Tổ chức hiệu quả các hoạt động ngoại khóa thông qua sử dụng tài liệu lịch sử địa phương lớp 12 ở các trường trung học phổ thông.

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (chương trình chuẩn (Trang 74)

Hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa quan trọng trong dạy học lịch sử. Hoạt động ngoại khóa góp phần bồi dưỡng làm sâu sắc phong phú, toàn diện tri thức lịch sử mà học sinh thu nhận trên lớp. Tổ chức học sinh tham gia hoạt động này là điều kiện thuận lợi để giáo dục các em thế giới quan khoa học, đạo đức, tư tưởng, chính trị, tạo cho các em có ý thức trách nhiệm trong phục vụ xã hội như tìm hiểu, bảo vệ, chăm sóc di tích lịch sử, tìm “địa chỉ đỏ”... Qua đó giáo dục cho các em truyền thống cách mạng, lòng yêu quê hương,

đất nước. Hoạt động ngoại khóa còn góp phần phát triển học sinh ( năng lực nhận thức, năng lực thực hành...)

Hình thức ngoại khóa lịch sử hết sức phong phú đa dạng như: Đọc sách, kể chuyện , nói chuyện, dạ hội trao đổi, thảo luận, tham quan, trò chơi, gặp gỡ nhân chứng lịch sử, tham gia công tác công ích xã hội... Do vậy nội dung của những biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong hình thức này cũng rất phong phú. Tuy nhiên khi sử dụng giáo viên cần chú ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong hoạt động ngoại khóa phải góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông và góp phần thực hiện những nhiệm vụ dạy học của bộ môn.

Thứ hai, nội dung lịch sử địa phương lựa chọn để sử dụng trong hoạt động ngoại khóa phải phản ánh được những sự kiện quan trọng của lịch sử địa phương và dân tộc trong quá khứ, hiện tại nhằm hoàn thiện kiến thức lịch sử, củng cố niềm tin, hoạt động thực tế cho học sinh.

Thứ ba, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong các hoạt động ngoại khóa có tính giáo dục cao, do vậy giáo viên phải chuẩn bị kỹ, lập chương trình, kế hoạch và lựa chọn nội dung, biện pháp phù hợp cho mỗi hình thức, cho từng đối tượng học sinh tránh việc phô trương hình thức.

2.3.3.1. Tổ chức học sinh đọc sách lịch sử địa phương phù hợp.

Đây là hình thức đơn giản, dễ làm và rất có hiệu quả nhằm làm phong phú thêm kiến thức lịch sử trong giờ nội khóa. Để làm tốt hoạt động này giáo viên phải là người hiểu biết đọc nhiều tài liệu về lịch sử địa phương mới hướng dẫn học sinh tiến hành hoạt động này được.

Đối với học sinh lớp 12 học sinh chủ yếu học phần lịch sử Việt Nam từ 1919 – 2000 nội dung chủ yếu là khai thác các vấn đề như: quá trình thành lập Đảng 1919-1930, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1930-1945), các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ của nhân dân ta ở thế kỉ XX, công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước, những thành tựu trên mọi

lĩnh vực của đất nước. Từ nội dung trên giáo viên hướng dẫn học sinh lập danh mục các tài liệu cần tìm hiểu:

1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình – Bác Hồ với Thái Bình. Thái Bình làm theo lời Bác. NXB chính trị quốc gia, Hà Nội – 2000.

2. Đảng cộng sản Việt Nam, ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình – lịch sử Đảng bộ Thái Bình (1927 – 1954) – NXB chính trị quốc gia, Hà Nội – 1999. 3. Đảng cộng sản Việt Nam, ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình – lịch sử Đảng bộ Thái Bình (1954 – 1975) - NXB chính trị quốc gia, Hà Nội – 2002. 4. Đảng cộng sản Việt Nam, ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình – lịch sử Đảng bộ Thái Bình (1975 – 2000) - NXB chính trị quốc gia, Hà Nội – 2004. 5. Đảng cộng sản Việt Nam, ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình – Thái Bình những tập thể và cá nhân anh hùng tập 1 - NXB lao động Hà Nội – 2009.

6. Đảng cộng sản Việt Nam, ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình – Thái Bình những tập thể và cá nhân anh hùng tập 2 - NXB lao động Hà Nội – 2009.

7. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình – Lịch sử Đảng bộ huyện Vũ Thư ( 1929 – 1975) NXB chính trị quốc gia, Hà Nội – 2005.

