký thay” Chánh án.
- Thủ tục tố tụng tại phiên toà
+ Toà án xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục. Thẩm phán phải trực tiếp xác định các tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến không chỉ của những ngƣời tham gia tố tụng mà còn của ngƣời đại diện hợp pháp của họ.
+ Việc thay thế thành viên của Hội đồng xét xử: Bộ luật quy định Toà án có thể bố trí thẩm phán, hội thẩm và kiểm sát viên dự khuyết để khi cần có thể thay thế đảm bảo vụ án vẫn đƣợc xét xử mà không phải thẩm vấn lại từ đầu.
+ Về sự có mặt của ngƣời bào chữa, Điều 190 Bộ luật quy định: “Ngƣời bào chữa có thể gửi trƣớc bản bào chữa cho Toà án. Nếu ngƣời bào chữa vắng mặt Toà án vẫn mở phiên toà xét xử”, thay cho quy định trƣớc đây là “nếu ngƣời bào chữa vắng mặt, nhƣng có gửi trƣớc bản bào chữa thì Toà án vẫn mở phiên toà để xét xử”.
+ Về sự có mặt của ngƣời làm chứng, Bộ luật quy định nếu ngƣời làm chứng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải. Đây là một quy định mới rất thuận lợi cho việc xét xử, nhằm đảm bảo cho việc tranh tụng có hiệu quả tại phiên toà.
- Sửa đổi giới hạn xét xử: Theo Điều 170 Bộ luật TTHS 1988 thì “Toà án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát
truy tố và Toà án đã quyết định đƣa ra xét xử”. Điều 196 Bộ luật mới bổ sung một quy định quan trọng, đó là việc “Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố”.
- Sửa đổi thủ tục xét hỏi tại phiên toà: Hội đồng xét xử chỉ hỏi mang tính gợi ý để bị cáo tự trình bày về những tình tiết của vụ án, đồng thời hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chƣa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Trách nhiệm xét hỏi đƣợc chuyển cho Kiểm sát viên, ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự. Những ngƣời tham gia phiên toà có quyền đề nghị với chủ toạ phiên toà hỏi thêm về những tình tiết liên quan đến họ. Việc bổ sung này nhằm làm rõ quyền và nghĩa vụ của Kiểm sát viên, ngƣời bào chữa và những ngƣời tham gia tố tụng khác, phát huy tính tích cực, chủ động của họ tại phiên toà.
- Sửa đổi phương pháp tranh luận tại phiên toà:
+ Luận tội của Viện kiểm sát phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã đƣợc kiểm tra tại phiên toà và ý kiến của bị cáo, ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền lợi cho đƣơng sự và những ngƣời tham gia tố tụng khác tại phiên toà.
+ Chủ toạ phiên toà phải tạo điều kiện cho những ngƣời tranh luận trình bày hết ý kiến; có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của ngƣời bào chữa và những ngƣời tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chƣa đƣợc Kiểm sát viên tranh luận.
- Yêu cầu khi nghị án: “Khi nghị án chỉ đƣợc căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã đƣợc thẩm tra tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà… Biên bản nghị án phải được tất cả các thành viên Hội đồng xét xử ký tại phòng nghị án trước khi tuyên án…
xét xử khi nghị án để ra các quyết định về vụ án đảm bảo tính đầy đủ, toàn diện, khách quan, đúng ngƣời, đúng pháp luật.
- Quyết định biện pháp ngăn chặn sau khi tuyên án: Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù, Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày tuyên án; đối với bị cáo bị phạt tử hình thì phải ghi trong bản án việc tiếp tục giam để đảm bảo thi hành án. Riêng trƣờng hợp bắt giam bị cáo không bị tạm giam nhƣng bị phạt tù tại phiên toà, Hội đồng xét xử phải đƣa ra đƣợc căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Nếu không có căn cứ này mà bắt giam là vi phạm và có thể bị coi là bắt ngƣời trái phép [22, tr. 71].
