Trƣớc năm 1930, phong trào yêu nƣớc chống Pháp của nhân dân ta diễn ra liên tục, sôi nổi và quyết liệt song đều bị thất bại vì khủng hoảng

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (chương trình chuẩn (Trang 113 - 125)

diễn ra liên tục, sôi nổi và quyết liệt song đều bị thất bại vì khủng hoảng về đƣờng lối Đảng ra đời đã vạch ra đƣờng lối chiến lƣợc cho cách mạng. - Đảng ra đời, xây dựng đƣợc một lực lƣợng mới cho cách mạng mà chủ yếu là liên minh công nông.

-Đảng ra đời vạch ra đƣợc phƣơng pháp cách mạng đúng. -Đảng ra đời đã xây dựng đƣợc bạn đồng minh mới.

Vì những lẽ đó đảng ra đời đã mở ra bƣớc ngoặt lịch sử vĩ đại cho cách mạng Việt Nam.

PHỤ LỤC 3

* Việc xây dựng cơ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Thái Bình và sự thất bại khi khởi nghĩa nổ ra ngày 16/2/1930 đánh dấu khuynh hướng cách mạng vô sản hoàn toàn chiếm ưu thế.

Ở Thái Bình cơ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng khá mạnh, đối tượng của họ là những người thuộc tầng lớp tiểu tư sản, phú nông, hào lý, công chức, binh lính. Các ông giáo Đoài, giáo Nhưng, giáo Chính (ở thị xã Thái Bình) Hào Điển ( ở Ô Mễ) là những người lãnh đạo tổ chức Quốc Dân Đảng ở Thái Bình. Bởi vậy ngày 9/2 khi khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Bảo thì ngày 16/12/1930 những người thuộc tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Thái Bình cũng khởi nghĩa ở huyện Phụ Dực. Họ cho quân đánh vào huyện lị, tước vũ khí của lính huyện rồi rút lui. Ngay ngày hôm sau, thực dân Pháp bắt một số người khởi nghĩa, tra tấn, điều tra ra được nơi cất giấu vũ khí, chúng thu lại được ở thị xã Thái Bình và các phủ huyện, chúng bắt tất cả những ai mà chúng tình nghi là cộng sản, là Quốc Dân Đảng. Nhà giam ở tỉnh và các phủ huyện chật ních người. Thống sứ Bắc Kỳ phái một đội lính, do tên quan hai Môghê chỉ huy về Thái Bình để hỗ trợ cho bọn cầm quyền địa phương thực thi công việc đàn áp. Bọn lính của Môghê ngày đêm tuần tiễu, lùng sục đến những làng mà chúng tình nghi, làm náo loạn thêm, tình hình trong tỉnh. Không khí khủng bố bao trùm đè nặng tư tưởng mọi người.

* Thân thế và sự nghiệp của nhân vật lịch sử Nguyễn Đức Cảnh

Nguyễn Đức Cảnh người Diêm Điền tổng Hổ Đội, huyện Thụy Anh ( nay thuộc thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy) tỉnh Thái Bình. Thân phụ của ông là cụ Nguyễn Đức Tiết, từng tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp do đề đốc Tạ Quang Hiện lãnh đạo, mẹ ông là Trần Thị Thùy. Cha ông mất sớm, ông được bạn của cha nuôi ăn học sau đó tham gia phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và đám tang Phan Chu Trinh (1926) nên bị đuổi học. Ông lên Hà Nội kiếm sống, đã từng tham gia hoạt động của Việt Nam Quốc Dân Đảng sau đó được cử sang Quảng Châu được tham dự lớp

huấn luyện của hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Ông về nước tham gia rất nhiều công việc của Đảng, giữ những vị trí chủ chốt và ở cương vị nào ông cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tháng 1/1930 ông và đồng chí Trịnh Đình Cửu được cử làm đại diện của Đảng cộng sản Đông Dương sang Cửu Long dự hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một chính Đảng dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Sau đó ông về nước triển khai nghị quyết hội nghị Cửu Long và chỉ thị của Nguyễn Ái Quốc.

Tháng 5/1930 ông được trung ương cử làm bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ. Ngày 9/4/1930 trên đường từ cuộc họp quan trọng của xứ ủy Trung Kỳ trở về ông bị bắt và bị chính quyền thực dân giam ở nhà tù Hỏa Lò.

Ngày 30/7/1932 chính quyền thực dân đưa ông và đồng chí Hồ Ngọc Lân xuống nhà lao Sông Lấp để xử chém. Hai ông thụ hình ở đây vào sáng sớm ngày 31/7/1932

* Thành tựu trong chiến đấu của quân dân Thái Bình trong thời gian phối hợp với chiến dịch Hòa Bình đông xuân 1951 – 1952.

