3.1. VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN TRONG THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỤNG HÌNH SỰ
Quyền và nghĩa vụ của thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự luôn đƣợc quy định cụ thể bởi pháp luật, vì nó liên quan đến tự do và các quyền nhân thân của con ngƣời. Trong thực tiễn việc thực hiện các quy định đó không thống nhất và còn tồn tại nhiều bất cập. Một số thẩm phán chƣa nhận thức đúng đắn các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự nên đã vi phạm dân chủ khi điều hành phiên toà, làm oan sai cho ngƣời bị kết án. Thực tế đó đƣợc thể hiện thông qua các vấn đề sau đây:
3.1.1. Thẩm phán với việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự hình sự
- Nguyên tắc "không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật". Đây là nguyên tắc suy đoán vô tội đƣợc quy định tại Hiến pháp, đòi hỏi trong quá trình giải quyết vụ án hình sự những ngƣời tiến hành tố tụng luôn phải có tƣ duy “Tất cả mọi ngƣời đều đƣợc coi là vô tội khi chƣa có một bản án của Toà án có thẩm quyền kết tội” [25].
Thực tế trong lịch sử tố tụng của Việt Nam, khi một ngƣời bị bắt giữ hình sự hoặc từ khi có quyết định khởi tố bị can thì thƣờng đã bị coi là tội phạm và thực sự bị đối xử nhƣ một phạm nhân. Bị cáo khi ra trƣớc toà bị xem nhƣ là ngƣời đã có tội, phải bắt buộc mặc áo tù, bị xích tay (thậm chí cả cùm chân). Trong quá trình thẩm vấn có Thẩm phán luôn có thái độ quát nạt, không cho bị cáo trình bày đầy đủ các tình tiết của vụ án theo lô-gíc mà họ muốn, đòi hỏi chỉ trả lời là “có” hoặc “không”, thƣờng đặt câu hỏi “bị cáo hãy trình bày về hành vi phạm tội của mình”, “bị cáo đã nhận thức đƣợc tội lỗi
của mình chƣa”. Thẩm phán khi thẩm vấn luôn có những câu giáo huấn đối với bị cáo. Bản án thƣờng dùng ngôn từ mang tính miệt thị nhƣ “y, thị, kẻ, tên…”. Chính vì có quan niệm không đúng đắn nhƣ vậy mà Thẩm phán không muốn nghe lời trình bày của bị cáo. Khi họ thực hiện quyền tự bào chữa có thể bị “chụp mũ” cho rằng có thái độ chống đối, chối tội. Có không ít phiên toà thấy Thẩm phán và Kiểm sát viên đập bàn, vung tay, cắt ngang lời trình bày hoặc không cho bị cáo nói theo ý họ, nhất là những khi bị cáo bào chữa cho sự vô tội của mình.
Có những phiên toà có quá nhiều nhà báo tham dự, quay phim, chụp ảnh đến mức làm ảnh hƣởng đến tâm lý khai báo của bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng; đƣa tin ảnh và bình luận một cách quá đáng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng theo hƣớng không còn nghi ngờ gì về tội phạm của bị cáo trong khi chính Toà chƣa kết án. Lẽ ra với tƣ cách là Chủ toạ phiên toà, Thẩm phán phải hạn chế nhà báo hoạt động quá mức, bảo đảm không khí trang nghiêm của một phiên toà hình sự, không tạo ra tâm lý nghi ngại cho ngƣời tham gia tố tụng khi khai báo.
Nguyên tắc suy đoán vô tội đã đƣợc quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988: “Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt, khi chƣa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. Tiếc rằng hàng chục năm qua nhiều phiên toà vẫn diễn ra trong không khí nhƣ nêu trên. Không khí ấy đã trở thành tiềm thức của ngƣời dân tham dự phiên toà và họ nghĩ rằng đó là cung cách tiến hành một phiên xử đối với tội phạm, rằng tội phạm đáng bị đối xử nhƣ vậy. Ngƣời tham dự phiên toà trong nhiều trƣờng hợp không đồng tình với một Hội đồng xét xử nhẹ nhàng khi thẩm vấn, thận trọng khi tranh luận. Nếu có luật sƣ bào chữa cho sự vô tội của bị cáo thì phần lớn trƣờng hợp bị phản đối, thậm chí bị đe doạ.