- Việc giao bản án: Thời hạn giao bản án là 10 ngày kể từ ngày tuyên án (trƣớc đây là 15 ngày). Toà án phải giao bản án (bản chính) cho bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp và ngƣời bào chữa. Theo Điều 203 Bộ luật TTHS 1988 thì tất cả các đối tƣợng chỉ đƣợc giao bản sao bản án, trên thực tế chỉ có duy nhất bản thảo bản án đƣợc coi là bản chính và lƣu trong hồ sơ vụ án, còn lại là bản sao. Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hƣớng dẫn bản chính bản án là bản in vi tính do Thẩm phán ký thay mặt Hội đồng xét xử, đƣợc cấp cho hồ sơ, các cơ quan tiến hành tố tụng và những ngƣời tham gia tố tụng.
Mặc dù Bộ luật TTHS 2003 thực hiện theo hƣớng cải cách tƣ pháp, đề cao vai trò tranh tụng của phiên toà hình sự, nhƣng tố tụng hình sự của Việt Nam vẫn là mô hình tố tụng thẩm vấn. Thể hiện bằng việc thẩm phán khi xét xử chủ yếu dựa vào kết quả điều tra tại hồ sơ và bị ràng buộc bởi quan điểm truy tố của Viện kiểm sát. Trình tự tiến hành một phiên toà căn bản không có thay đổi, chỉ nâng cao vai trò chứng minh tội phạm của cơ quan công tố, do vậy giảm nhiệm vụ cho thẩm phán và Hội đồng xét xử.
Trƣớc khi Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 đƣợc ban hành, Ban chỉ đạo cải cách tƣ pháp trung ƣơng đã có gợi ý về việc tổ chức phiên toà theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị. Các cấp toà án và các
thẩm phán trong cả nƣớc đã thực hiện khá tốt theo nội dung gợi ý này. Ban chỉ đạo cải cách tƣ pháp đƣa ra yêu cầu của việc tổ chức phiên toà hình sự là phải đảm bảo tính uy nghiêm của phiên toà; tính công bằng, dân chủ và nghiêm minh của pháp luật; thể hiện văn hoá pháp lý nơi xét xử; nghị án phải đảm bảo đúng pháp luật và dựa trên kết quả của quá trình xét xử. Khi xét xử, chủ toạ là ngƣời điều khiển việc tranh tụng, đặt ra những câu hỏi và xác định vấn đề để các bên tranh luận với nhau, hƣớng tranh luận đi đúng vấn đề; hội thẩm nhân dân cũng phải chủ động nêu vấn đề để các bên tranh luận làm sáng tỏ nội dung sự việc. Hội đồng xét xử phải khách quan, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của đại diện Viện kiểm sát và những ngƣời tham gia tố tụng, bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ, bình đẳng của họ. Phán quyết của Hội đồng xét xử chủ yếu dựa trên kết quả tranh tụng công khai, dân chủ tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của các bên tranh tụng. Qua kết quả tranh tụng, Hội đồng xét xử có quyền phán quyết theo tội danh nhẹ hơn mà không nhất thiết phụ thuộc hoàn toàn vào cáo trạng, khi thấy không đủ chứng cứ kết tội thì tuyên bị cáo không phạm tội. Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu đại diện Viện kiểm sát duy trì công tố tranh luận, đối đáp, làm rõ những ý kiến và lời bào chữa của bị cáo, luật sƣ và những ngƣời tham gia tố tụng khác; đảm bảo cho bị cáo, ngƣời bào chữa và những ngƣời tham gia tố tụng đƣa ra chứng cứ, yêu cầu và đặt câu hỏi về những tình tiết cần làm sáng tỏ.
Toà án nhân dân tối cao đã tổ chức hội thảo “Tranh tụng tại phiên toà hình sự”. Cuộc hội thảo lƣu ý Chủ toạ phiên toà và Hội đồng xét xử là trong khi thẩm vấn cũng nhƣ tranh luận không đƣợc có những lời lẽ khẳng định hay phủ định bất cứ một vấn đề nào mà kiểm sát viên, ngƣời bào chữa hay những ngƣời tham gia tố tụng khác nêu ra, không đƣợc đánh giá, nhận xét đúng sai ngay tại phiên toà. Trong khi tranh luận, Hội đồng xét xử phải chú ý lắng nghe, tôn trọng các ý kiến đƣợc đƣa ra; nếu những ngƣời tham gia tố tụng đƣa ra tài liệu chứng cứ mới thì Hội đồng xét xử phải xem xét tính chân thực, khách quan của từng tài liệu, chứng cứ đó. Khi có ý kiến phản bác của bị cáo