Các nguồn tài liệu lịch sử Thái Bình cần khai thác để sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (chương trình chuẩn (Trang 57)

dạy học lịch sử Việt Nam .

Để sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào trong dạy học lịch sử dân tộc, trước hết phải xác định được nguồn tài liệu. Đây là công việc đầu tiên nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng, kết quả của việc sử dụng tài liệu phần lớn phụ thuộc vào việc xác định nguồn tài liệu để phục vụ cho việc dạy học lịch sử dân tộc.

Nguồn tài liệu lịch sử địa phương chẳng những là nguồn cứ liệu khoa học để hiểu rõ sự phát triển của lịch sử địa phương mà còn là những căn cứ cụ thể, chi tiết để xem xét, đánh giá một cách toàn diện những sự kiện, hiện tượng trong lịch sử dân tộc, tránh được những quan niệm, phiến diện, chủ quan trong nghiên cứu. Tài liệu lịch sử “ Muốn trở thành cơ sở thực sự, cần phải xem xét không chút ngoại lệ toàn bộ các sự kiện có liên quan chứ không lấy những sự kiện cá biệt. Nếu không người ta sẽ hoài nghi có lý rằng. Những sự kiện ấy được sưu tầm một cách tùy tiện, thay mối quan hệ khách quan bằng chủ quan” [18 – 267].

Tài liệu lịch sử địa phương bao gồm những nguồn sau:

- Tài liệu thành văn: Đây là loại tài liệu hết sức đa dạng, phong phú giữ vị trí hàng đầu trong các loại tài liệu lịch sử địa phương. Tài liệu này giúp chúng ta thấy được hoàn cảnh lịch sử cụ thể, phản ánh được nội dung lịch sử khá toàn diện, trên các lĩnh vực; Loại tài liệu này tồn tại dưới dạng: Các bản chép tay, văn kiện, báo cáo, hồi ký, các cuốn sổ tay, nhật ký, truyền đơn… Trong đó có

tài liệu phản ánh toàn diện mọi mặt về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quân sự của địa phương. Có những tài liệu đi sâu vào phản ánh một mặt, một hiện tượng, một nhân vật lịch sử, một khía cạnh nào đó dưới dạng chuyên khảo chẳng hạn nghiên cứu về một trận đánh, một cuộc khởi nghĩa, một sự kiện, một hiện tượng, một nhân vật lịch sử… Mặc dù, chưa được toàn diện đầy đủ, song đây là cơ sở quý báu, những gợi ý quan trọng cho giáo viên có hướng sử dụng trong các bài giảng lịch sử dân tộc. Khi xem xét, sử dụng loại tài liệu này, cần phải xem thận trọng loại bỏ những phản ánh mang tính chủ quan, hoặc sự nhầm lẫn. Khi tái hiện lịch sử, để khắc phục những hạn chế phải kết hợp chặt chẽ với những loại tài liệu khác.

+ Lịch sử Đảng bộ: Đây là nguồn tài liệu đã được tập trung nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của cơ sở Đảng ở một địa phương nhất định. Thông qua những hoạt động cách mạng cụ thể ở từng giai đoạn để làm toát lên những truyền thống tốt đẹp của Đảng bộ cơ sở đánh giá toàn diện các hoạt động, rút ra những bài học kinh nghiệm cả thành công hay thất bại trong xây dựng Đảng, liên hệ với các tổ chức quần chúng, như lịch sử Đảng bộ Thị Xã, lịch sử Đảng bộ Vũ Thư, lịch sử Đảng bộ Kiến Xương, lịch sử Đảng bộ Tiền Hải, lịch sử Đảng bộ Đông Hưng, lịch sử Đảng bộ Quỳnh Phụ, lịch sử Đảng bộ Thái Thụy. .. Đây là nguồn tài liệu đáng tin cậy cho giáo viên và học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

+ Thông sử địa phương: Là tài liệu được nghiên cứu, trình bày một cách hệ thống, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng, đấu tranh cách mạng… Qua các thời kỳ lịch sử.

- Tài liệu hiện vật: bao gồm những di vật khảo cổ, các công trình kiến trúc nghệ thuật, những di tích lịch sử. Những tài liệu hiện vật lịch sử có thể đã được sưu tầm, lưu giữ trong các nhà truyền thống, bảo tàng, kho lưu trữ hoặc được nhân dân bảo quản… Đây là nguồn tài liệu giúp giáo viên đối chiếu với các loại tài liệu khác để xác định đúng bản chất của vấn đề. Trong việc sử dụng cần phải xác định đúng nguồn gốc của hiện vật để khai thác có hiệu quả

- Tài liệu truyền miệng gồm : Những câu chuyện lịch sử, cổ tích, ca dao, tục ngữ, hò vè, câu đối, văn tế. Văn học dân gian có giá trị lớn trong việc nhận thức lịch sử “ Văn học nghệ thuật dân gian có tác dụng cực kỳ quan trọng trong việc bổ sung đính chính sàng lọc những kiến thức của chúng ta về lịch sử dân tộc” [21, tr 35]

- Tài liệu dân tộc học: Có những sự kiện, hiện tượng lịch sử địa phương gắn với phong tục tập quán của địa phương. Nếu khai thác tốt nguồn tài liệu này chúng ta sẽ được khắc phục được những khoảng trống, những dấu ấn mờ nhạt của những phần có nguồn tài liệu ít ỏi.

- Tài liệu ngôn ngữ học: Tài liệu này có liên quan đến lịch sử địa phương ở hai khía cạnh chủ yếu là địa danh và phương ngôn. Đây cũng là nguồn tài liệu giúp chúng ta trong việc xác định, kiểm chứng nguồn tài liệu lịch sử dân tộc. Ở đây chúng tôi tập trung vào sử dụng tài liệu thành văn.

2.2.3. Nội dung lịch sử Thái Bình cần khai thác để sử dụng trong dạy học lịch sử dân tộc lớp 12 từ năm 1919 - 2000.

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (chương trình chuẩn (Trang 57)