Khi Đảng ta đề ra chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tấn công Hòa Bình của địch”. Để phối hợp với chiến dịch Hòa Bình, Đảng bộ Thái Bình chủ trương: “Đẩy mạnh đấu tranh vũ trang để phá âm mưu bình định Tiên- Duyên- Hưng phục hồi cơ sở mọi mặt” thực hiện chủ trương đó trong những ngày cuối năm 1951, đầu tháng 1/1952, các đội tuyên truyền vũ trang của tỉnh phối hợp với lực lượng vũ trang các huyện đã phân tán tiến vào khôi phục phong trào ở Thụy Anh, Phụ Dực và các xã miền Bắc Đông Quan.

Sau 10 ngày hoạt động quân dân Thái Bình đã tiêu diệt bức rút 40 đồn địch chủ yếu là các đồn Hương Dũng, Tổng Dũng, Vệ Sỹ. Kết quả đã góp phần cùng huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo phá một mảng lớn tuyến phòng thủ Sông Hóa thuộc Séc tơ Vĩnh Ninh của Địch.

Thắng lợi đó đã bước đầu củng cố được tinh thần quần chúng, khắc phục được tâm lý sợ khó khăn, bi quan, sợ càn quét lớn, quân và dân ta phấn

khởi chuẩn bị chiến trường để đón bộ đội chủ lực vào hoạt động. Để phối hợp với chiến dịch Hòa Bình, đại đoàn 320 được lệnh tiến vào vùng sau lưng địch. Ở Đồng bằng Bắc Bộ nhằm phát triển chiến tranh du kích, phá thế bình định của địch.

Sau nhiều ngày nghi binh lừa địch, đêm ngày 17/1/1952 cánh quân thứ nhất của Sư 320 qua 10 bến đò ngang Sông Hồng thuộc địa phận xã Quang Thẩm huyện Vũ Tiên đã sang sông an toàn. Ngày 25/1/1952 (29 tết Nhâm Thìn) cánh quân thứ hai có cả pháo binh của đại đoàn đã vào Thái Bình an toàn. Sau đó bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích đã phối hợp tác chiến hết sức ăn ý để đánh Pháp. Cụ thể: Trong thời kỳ phối hợp với chiến dịch Hòa Bình quân dân Thái Bình cùng bộ độ đại đoàn 320 và trung đoàn 42 đã tiêu diệt bức hàng, bức rút 75 đồn địch (trong đó có 44 vị trí nhà thờ thiên chúa giáo) bắt giáo dục và phóng thích tại chỗ gần 2.000 vệ sĩ làm tan rã lực lượng nòng cốt – chỗ dựa của bọn phản động trong thiên chúa giáo của quân đội Pháp ở Thái Bình.

Vùng giải phóng được mở rộng bao gồm huyện Tiền Hải, chín phần mười huyện Thái Ninh, ba phần tư huyện Kiến Xương, một phần ba huyện Thụy Anh, một phần ba huyện Đông Quan với hơn 60 vạn dân… khu căn cứ đã nối liền Nam Thư Trì với Nam Vũ Tiên qua Nam Kiến Xương đến Tiền Hải. Khu căn cứ Bắc Kiến Xương nối liền với khu Tây Hồ Bắc Vũ Tiên. Khu căn cứ du kích Tiên – Duyên – Hưng, Đông Quỳnh Phụ nối với khu du kích Thụy Anh. Các khu du kích của Thái Bình nối liền với khu du kích của tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Kiến An, Hà Nam, Nam Định… tạo thành một vùng du kích rộng lớn của liên khu Ba.

Đây là thắng lợi to lớn của Đảng bộ và nhân dân Thái Bình từ ngày kháng chiến đến nay. Thắng lợi này đã góp một phần quan trọng vào chiến thắng chung trên chiến trường toàn quốc

Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Tán Thuật huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, khi được tuyên dương anh hùng, đồng chí là trung đội trưởng đội nữ du kích xã, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