Trên cơ sở Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới, ngày
24/12/2004 Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 743 quy định tại phiên toà xét xử án hình sự, bị cáo là ngƣời đƣợc tại ngoại và bị cáo là ngƣời đang bị giam đƣợc sử dụng thƣờng phục nhƣng phải đảm bảo sự trang nghiêm; bị cáo là quân nhân tại ngũ đƣợc sử dụng quân phục thƣờng dùng, nhƣng không đƣợc đeo quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu. Đây đƣợc xem nhƣ một nhận thức lại trong việc tôn trọng quyền cơ bản của con ngƣời, tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự của Nhà nƣớc ta.
- Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Đây là nguyên tắc chủ đạo trong xét xử của Toà án, không những đối với vụ án hình sự mà còn đối với các loại án khác. Ngày nay hầu nhƣ tất cả các quốc gia thực hiện nguyên tắc việc xét xử đƣợc giao cho các thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền thì nguyên tắc này càng đòi hỏi đƣợc tôn trọng và thực hiện trên thực tế. Theo V. Tê-rê-bi-lốp, Chánh án Toà án tối cao Liên Xô trƣớc đây, “Không có Toà án độc lập thì không có Nhà nƣớc pháp quyền” [36, tr. 23]. Vậy Toà án độc lập nhƣ thế nào? Điều 2 Hiến pháp 1992 đƣợc sửa đổi năm 2001 quy định: “…Quyền lực nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp”. Trong điều kiện Toà án phải báo cáo công tác và chịu sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân địa phƣơng thì tính độc lập của Toà án rõ ràng bị hạn chế, kéo theo đó là tính độc lập của Thẩm phán. Việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền đòi hỏi phải tăng cƣờng tính độc lập của Toà án hơn nữa.
Bên cạnh việc phải chịu sự giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân địa phƣơng, Toà án còn phải chịu sự lãnh đạo của Đảng. Đây là một tất yếu khách quan, vì Đảng cầm quyền phải vạch ra đƣờng lối cho đất nƣớc và nắm đƣợc hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, Toà án không nằm ngoài số đó. Đảng lãnh đạo Nhà nƣớc thông qua đƣờng lối chính trị và giới thiệu đảng
viên tham gia vào các chức danh của Nhà nƣớc. Điều này có ảnh hƣởng đến tính độc lập của Thẩm phán khi xét xử. Tất nhiên không thể có Toà án phi chính trị, hoạt động của Toà án phải thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Nhƣng việc tạo ra một cơ chế độc lập cho Thẩm phán trong mối liên hệ với Đảng cầm quyền là điều cần thiết. Mặc dù cấp uỷ đảng không can thiệp trực tiếp vào các vụ án cụ thể, nhƣng tuỳ thuộc vào yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm ở địa phƣơng trong từng giai đoạn mà cấp uỷ đòi hỏi việc xét xử án hình sự theo hƣớng nghiêm khắc hơn đối với một số tội phạm cụ thể. Trong những trƣờng hợp này Thẩm phán vừa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phƣơng, vừa phải căn cứ vào pháp luật để xét xử theo mặt bằng chung ở phạm vi cả nƣớc. Mâu thuẫn này có làm ảnh hƣởng đến tính độc lập của thẩm phán.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xét xử còn thông qua công tác tổ chức. Các thẩm phán khi bổ nhiệm mới hay tái bổ nhiệm đều phải có ý kiến thoả thuận của Ban Thƣờng vụ cấp uỷ cùng cấp, cho nên họ luôn có thái độ rất thận trọng khi giữ mối quan hệ với cấp uỷ đảng, một điều ảnh hƣởng khá lớn đến tính độc lập của thẩm phán. Hầu hết thẩm phán là đảng viên và sinh hoạt đảng phụ thuộc cấp uỷ địa phƣơng, thông qua quản lý đảng viên và công tác kiểm tra đảng có cán bộ cấp uỷ đã tác động gián tiếp đến hoạt động xét xử của thẩm phán. Đây là lý do xác đáng để thành lập Toà án khu vực không phụ thuộc vào đơn vị hành chính nhƣ hiện nay.
