Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1919 – 2000 ở trƣờng THPT.

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (chương trình chuẩn (Trang 48 - 50)

đoạn 1919 – 2000 ở trƣờng THPT.

2.1.1. Vị trí

Trong chương trình lịch sử hiện nay (SGK xuất bản năm 2007) lịch sử dân tộc được dạy ở ba khối lớp 10, 11, 12. Ở khối lớp 10 các em được tìm hiểu khái quát lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX (từ bài 13 đến bài 28). Ở lớp 11 các em tìm hiểu lịch sử Việt Nam từ năm 1858 – 1918 (từ bài 19 đến bài 24). Lên lớp 12 các em tiếp tục tìm hiểu lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 ( từ bài 12 đến bài 27).

Như vậy, khóa trình lịch sử Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng, chiếm tới hai phần ba số tiết dạy học. Trong đó nội dung lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975 gồm các giai đoạn lịch sử tiêu biểu, phác họa các bước phát triển của lịch sử dân tộc , đặc biệt là giai đoạn lịch sử từ khi có Đảng lãnh đạo. Qua đó giúp học sinh hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng, tình cảm đúng đắn và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thực hành bộ môn… Chính vì vậy khóa trình lịch sử dân tộc nói chung, giai đoạn lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến 2000 nói riêng, giữ một vị trí hết sức quan trọng trong chương trình lịch sử ở trường THPT. Việc giảng dạy, học tập lịch sử Việt Nam ở giai đoạn này có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh.

2.1.2. Mục tiêu

Mục tiêu của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là… “ Nhằm giúp học sinh có những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học giáo dục lòng yêu quê

hương đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội” [7, tr. 5]. Căn cứ vào mục tiêu môn học, khi dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919 – 2000 giáo viên cần giúp học sinh đạt được:

- Về kiến thức

+ Biết và hiểu được những kiến thức lịch sử tiêu biểu, những bước phát triển chủ yếu, những chuyển biến quan trọng trong lịch sử dân tộc từ năm 1919 đến năm 2000. Trên cơ sở hiểu rõ những sự kiện tiêu biểu của từng thời kỳ, để thấy được những chuyển biến lịch sử và sự phát triển chung của thế giới. + Hiểu được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc từ năm 1919 – 2000.

+ Hiểu được những nhân tố chủ yếu góp phần tạo nên các thành tựu nói trên cũng như những hạn chế trên con đường đấu tranh bảo vệ và phát triển của đất nước, con người Việt Nam.

- Về kỹ năng: Hình thành và phát triển các kỹ năng cần thiết trong học tập bộ môn như:

+ Xem xét sự kiện lịch sử trong các mối quan hệ không gian và thời gian. + Làm việc với SGK và các nguồn sử liệu

+ Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.

+ Bồi dưỡng các năng lực phát hiện, đề xuất và giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử (điều tra, thu thập, xử lý thông tin, nêu dự kiến giải quyết vấn đề tổ chức thực hiện dự kiến, kiểm tra tính đúng đắn của kết quả, thông báo, trình bày về kết quả, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống để tiếp nhận kiến thức mới…).

- Về tình cảm, thái độ, tư tưởng.

+ Có tình yêu quê hương, đất nước, gắn liền với chủ nghĩa xã hội, lòng tự hào dân tộc, có thái độ tôn trọng đối với các di sản lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

+ Lên án căm ghét chủ nghĩa đế quốc và bọn tay sai bán nước, lên án chiến tranh xâm lược phi nghĩa, yêu mến hòa bình.

+ Kính trọng, biết ơn, tin tưởng vào quần chúng nhân dân, những người có công với Tổ Quốc, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

+ Có những phẩm chất cần thiết của người công dân ý thức trách nhiệm cao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc hiện nay; yêu lao động, sống nhân ái, có kỷ luật, tôn trọng và làm theo pháp luật, đoàn kết dân tộc và quốc tế.

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (chương trình chuẩn (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)