Gia đình Nguyễn Thị Chiên rất nghèo, mồ côi cha, rồi đến mẹ, đồng chí phải đi ở đợ cho địa chủ, khổ cực ngay từ nhỏ. Cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí thoát khỏi cuộc đời đi ở. Được cán bộ cách mạng giáo dục, dìu dắt. Nguyễn Thị Chiên dần dần hiểu biết và tích cực tham gia hoạt động. Đồng chí đã làm công tác phụ nữ, tổ chức du kích, xây dựng cơ sở cách mạng, tuyên truyền giác ngộ quần chúng chiến đấu chống giặc bảo vệ xóm làng, công tác nào cũng nêu cao tinh thần tận tụy gương mẫu, dũng cảm, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Năm 1946 Nguyễn Thị Chiên làm giao thông cho đoàn thể phụ nữ và du kích thôn. Năm 1947 được cử làm tiểu đội trưởng nữ du kích. Năm 1948 làm trung đội phó. Ở cương vị nào đồng chí cũng tích cực làm tốt mọi việc được chị em rất tín nhiệm. Trong hoàn cảnh thiếu thốn của những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, đồng chí đã vận động chi em làm ruộng, vỡ hoang, cấy lúa, tự túc lương thực và mua sắm trang thiết bị. Tháng 12 năm 1949, địch âm mưu cướp phá kho lương thực ở các địa phương, Nguyễn Thị Chiên chỉ huy đội nữ du kịch đánh quyết liệt bảo vệ kho muối. Tháng 4 năm 1950 địch âm mưu cướp phá kho lương thực ở địa phương, Nguyễn Thị Chiên đang dẫn đường đưa đồng chí bí thư chi bộ về hoạt động thì bị bọn giặc phục kích. Nguyễn Thị Chiên đã ra hiệu để đồng chí cán bộ chạy thoát còn mình thì bị địch bắt. Địch dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ tra tấn dã man nhưng đồng chí đã nêu cao tinh thần bất khuất trước kẻ thù, kiên quyết không khai một lời Sau ba tháng rưỡi, chúng không khai thác được tài liệu gì buộc phải thả đồng chí. Điều trị vừa hồi sức, đồng chí lại tiếp tục hoạt động.

Tháng 5 năm 1951, đội nữ du kích do đồng chí chỉ huy hoạt động mạnh , phá đường, quấy rối, gây cho địch nhiều khó khăn. Một lần xin trên được 7 quả mìn, đồng chí đã chỉ huy chị em gài mìn phục kích giặc, diệt 5 tên, làm bị

thương 7 tên gây phấn khởi, tin tưởng trong toàn đội và được tín nhiệm với nhân dân trong vùng tạm chiếm.

Tháng 7 năm 1951, bọn giặc điên cuồng bắn phá cơ sở cách mạng của ta, lùng bắt cán bộ, đảng viên đàn áp nhân dân. Tình thế rất gay go, nhưng được cấp ủy chỉ đạo trực tiếp. Đồng chí đã tích cực tuyên truyền vận động, giúp đỡ nhân dân, xây dựng lại được cơ sở ở 5 thôn, làm chỗ đứng cho cán bộ cách mạng.

Tháng 10 năm 1951, đồng chí chỉ huy đội du kích phối hợp với bộ đội phục kích địch trên đường 39. Khi nổ súng, địch chạy toán loạn, đồng chí đã dũng cảm cùng bộ đội truy kích địch. Riêng đồng chí đã bắt, trói được 6 tên, bắn bị thương 1 tên, thu súng 4 tên.

Tháng 12 năm 1951, đội nữ du kích phối hợp với bộ đội phục kích đánh địch chống càn. Lợi dụng địch chủ quan sơ hở, không đề phòng, Nguyễn Thị Chiên cùng đồng đội bất ngờ xông ra bắt sống 4 tên. Có tên quan chỉ huy đang đi sục vào làng, Khi giặc tiến công vào, đồng chí đã cùng đồng đội dũng cảm chiến đấu. Riêng đồng chí đã bắn chết 3 tên, bắt sống 4 tên, giật được 1 súng.

Tháng 1 năm 1952, phối hợp với bộ đội đánh bốt An Bồi, đồng chí đã dũng cảm cùng đồng đội cắt hàng rào, đánh bộc phá, ném lựu đạn và cùng anh em xông vào bốt bắt sống 6 tên ngoan cố đang lẩn trốn trong đó có tên đồn trưởng. Trận này đồng chí còn cõng được 6 thương binh ra ngoài an toàn. Nguyễn Thị Chiên được tỉnh và huyện khen 8 lần. Trong đại hội liên hoan Anh hùng và chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ nhất tháng 5/1952, đồng chí được Hồ Chủ Tịch tặng khẩu súng ngắn của người, được chính phủ và Hồ Chủ Tịch tặng huân chương quân công bạng ba, huân chương kháng chiến hạng nhất. Ngày 19/5/1952 Nguyễn Thị Chiên được chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. * Tiểu sử và chiến công của nhân vật lịch sử Tạ Quốc Luật.

Đại tá Tạ Quốc Luật (sinh năm 1924) quê ở thôn Quang Lang, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, Tạ

Quốc Luật sớm giác ngộ cách mạng và tham gia chiến đấu tại đại đoàn 312. Trưởng thành trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Tạ Quốc Luật từ một người lính đã trở thành Đảng viên, một đại đội trưởng gương mẫu dũng cảm. Chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu đã ghi dấu ấn của Tạ Quốc Luật khi đồng chí là người đầu tiên cắm lá cờ tổ quốc quyết chiến quyết thắng lên nóc hầm tướng Đcátxtơri ngày 7/5/1954.

