Những yêu cầu khi xác định các tài liệu lịch sử địa phương sử dụng trong dạy học lịch sử dân tộc

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (chương trình chuẩn (Trang 55 - 57)

trong dạy học lịch sử dân tộc .

Nguồn tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông rất phong phú nhưng thời gian có hạn, khi giảng dạy cần xác định rõ mục tiêu của bài để lựa chọn tài liệu lịch sử địa phương cho phù hợp và có hiệu quả. Lịch sử địa phương bao gồm một khối lượng các sự kiện về thời gian và không gian tương ứng với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc . Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn những kiến thức gì và như thế nào để học sinh nắm vững lịch sử dân tộc, hiểu sâu sắc lịch sử địa phương , nhưng đồng thời qua đơn vị kiến thức ấy sẽ nâng cao hiệu quả bài học lịch sử dân tộc ở chương trình THPT. Để giải quyết vấn đề này có thể xác định mấy yêu cầu sau:

Thứ nhất, tài liệu lịch sử địa phương đưa vào dạy học lịch sử dân tộc phải đảm bảo tính chính xác khoa học và tiêu biểu đủ để khôi phục lại bức tranh quá khứ. Qua đó giúp học sinh biết và hiểu được lịch sử dân tộc qua các thời kì lịch sử thông qua nguồn tài liệu lịch sử địa phương.

Thứ hai, tài liệu lịch sử địa phương được đưa vào dạy học lịch sử dân tộc phải đảm bảo tính toàn diện, tức là phải chọn tài liệu trên tất cả các lĩnh

vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quân sự… tương ứng với giai đoạn lịch sử dân tộc ở từng thời kì. Song cũng phải chú ý, sự kiện sử dụng phải làm rõ được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc trong vùng và tỉnh. Do đó để nâng cao hiệu quả bài học và làm phong phú bài học lịch sử trên lớp cần khai thác triệt để các nguồn tài liệu lịch sử địa phương vào trong dạy học lịch sử dân tộc.

Thứ ba, tài liệu lịch sử địa phương đưa vào trong dạy học lịch sử dân tộc phải đảm bảo tính hệ thống. Việc sử dụng thường xuyên tài liệu lịch sử địa phương của giáo viên trong dạy học , nó đảm bảo quan hệ giữa các bài học lịch sử dân tộc với tài liệu lịch sử địa phương, giữa dạy học nội khóa và hoạt động ngoại khóa.

Thứ tư, tài liệu lịch sử địa phương vô cùng phong phú và đa dạng, có nhiều người nghiên cứu với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, ở đây tài liệu lịch sử địa phương được sử dụng trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông mang tính thông sử, vì thế cần phải lựa chọn những tài liệu tiêu biểu nhất, cơ bản nhất. Tài liệu đó phải chứa đựng những kiến thức cơ bản để phục vụ cho bài dạy. Kiến thức cơ bản là kiến thức tối ưu cần thiết cho việc hiểu biết của học sinh về lịch sử dân tộc , thế giới. Kiến thức cơ bản bao gồm các yếu tố như: sự kiện lịch sử, các niên đại, địa danh, nhân vật lịch sử, bài học, quy luật lịch sử… Vậy làm thế nào để lựa chọn những kiến thức lịch sử cơ bản của địa phương để sử dụng trong dạy học? Để xác định được, người giáo viên ngoài việc nắm được chương trình lịch sử dân tộc , lịch sử thế giới một cách chắc chắn, phải có vốn hiểu biết lịch sử địa phương một cách hệ thống, toàn diện, sâu sắc. Từ đó xác định và phân biệt kiến thức cơ bản là sự kiện lịch sử đã diễn ra ở địa phương và trở thành sự kiện chung được giảng dạy trong chương trình lịch sử dân tộc và những sự kiện lịch sử của địa phương không trở thành lịch sử dân tộc , nhưng tiêu biểu có liên quan đến một sự kiện lớn và làm phong phú lịch sử dân tộc có tác dụng giáo dục sâu sắc đối với học sinh. Song cũng cần chú ý khi đưa tài liệu lịch sử địa phương

vào trong dạy học lịch sử dân tộc, không chỉ cho học sinh thấy mặt tốt đẹp, ưu điểm thành công mà còn phải cho các em thấy cả những mặt chưa được, hạn chế của địa phương để có hướng khắc phục, sửa chữa.

Như vậy, việc xác định nội dung tài liệu lịch sử địa phương dùng trong dạy học lịch sử dân tộc là vô cùng quan trọng và cần thiết, chỉ khi nào xác định đúng nội dung lịch sử địa phương để đưa vào dạy học lịch sử dân tộc thì mới nâng cao hiệu quả bài học và giáo dục học sinh được tốt.

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (chương trình chuẩn (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)