Để tạo hứng thú tìm đọc sách cho học sinh giáo viên cần khơi dậy tính tích cực, sự hiếu kì và lòng ham hiểu biết cái mới của học sinh bằng cách tóm tắt sơ lược nội dung một cuốn sách. Cách giới thiệu đặc biệt có hiệu quả là dẫn ra một vài chi tiết, những đoạn nhỏ hấp dẫn để khơi dậy học sinh hứng thú tìm đọc tiếp.

Để việc đọc sách thực sự có hiệu quả, ngoài việc giới thiệu sách, hướng dẫn phần đọc, tạo hứng thú tìm hiểu. Giáo viên cũng cần giúp học sinh biết cách ghi chép những điều đã đọc theo trình tự sau:

- Tên sách - Tên tác giả - Thời gian đọc

- Nội dung chủ yếu của sách theo từng phần, từng chương ghi chép những câu tâm đắc, những câu chú thích.

- Những vấn đề rút ra sau khi đọc sách ( những vấn đề liên quan đến bài học, vấn đề thích nhất, những thắc mắc cần giải quyết, ý định sử dụng kiến thức đã thu nhận sau khi đọc ).

Về cách tiến hành, giáo viên có thể hướng dẫn cá nhân học sinh tự đọc hoặc đọc chung cả lớp, ở tổ. Hai hình thức này đều phải tiến hành đối với mỗi học sinh, tùy theo kế hoạch, điều kiện tổ chức.

Cá nhân tự đọc là hình thức phổ biến thuận lợi, quan trọng nhất trong hình thức đọc sách ngoại khóa.

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thường xuyên ở nhà. Song, hình thức phổ biến nhất là học sinh tổ chức các buổi sinh hoạt với sự giúp đỡ chỉ đạo của giáo viên. Các em trình bày về tác giả, phát biểu cảm nghĩ, kể lại nội dung tóm tắt hoặc trích đọc, dẫn ra những đoạn hay trong sách… trong các buổi sinh hoạt như vậy, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh cách đọc; đọc diễn cảm thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả, trong quá trình đọc những đoạn đối thoại của nhân vật lịch sử, lưu ý các em có thể đóng vai…Qua đó tạo hứng thú đọc sách tiếp thu kiến thức để bổ sung và củng cố bài học trên lớp.

Ngoài ra giáo viên có thể gợi ý cho các em trong quá trình đọc sách có thể xây dựng một tiểu phẩm, diễn đạt về một sự kiện, một nhân vật lịch sử địa phương. Chẳng hạn đọc sách tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của nữ anh hùng Nguyễn Thị Chiên, sau đó xây dựng một tiểu phẩm về nhân vật này. Nội dung diễn cảnh Nguyễn Thị Chiên chỉ huy đội du kích đánh trả bảo vệ được kho muối, với cảnh đồng chí Chiên đang dẫn đường đưa đồng chí bí thư chi bộ về hoạt động thì bị bọn giặc phục kích, đồng chí ra hiệu đồng chí bí thư chạy thoát còn mình bị bắt. Cảnh đồng chí Chiên xin được 7 quả lựu đạn gài mìn phục kích diệt 5 tên giặc làm thương 7 tên. Cảnh đồng chí phối hợp với bộ đội chống càn, đồng chí Chiên cùng đồng đội bất ngờ xông ra bắt sống 4 tên giặc trong đó có tên quan chỉ huy đi sục vào làng….

Dù tổ chức đọc sách dưới hình thức nào giáo viên cũng phải xây dựng cho học sinh nề nếp, thói quen khi đọc sách có chủ định, có hiệu quả, tránh tùy tiện.

Như vậy, việc tìm các tài liệu viết về lịch sử địa phương không những giúp học sinh bổ sung, củng cố kiến thức lịch sử địa phương thấy được mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc mà còn giúp các em biết được những đóng góp của nhân dân địa phương. Thông qua đọc tài liệu giúp học sinh phát triển kỹ năng như: kỹ năng đọc, ghi chép, kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng nói trước đám đông. Bên cạnh đó, khi đọc sách lịch sử địa phương có nội dung hay, xúc động, gần gũi với tuổi, hoàn cảnh suy nghĩ với các em học sinh sẽ có thái độ, tình cảm rất chân thực, tỏ ra yêu, ghét rõ ràng. Ví dụ khi đọc cuốn “Bác Hồ với Thái Bình và Thái Bình làm theo lời Bác” trong phần “Bác về mừng công 5 tấn” do đồng chí Lê Thị Định kể Nguyễn Thành Long ghi có phần kể về cuộc gặp của Bác với các cháu thiếu nhi “Tới đầu xóm Dân Chủ, một tốp thiếu nhi tiến gần lại đồng thanh:

- Chúng cháu chào Bác ạ! Bác tươi cười hỏi:

- Các cháu có ngoan không? - Thưa có ạ!