Nhiệm kỳ thẩm phán cũng là một yếu tố ảnh hƣởng đến tính độc lập của thẩm phán. Sau 5 năm kể từ khi đƣợc bổ nhiệm, Thẩm phán phải làm các thủ tục để tái bổ nhiệm. Trong thủ tục này phải có sự tín nhiệm của cán bộ, công chức và các đồng nghiệp tại Toà án nơi thẩm phán công tác, có nhận xét của cấp uỷ và Hội đồng nhân dân cùng cấp, có sự nhất trí của Hội đồng tuyển chọn thẩm phán cấp tỉnh. Để có đƣợc sự tín nhiệm đó thì trong suốt nhiệm kỳ, đặc biệt là thời gian cuối nhiệm kỳ Thẩm phán phải giữ mối quan hệ hợp lý
để có thể đƣợc ủng hộ khi thực hiện việc tái bổ nhiệm. Nếu nhƣ nhiệm kỳ dài hơn hoặc bổ nhiệm không thời hạn sẽ tạo điều kiện cho thẩm phán độc lập hơn khi xét xử. Khi bàn về đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán Toà án các cấp, ông Phạm Hƣng nguyên là Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã nói: “Chế định Chủ tịch nƣớc bổ nhiệm thẩm phán toà án các cấp đƣợc thực hiện thay cho chế định bầu cử thẩm phán trƣớc đây tỏ rõ tính ƣu việt, vì đội ngũ thẩm phán đƣợc tiêu chuẩn hoá, qua việc bổ nhiệm đã đƣợc sàng lọc kỹ, nên nhìn chung thẩm phán phấn khởi trƣớc trọng trách cao cả mà Đảng, Nhà nƣớc giao cho. Vì vậy đề nghị giữ nguyên nhƣ hiện nay, không nên theo nhiệm kỳ 5 năm bổ nhiệm một lần để đội ngũ thẩm phán ổn định, yên tâm công tác. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, qua kiểm tra giám sát hoạt động của các thẩm phán nếu phát hiện thẩm phán có vi phạm phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ yếu kém thì xem xét miễn nhiệm hoặc cách chức vào bất kỳ lúc nào” [37, tr. 5] . Vị trí của thẩm phán trong bộ máy nhà nƣớc khác với các chức danh dân cử, vì những ngƣời do dân cử thực hiện sự uỷ nhiệm của nhân dân tham gia công việc nhà nƣớc, cần có một niên hạn nhất định để nhân dân “tín nhiệm lại”. Các chức danh trong bộ máy hành pháp cũng cần đƣợc bổ nhiệm theo nhiệm kỳ hợp lý (5 năm nhƣ hiện nay) để Nhà nƣớc rà soát lại đội ngũ cán bộ, công chức, đồng thời nâng cao trách nhiệm của công chức. Thẩm phán cũng là công chức, nhƣng là công chức đặc biệt, có chức năng bảo vệ công lý. Quản lý thẩm phán cần sử dụng biện pháp khác để tạo cho họ có cơ hội độc lập mà vẫn giữ gìn đƣợc phẩm chất, đạo đức và thực hiện đƣờng lối chính trị của Đảng cầm quyền.
Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật cũng là một vấn đề bức xúc trong thực tiễn tƣ pháp nƣớc ta hiện nay. Tuân theo pháp luật đƣợc hiểu là pháp luật quy định nhƣ thế nào thì Thẩm phán phải làm và có quyền làm đúng nhƣ vậy. Loại trừ khả năng hiểu sai hoặc cố ý làm trái luật, vì đây là vấn đề năng lực và đạo đức nghề nghiệp, phần còn lại là không đƣợc
làm đúng pháp luật. Vấn đề này một phần do tính độc lập của thẩm phán có lúc chƣa đƣợc đảm bảo, mặt khác do cơ chế vận hành của bộ máy Toà án. Các cấp Toà án hiện nay vẫn tồn tại việc gọi là “duyệt án” và “thỉnh thị án”. Thực ra, đây là việc làm cần thiết để ngƣời lãnh đạo Toà án nắm bắt đƣợc nội dung vụ án để có thể điều hành hoạt động xét xử, cũng là dịp Thẩm phán báo cáo quan điểm xử lý vụ án trƣớc ngƣời có trách nhiệm và rà soát lại quan điểm bằng ý kiến tập thể, thông qua đó mà tránh đƣợc sai lầm không đáng có. Việc làm này còn có tác dụng hạn chế sự tuỳ tiện của Thẩm phán. Theo Luật Tổ chức