Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 (Trang 57)

MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

3.1.3. Nguyên nhân

Những hạn chế trong dịch vụ cho vay DNNVV tại BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1 là do tác động của cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan

3.1.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, DNVVN chưa được ngân hàng quan tâm đúng mức: ngân hàng chưa quan tâm đúng mức đến cho vay DNVVN. Trong tập khách hàng của mình, chi nhánh vẫn tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng là các DNNN, đối tượng khách hàng cá nhân có tiềm lực tài chính mạnh và đảm bảo….nên hoạt động cho vay DNVVN chưa được quan tâm đúng mức. Những kết quả về tăng trưởng dư nợ cho vay DNVVN của chi nhánh thực sự mới chỉ là bước đầu, khi mà thị trường tiềm năng về các đối tượng khách hàng này là vô cùng lớn. Bên cạnh đó, việc thiếu một định hướng cụ thể phát triển cho vay DNVVN là nguyên nhân làm cho hoạt động này của chi nhánh còn chưa tương xứng với tiềm năng. Về chính sách tín dụng hay quy trình cho vay của ngân hàng.

Thứ hai, hoạt động marketing giới thiệu các sản phẩm dịch vụ chưa có hiệu quả: Thực tế cho thấy, hiện nay, đối tượng khách hàng của BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1 chủ yếu vẫn là khách hàng truyền thống đã có quan hệ tín dụng từ trước đối với ngân hàng. Còn đối với bộ phận khách hàng mới, việc nắm được những thông tin để đến vay vốn ngân hàng còn rất hạn chế. Hiện nay, các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng có thể tìm kiếm thông tin thông qua website của ngân hàng www.bidv.com.vn. Tuy nhiên, các thông tin giới thiệu về các hình thức tín dụng, các quy trình thủ tục còn khá sơ sài. Chính vì vậy, khách hàng bắt buộc phải tìm kiếm thông tin thông qua cán bộ tín dụng. Trong khi đó, số lượng

khách hàng mà mỗi cán bộ tín dụng phụ trách là không nhỏ, nên không có nhiều thời gian giới thiệu đầy đủ các thông tín cần thiết như hình thức tín dụng, lãi suất, thời hạn, quy trình, thủ tục, tài sản đảm bảo cho khách hàng. Chính vì vậy, những hạn chế trong việc chủ động marketing cũng là một rào cản lớn trong việc nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng.

Thứ ba, Các hình thức của dịch vụ cho vay còn kém đa dạng:

Hiện nay, tại BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1, đối với các DNNVV, các hình thức của dịch vụ cho vay còn rất eo hẹp, chủ yếu là ba dịch vụ : cho vay theo món, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án. Trong điều kiện hiện nay, tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng là vô cùng gay gắt. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng đa dạng hóa các dịch vụ cho vay, thu hút nhiều khách hàng để tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng, mỗi doanh nghiệp đều có những đặc điểm riêng biệt về tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, họ muốn lựa chọn những dịch vụ cho vay có những tính năng đặc điểm phù hợp với tình hình doanh nghiệp mình. Tuy nhiên hiện nay, tại BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1, các hình thức của dịch vụ cho vay còn hạn chế, nó đã làm hạn chế khả năng tiếp cận của ngân hàng đối với DNNVV và giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Thứ tư, công tác thẩm định của ngân hàng hiện nay chất lượng còn chưa cao

Một phần nguyên nhân bắt nguồn từ năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, còn do thông tin hai chiều giữa ngân hàng và khách hàng còn nhiều hạn chế. Số lượng DNNVV sử dụng dịch vụ cho vay tại Chi nhánh ngày càng tăng. Nhưng địa điểm lại rời rạc và cách xa ngân hàng nên gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc thu thập thông tin, cũng như thường xuyên kiểm tra, theo dõi khách hàng.

Thứ năm, công tác kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng chưa hiệu quả và chưa có tính đồng bộ

Công tác kiểm tra, kiểm soát chưa được xây dựng theo quy chuẩn rõ ràng. Hiện nay, công tác kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Một số vụ việc do cán bộ tín dụng làm ăn tắc trách. Nhưng đến khi gây ra hậu quả, có thiệt hại thì ngân hàng mới tiến hành kiểm tra và phát hiện ra. Nếu công tác kiểm tra, giám sát thực sự đi vào nề nếp, phát hiện ra sớm sai phạm thì có thể tránh cho ngân hàng những hậu quả đáng tiếc xảy ra

3.1.3.2. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân từ phía DNNVV

Các DNNVV luôn có nhu cầu vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn ngân hàng cũng là nguồn vốn chủ yếu cung cấp cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các DNNVV, việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng là không hề dễ dàng. Đối với ngân hàng, bên cạnh mục tiêu sinh lời thì còn một mục tiêu không kém phần quan trọng đó là mục tiêu an toàn. Chính vì vậy, các yêu cầu, điều kiện vay vốn, các thủ tục trình tự vay vốn đối với ngân hàng là vô cùng chặt chẽ và khắt khe, trong khi đó, các DNNVV lại rất khó có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe đó.