* Thành tựu trong lao động sản xuất của nhân dân Thái Bình trong xây dựng chủ nghĩa xã hội về sản xuất nông nghiệp.

Năm 1966 năm đầu thực hiện kế hoạch 2 năm chuyển hướng phát triển kinh tế, quyết tâm chỉ đạo của tỉnh ủy Thái Bình là: “Giữ vững và dương cao ngọn cờ 5 tấn bằng tất cả mọi cố gắng của mình” song cũng gặp không ít khó khăn như đói tháng 3, sâu bệnh vụ mùa. Mặc dù vậy với những cố gắng và quyết tâm cao của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh năng xuất lúa cả năm của tỉnh được 5.044 kg /ha. Các huyện Thụy Anh, Kiến Xương, Phụ Dực, Duyên Hà, Thư Trì, Vũ Tiên, thị xã, Hưng Nhân, Quỳnh Côi, Tiên Hưng đều đạt từ 5.028kg/ha đến 5.400kg/ha. Tháng 11/1966 ủy ban hành chính tỉnh phát động nhân dân toàn tỉnh bình công, báo công để khen thưởng và ghi vào sổ vàng 5 tấn. Trung tuần tháng 12/1966 nhân dân Thái Bình mở hội mừng công một năm sản xuất và chiến đấu. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen quân, dân Thái Bình, nhiều tỉnh miền Bắc và Trà Vinh kết nghĩa cũng gửi điện chúc mừng Thái Bình 5 tấn. Đài báo của tỉnh và trung ương đã nêu gương các đơn vị và địa phương có năng xuất điển hình đó là: Tiên Hưng, Thụy Anh, Phụ Dực, các hợp tác xã tiêu biểu là Nguyên Xá, Tân Phong, Vũ Thắng, Quảng Nạp, Đồng Lôi, Hà Xá, Anh Vũ…Thái Bình đạt 5 tấn/ha ghi dấu mốc đầu tiên trong lịch sử về năng xuất lúa của miền Bắc là một quá trình phấn đấu gian khổ, bền bỉ từ năm 1961 - năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Thắng lợi này thể hiện ý chí quyết thắng giặc Mĩ trên mặt trận sản xuất nông nghiệp của Đảng bộ và nhân dân Thái Bình. Thắng lợi ấy có được là do sự lãnh đạo chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền, tinh thần trách nhiệm cao

của cán bộ Đảng viên, sự hoạt động tích cực phục vụ sản xuất nông nghiệp của các ngành giới và sự nỗ lực quên mình của giai cấp nông dân trong tỉnh. Năm 1958, Thái Bình được đón Bác về thăm lần thứ 3, trong chuyến thăm này, Bác quan tâm theo dõi và khen ngợi công tác xây dựng tổ đổi công và HTX ở Thái Bình. Bác muốn kinh nghiệm của Thái Bình được nhân rộng ra toàn miền Bắc. Trong buổi nói chuyện với đại biểu nhân dân Thái Bình., Người nhấn mạnh: “ Thái Bình có nhiều điều kiện thuận lợi, đồng bào và cán bộ phải cố gắng để tỉnh nhà trở thành một tỉnh gương mẫu”. năm 1962 trong lần về thăm Thái Bình lần thứ 4. Bác ghi nhận và biểu dương thành tích xây dựng HTX và đời sống mới của Đảng Bộ và nhân dân Thái Bình. Bác ân cần căn dặn: “Đồng bào và cán bộ phải quyết tâm làm cho Thái Bình trở thành một tỉnh khá nhất để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm nền tảng vững mạnh cho công cuộc thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà”. Năm 1967, trong lần về thăm Thái Bình lần thứ 5, Bác khen ngợi thành tích thâm canh, tăng năng suất lúa của nhân dân Thái Bình. Người nói: “ Bác rất vui lòng thấy Thái Bình có tiến bộ nhiều. Bác mong các đồng chí và đồng bào đều cố gắng hơn nữa để Thái Bình trở thành một tỉnh gương mẫu về mọi mặt”.

* Tiểu sử và chiến công của nhân vật lịch sử Bùi Quang Thận

Ông sinh năm 1948 tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình. Ông gia nhập quân đội năm 1966. Từ năm 1966 đến năm 1975 ông trưởng thành từ pháo thủ đến đại đội trưởng Đại đội 8, trung đoàn tăng thiết giáp 202.

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (chương trình chuẩn (Trang 113 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)