Toà án nhân dân thì Chánh án Toà án nhân dân địa phƣơng báo cáo công tác Toà án trƣớc Hội đồng nhân dân cùng cấp (Điều 31, 33), đƣơng nhiên phải trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân về những vụ án cụ thể. Nếu Chánh án không nắm bắt và chỉ đạo đƣợc quan điểm xét xử thì không đảm bảo đƣợc pháp chế thống nhất ngay trong Toà án cấp mình, bởi vì sẽ có xử lý khác nhau giữa các thẩm phán khác nhau. Việc "duyệt án” trƣớc khi xét xử đƣơng nhiên và bắt buộc ở các Toà án nếu xét về lề lối làm việc. Nhiều thẩm phán cho rằng “duyệt án” xong coi nhƣ vụ án đã đƣợc xử xong và quan điểm nhƣ vậy là bất di bất dịch. Lại có những vị Chánh án thông qua việc “duyệt án” mà áp đặt quan điểm, bắt buộc thẩm phán phải trung thành với quan điểm đó, trƣờng hợp kết quả xét xử khác đi mà không xin ý kiến trở lại trƣớc khi quyết định đƣợc xem nhƣ vi phạm quy tắc nghề nghiệp. Cả hai thái độ tâm lý này đều trái với mong muốn của nhà lập pháp khi cố gắng tạo ra khả năng độc lập và chỉ tuân theo pháp luật cho thẩm phán và hội thẩm nhân dân.
Việc “thỉnh thị án” trong những năm qua có giảm so với trƣớc đây, phần vì các quy định của pháp luật đƣợc ban hành đầy đủ, văn bản hƣớng dẫn kịp thời, phần khác do năng lực, trình độ chuyên môn của các thẩm phán đƣợc nâng cao. Nhƣng cho dù ở giai đoạn lịch sử nào thì “thỉnh thị án” vẫn là điều cần thiết. Vì Toà án cấp trên ngoài việc giám đốc xét xử Toà án cấp dƣới còn có chức năng hƣớng dẫn và bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong
ngành hoặc địa phƣơng mình (Điều 22, 29 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2002). Khi Toà án cấp sơ thẩm vƣớng mắc về căn cứ pháp luật hay quan điểm giải quyết vụ án, nhƣ việc có đủ căn cứ buộc tội ngƣời bị truy tố hay không, hoặc có khả năng kết tội gì thì thƣờng có báo cáo xin ý kiến Toà án cấp trên. Toà án cấp trên mà trực tiếp những ngƣời chuyên làm công tác giám đốc thẩm nghiên cứu hồ sơ và đƣa ra quan điểm đối với vụ án. Quan điểm này đƣợc khẳng định bởi một tập thể có trách nhiệm của Toà án (Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh). Mặc dù về mặt nguyên tắc điều đó không phải là bắt buộc, nhƣng nó đƣợc sử dụng nhƣ một “chiếc gậy chỉ huy” đối với Thẩm phán. Hội đồng xét xử có tâm lý cho rằng hƣớng dẫn của Toà án cấp trên là đúng đắn và không còn thận trọng cần thiết khi đánh giá chứng cứ ở phiên toà, dẫn đến quyết định sai lầm, bởi vì có những chứng cứ mới xuất hiện mà cấp hƣớng dẫn chƣa đƣợc biết. Cũng không ít trƣờng hợp khi vụ án đƣợc xét xử lại ở cấp phúc thẩm bởi Toà chuyên trách thì quan điểm bị đánh giá khác so với hƣớng dẫn của Uỷ ban thẩm phán trƣớc đây, thậm chí chính Uỷ ban thẩm phán cũng phải đánh giá lại quan điểm.
Phân tích nhƣ trên đòi hỏi các thẩm phán phải nhận thức lại trình tự “duyệt án” và “thỉnh thị án”. Vấn đề duyệt án phải gọi đúng hơn là báo cáo nội dung vụ án trƣớc khi xét xử, để Chánh án Toà án thực hiện nhiệm vụ “tổ chức công tác xét xử” có hiệu quả (điểm a khoản 1 Điều 33 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2002). Kết quả báo cáo án hoàn toàn không ràng buộc đối với Hội đồng xét xử, nhƣng nếu không có thay đổi căn bản về chứng cứ tại phiên toà mà lại đƣa ra quyết định khác nhiều so với dự kiến thì chứng tỏ