• Tính minh bạch về tài chính của DN chưa cao, đặc biệt trong việc sử dụng các hệ thống kế toán chuẩn, lập báo cáo tài chính chưa đạt yêu cầu. Chính những điều đó gây ra rất nhiều khó khăn cho NH trong quá trình thẩm định, nghi ngờ tình hình hoạt động kinh doanh của DN và hạn chế trong phê duyệt cho vay.

• DNNVV thiếu hiểu biết về các dịch vụ và thủ tục của NH. Bản thân DNNVV thường ở thế bị động khi đi vay vốn NH, do đó thường xuyên phải chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ, gây mất thời gian, tốn kém chi phí cho cả NH và DN.

• Khả năng lập dự án đầu tư còn yếu và thiếu tính thuyết phục. Các DNNVV do chưa có kinh nghiệm và chưa đầu tư kĩ lưỡng để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các rủi ro có thể xảy ra nên phương án sản xuất kinh doanh còn nhiều thiếu sót. Các NH thường gặp khó khăn khi thẩm

định và không đánh giá chính xác được tính khả thi của dự án, dấn đến hạn chế khả năng cho vay của NH.

• Các DNNVV còn hạn chế nhiều về vốn. Thường đối với mỗi một dự án xin vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp phải đảm bảo được nguồn vốn tự có từ 20-40% tổng vốn đầu tư, bên cạnh đó thì phải có đủ tài sản thế chấp để đảm bảo cho vốn vay. Điều này khiến cho việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp trở nên khó khăn, ảnh hưởng lớn đến dự án và hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.

• Năng lực quản lý, kinh doanh của bộ máy quản lý, của người lãnh đạo còn chưa cao, các quyết định đưa ra thường mang thiên hướng cả nhân người lãnh đạo, có thể đẫn đến hoạt động của DN không hiệu quả thậm chí còn thua lỗ. Điều đó làm ảnh hưởng đến quyết định cho vay của NH. Thậm chí nếu NH đã cho vay thì nguy cơ DN không hoàn trả được nợ cho NH là rất cao.

Nguyên nhân từ môi trường kinh tế

• Trong các loại hình kinh doanh thì kinh doanh tiền tệ là một loại hình đặc biệt nhạy cảm và chịu tác động mạnh mẽ từ thay đổi của nền kinh tế trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang đứng trước những khó khăn nhất định như tình trạng lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng tăng, sự biến động liên tục của tỷ giá trên thị trường ngoại hối… Tình hình đó đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đặc biệt trong dịch vụ cho vay

• Môi trường pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ cũng gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp và ngân hàng. Trong quy định về tài sản thế chấp, việc thế chấp bằng quyền sử dụng đất còn chưa phù hợp với thực tiễn, các doanh nghiệp muốn sử dụng đất đai làm tài sản thế chấp còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, vấn đề phát mại tài sản đảm bảo cũng gặp không ít trở ngại bởi các tài sản đảm bảo có giá cả thay đổi thường xuyên theo biến động của thị trường. Việc phát mại TSĐB để thu hồi nợ là rất khó.

• Sự kiểm tra giám sát của Nhà nước đối với các DNNVV còn nhiều hạn chế. Có những doanh nghiệp sau khi thành lập ngừng hoạt động mà các 60

cơ quan Nhà nước không nắm được. Quá trình xử lý sai phạm của các doanh nghiệp còn chưa triệt để nên các tranh chấp thường xuyên xảy ra.

• Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân hàng. Hiện nay trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, chi nhánh gặp sự cạnh tranh quyết liệt từ các ngân hàng khác. Số lượng các ngân hàng cũng như các chi nhánh ngân hàng trong và ngoài nước tăng lên đáng kể trong khu vực với mật độ ngày càng dày đặc như Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam ( Techcombank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ( Vietinbank),... Ngoài sự cạnh tranh của các NH ngoài hệ thống thì Chi nhánh còn có nhiều đối thủ khác trong hệ thống cùng cạnh tranh trên địa bàn như BIDV Chi nhánh Quang Trung, BIDV Chi nhánh Hai Bà Trưng…khiến cho việc huy động vốn và mở rộng cho vay đối với KH cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w