- Có chăm học không? - Thưa có ạ!

- Có vâng lời bố mẹ không? - Thưa có ạ!

- Chìa tay cho Bác xem nào.?

Bác gật đầu tỏ ý bằng lòng vì thấy những bàn tay xinh xắn, nhỏ nhắn của các cháu sạch sẽ. Bác gọi đồng chí cận vụ, lấy kẹo chia cho các cháu.

Bác xoa đầu mấy cháu: - Các cháu thích hát bài gì? - Bài “ Giải phóng miền Nam” ạ! - Các cháu hát cho Bác nghe!

Bác giơ tay lên bắt nhịp, các cháu đồng thanh hát. Đồng bào đứng xung quanh nhìn Bác, nhìn con mình nét mặt tươi hớn hở. Có người rưng rưng nước mắt cảm động vì sung sướng, Bác đi giữa dòng người lưu luyến tiễn chân Bác, hàng cây xanh vẫy chào Bác”. Các em sẽ yêu quý Bác hơn khi thấy tình thương của Bác đối với thiếu nhi Thái Bình.

Hay trong phần “Biên niên sự kiện” các em sẽ thấy Bác Hồ hết sức quan tâm đến người dân Thái Bình nói chung, thiếu nhi Thái Bình nói riêng, Người thường xuyên gửi thư, quà, giấy khen cho thiếu nhi Thái Bình.

Hay cuốn sách: “ Lịch sử Đảng bộ Thái Bình (1927 – 1954)” các em đọc xong sẽ thấy căm ghét thực dân Pháp với những tội ác mà chúng đã làm đối với nhân dân Thái Bình. Đặc biệt là hậu quả câu kết Nhật – Pháp dẫn đến nạn đói tang thương ở Thái Bình năm 1945. “Thời gian này, Thái Bình đang ở đỉnh cao của nạn đói, cảnh chết đói diễn ra khắp đường, khắp chợ, nhất là ở các phủ huyện phía Nam của tỉnh. Nhiều gia đình chết hết không còn một ai, nhiều làng chết đói từ 50% – 80% dân số: Làng Sơn Thọ (Thụy Anh) có 1025 người thì chết 956 người (79% dân số) làng Thanh Nê (Kiến Xương) có 4.164 người, chết 1.854 người. Xã Nam Hải (Tiền Hải), nơi có nhiều đồng bào theo đạo thiên chúa, chết đói 1873 người, Xã Tây Ninh (Tiền Hải, 171 gia đình chết đói không còn một ai…Chỉ trong vòng 5 tháng (từ tháng 3 đến tháng 8) toàn tỉnh, số người chết đói, chết vì bệnh tật do đói lên tới 280.000 người (khoảng 25% dân số). Nạn đói đã cướp đi biết bao sinh mạng, trong đó có không ít đoàn viên cứu quốc và cơ sở cách mạng. Bản thân các đồng chí cán bộ cũng không có lương ăn để hoạt động , các đồng chí sống dựa chủ yếu vào gia đình cơ sở. Có gia đình cơ sở đã bỏ ra lọ thóc giống cuối cùng để nuôi cán bộ. Trong một hội nghị của cơ sở vùng Cọi Khê, đồng chí Nguyễn Đức Tâm (Hậu) phổ biến chương trình Việt Minh. … các Đảng viên dự lớp học, đói quá, phải xin nằm để nghe truyền đạt nội dung, quỹ Đảng không có đồng nào, anh em đề nghị trên trợ cấp cho cán bộ hoạt động (không giám xin ăn

cơm, mà chỉ xin cấp cho cán bộ 2 bữa cháo, nhưng trên cũng không giải quyết được”.[1, tr. 297-298]

Qua đó các em căm thù cao độ đế quốc Pháp – Nhật và ngược lại kính phục những tấm gương chịu đựng gian khổ của cán bộ cách mạng của Đảng.

2.3.3.2. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để kể chuyện lịch sử.

