• Môi trường kinh tế Mexico:
Kinh tế Mexico phụ thuộc nặng vào nước ngoài, chủ yếu là Mỹ. Các ngành kinh tế chủ yếu của Mexico trừ ngành dầu lửa được quốc hữu hóa từ năm 1983, đều do các công ty xuyên quốc gia do tư bản Mỹ khống chế nắm giữ. Hiện nay Mexico có nền kinh tế thị trường tự do có giá trị đạt hàng nghìn tỷ đô la, gồm công nghiệp hiện đại và nông nghiệp dần được tư nhân hóa. Cửa biển, vịnh, đường tàu hỏa, viễn thông, điện, khí đốt và sân bay được mở rộng. Thu nhập tính theo đầu người đạt ¼
so với Mỹ, khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo còn rất cao. Thương mại với Mỹ và Canada đã đạt 3 lần từ khi hiệp định NAFTA thực thi năm 1994. Ngoài ra, Mexico cũng đã ký hiệp định tự do thương mại FTA với khoảng 20 nước khác nhau như liên minh Châu Âu, Israel và phần lớn các nước Mỹ La Tinh. Tuy nhiên nền kinh tế nước này có tính cạnh tranh yếu, chỉ xếp thứ 58 trong danh sách 125 nước được xếp hạng.
Năm 2008, tổng kim ngach xuất nhập khẩu đạt 602,770 tỷ USD ( tăng 8,6% so với 2007). Kiều hối đạt 21,30 tỷ USD ( giảm 9,4% so với 2007). Lạm phát 6,53%. Theo bộ kinh tế Mexico, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế Mexico năm 2009 suy giảm đáng kể trên hầu hết các lĩnh vực. GDP giảm 6,5% so với năm 2008 đạt 906,671 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 8.473,00 USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 464,005 tỷ USD (giảm 23,02% so với năm 2008). Kiều hối đạt 21,181 tỷ USD( giảm 15,74% so với năm 2008). Lạm phát 3,57%. Các chuyên gia dự báo mức tăng trưởng kinh tế của Mexico năm 2010 sẽ là 2,5% đến 3,5% trong khi lạm phát có thể lên tới mức 4,25% đến 5,25%. Chính phủ nước này đang giảm dần thuế đối với 5000 sản phẩm khác nhau, chủ yếu nhằm giảm chi phí cho các nhà sản xuất Mexico. Chính phủ mới phấn đấu đến năm 2020 sẽ đưa Mexico trở thành nước có nền kinh tế mạnh thứ 4-5 thế giới với một sức cạnh tranh cao.
• Môi trường chính trị pháp luật Mexico:
Nhìn chung nền chính trị Mexico những năm gần đây tương đối ổn định. Sau khi tổng thống Vicente Fox thuộc Đảng Hành Động Quốc Gia (PAN) lên cầm quyền từ ngày 2/7/2000 đã chấm dứt 71 năm cầm quyền của Đảng Cách Mạng Thể Chế( PRI), chủ trương xây dựng một chính quyền hòa hợp, đa đảng, cùng chia sẻ trách nhiệm và quyền lực, đẩy mạnh việc thực hiện mô hình chủ nghĩa tự do mới về kinh tế, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội. Từ năm 2008 đến nay, chính phủ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trấn áp các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm ma túy, hàng giả, hàng nhập lậu. Chính phủ cũng tiếp tục theo đuổi chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng. Năm 2008, chính phủ đã thiết lập được quỹ phát triển hạ tầng với số vốn 3,9 tỷ USD, sẽ tăng lên 25 tỷ trong 5 năm tới. Về đối ngoại, tăng cường sự hiện diện và vai trò của Mexico tại Mỹ La Tinh và mở rộng hợp tác với các nước Châu Á( trong đó có ASEAN). Mexico đang vận động để trở thành bên đối thoại của ASEAN trong thời gian tới.
Mexico là một thị trường rộng lớn với hơn 100 triệu dân, thị trường này cũng tương đối khó tính, đối với các sản phẩm nhập khẩu vào nước này đều phải thông qua các hàng rào kỹ thuật chặt chẽ cũng như các quy định khác. Mexico có hai hàng rào kỹ thuật, đó là những quy định kỹ thuật( NOM) và những tiêu chuẩn tự nguyện được sử dụng có tính chất tham khảo( NMX). Các công ty Việt Nam muốn
thâm nhậm thị trường này phải đáp ứng những quy định kỹ thuật này như một điều kiện tiếp cận thị trường. Ngoài ra, trên nhãn sản phẩm phải có các thông tin bằng tiếng Tây Ban Nha như: tên sản phẩm, loại sản phẩm, cảnh báo hoặc đề phòng đối với sản phẩm nguy hiểm,…thuế nhập khẩu được tính dựa trên giá trị hóa đơn của sản phẩm cộng với phí vận chuyển và các phí khác được liệt kê riêng trên hóa đơn và do nhà nhập khẩu thanh toán. Ngoài ra, hàng nhập vào Mexico còn phải chịu thế VAT 15%( riêng hàng hóa trao đổi qua biên giới đường bộ “biên mậu” phải chịu mức thuế suất VAT 10%.
• Môi trường văn hóa xã hội Mexico:
Mỗi quốc gia có một bản sắc văn hóa riêng quyết định mạnh mẽ đến hành vi, tâm lý, sở thích…của người tiêu dùng trước đó. Việt Nam và Mexico là những quốc gia có nền văn hóa khác biệt nhau rõ nét. Mexico là một quốc gia với dân số gần 110 triệu người và nền kinh tế thứ 12 trên thế giới, địa hình đất cao, đồi núi nhấp nhô, bãi biển thấp, sa mạc và cao nguyên cộng thêm khí hậu đa dạng từ nhiệt đới tới sa mạc. Đây là một thị trường thật sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu giầy.
Cũng như 30 nước Nam Mỹ khác Mexico dùng tiếng Tây Ban Nha làm ngôn ngữ chính( trong tổng số khoảng 500 triệu người sử dụng trên thế giới) nên nếu bạn sử dụng thành thạo ngôn ngữ này thì sẽ là thế mạnh trong quan hệ giao dich thương
mại. Dân Mexico rất sôi nổi và nhiệt tình, tuy nhiên giờ giấc không thật chính xác lắm, họ hay hứa bốc nhưng mức độ cam kết thực hiện chưa thật cao, bởi vậy khi bạn đã đạt được thỏa thuận trong kinh doanh cách tốt nhất là hãy ký hợp đồng bằng văn bản. Khác với Mỹ, Canada và các nước Châu Âu khác chủ yếu hành động theo luật, lợi ích, người Mexico dễ bị tác động bởi tình cảm và quan hệ thân hữu nên nếu bạn tỏ ra chân tình, xây dựng được tốt mối quan hệ cá nhân và vận dụng linh hoạt văn hóa lobby thì sẽ thuận lợi cho các quan hệ khác và đạt được mục tiêu cao hơn. Tìm hiểu kỹ về đặc điểm văn hóa, xã hội từ đó giúp nhà xuất khẩu có thể đưa ra những chính sách phù hợp như cải tiến sản phẩm phù hợp với thị trường, chính sách phân phối…