a- Đặc trưng nhu cầu sản phẩm giầy dép:
Giầy dép là mặt hàng tiêu dùng thích hợp cho mọi lứa tuổi với chủng loại phong phú, có giầy dành cho trẻ em, giầy dành cho cả nam và nữ mọi lứa tuổi. Có nhiều loại giầy dép với những tên loại khác nhau tùy theo cơ sở phân loại cụ thể như sau: + Theo nguyên liệu chủ yếu dùng làm mũ giầy và đế giầy có: giầy da, giầy vải, giầy chất dẻo, giầy cao su,…
+ Theo chiều cao của cổ giầy có: giầy thấp cổ ( cổ giầy nằm dưới mắt cá chân), giầy cổ lửng hay còn gọi là bốt ( cổ giầy đủ che mắt cá chân), ủng lửng( cổ giầy chỉ che tới nửa bắp chân), ủng cổ cao ( cổ giầy che tới đầu gối)…
+ Theo công dụng của giầy dép có: giầy lễ hội dùng trong các dịp trang trọng, giầy bảo hộ dùng để bảo vệ đôi chân trong lúc làm việc…
+ Theo kiểu dáng của giầy dép có: giầy buộc dây, chi tiết lắc, giầy không buộc dây, giầy thuyền, giầy đóng mở bằng khóa cài hoặc khóa kéo…
+ Theo sách sản xuất giầy dép: chủ yếu theo cách lắp ráp mũ giầy với đế giầy có giầy dán, giầy khâu, giầy lưu hóa, giầy ép phun,…
+ Theo giới tính: lứa tuổi sử dụng giầy, theo thời tiết trong năm: giầy nam, giầy nữ, giầy trẻ em, giầy đông, giầy hè,…
Mặc dù giầy dép có nhiều loại như vậy nhưng kết cấu của chúng có hai phần chính là mũ giầy và đế giầy
Mũ giầy: chỉ bộ phận che phủ toàn bộ phía trên bàn chân với bề mặt mà giầy tiếp xúc( mặt đất), loại da thuộc làm mũ giầy còn gọi là da boxcal, vải, giả da,…
Đế giầy: phần tiếp xúc với lòng bàn chân với bề mặt mà giầy tiếp xúc ( mặt đất), đế giầy thường được làm từ da đế, nhựa tổng hợp cao su,…
Độ bền và tiêu chuẩn của từng loại sản phẩm giầy dép phụ thuộc vào từng thị trường xuất khẩu, tại thị trường Việt Nam giầy dép đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000,
tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao,…quốc tế có tiêu chuẩn EU, và các bộ tiêu chuẩn khác trên thế giới tùy thị trường xuất khẩu.