Kể chuyện lịch sử là hình thức ngoại khóa gọn nhẹ, giáo viên có thể tiến hành trong các hình thức dạy học. Khi kể chuyện, nội dung câu chuyện phải có chủ đề, lựa chọn chuyện kể phải chú ý tác dụng giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh. Có nhiều cách kể chuyện : Kể lại nội dung một cuốn sách đã đọc, kể về một sự kiện liên quan đến một nhân vật lịch sử địa phương , kể về một chiến công của nhân dân địa phương. Kể lại những câu chuyện đời thường của một nhân vật lịch sử nhiều khi cũng đem lại hiệu quả cho việc dạy học. Người kể chuyện có thể là giáo viên, có thể là nhân chứng lịch sử - Người đã tham gia trực tiếp vào sự kiện. Sau khi nghe câu chuyện giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh trao đổi thảo luận. Việc kể chuyện muốn đạt hiệu quả đòi hỏi người kể phải diễn đạt bằng ngôn ngữ súc tích, giàu hình ảnh, sinh động, lôi cuốn, thu hút được người nghe. Cách diễn đạt, âm lượng, tốc độ, thái độ, ngữ điệu của người kể phải làm cho người nghe xúc động, phải để cho họ như đang được sống, đang chứng kiến, tham gia vào sự kiện. Nội dung kể chuyện không chỉ giới hạn ở sự kiện, tri thức cung cấp cho học sinh nhiều hay ít mà còn phải biết đi sâu phân tích tình tiết, diễn biến để học sinh thấy được mối dây liên hệ bản chất, ràng buộc bên trong các sự kiện. Mỗi câu chuyện kể cần có các yếu tố giới thiệu vấn đề, tình huống đặt ra, diễn biến sự kiện, sự phát triển tình tiết đến cao độ, câu chuyện kết thúc.

Tuy nhiên, hiệu quả của sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong hình thức ngoại khóa kể chuyện còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như lựa chọn nội dung phải đáp ứng mục đích, yêu cầu của việc học tập lịch sử dân tộc, không sa đà vào các chi tiết hư cấu, giật gân, đảm bảo đúng quan điểm và đặc biệt còn phụ thuộc vào “duyên” của người kể chuyện. Tùy nội dung, yêu cầu của

bài học, giáo viên có thể sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để xây dựng thành các câu chuyện kể về các sự kiện, nhân vật (chính diện hoặc phản diện).

Ở môi trường có điều kiện giáo viên có thể mời nhân chứng lịch sử trực tiếp kể chuyện ví dụ có thể mời nữ anh hùng Nguyễn Thị Chiên hoặc anh hùng Phạm Tuân kể về những chiến công của họ và những hoạt động cách mạng của họ sau này.

Sự gặp gỡ, tiếp xúc với các “nhân chứng” lịch sử, những người đã từng chứng kiến, tham gia các sự kiện có tác dụng giáo dục rất lớn .Bằng phương pháp nêu gương những người thật, việc thật sẽ để lại trong tim học sinh ấn tượng sâu sắc và là cách giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của cha ông, những người anh hùng của quê hương mình. Từ đó học sinh có ý thức học tập, ý thức giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của quê hương mình.

2.3.3.3 Tổ chức dạ hội lịch sử về chủ đề lịch sử địa phương .

Dạ hội lịch sử là hình thức mà giáo viên có thể kết hợp linh hoạt các hoạt động ngoại khóa khác nhau. Muốn tổ chức một buổi dạ hội lịch sử có hiệu quả, yêu cầu giáo viên phải chú ý một số điểm sau:

- Chọn chủ đề lịch sử địa phương phải gắn liền với lịch sử dân tộc

- Lựa chọn nội dung lịch sử địa phương phải đảm bảo yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh, phải phù hợp với yêu cầu chương trình dạy học và phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh.

- Lựa chọn hình thức tổ chức phải phong phú, đa dạng, tạo được khí thế của một đêm dạ hội theo đúng nghĩa, cần thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh vào các hoạt động để phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần tập thể cho các em.

Cần có kế hoạch, chuẩn bị công phu, chu đáo (về thời gian, địa điểm, nội dung, hình thức, kinh phí thực hiện, khách mời ở địa phương nơi trường đóng…)

Ví dụ: Kỉ niệm cách mạng tháng Tám thành công ở Thái Bình (25/8) giáo viên có thể tổ chức buổi dạ hội lịch sử với chủ đề “Thái Bình – mảnh đất anh hùng”. Buổi dạ hội được tổ chức tại sâu khấu trường trung học phổ thông Vũ

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (chương trình chuẩn (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)