Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam.

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (chương trình chuẩn (Trang 27 - 34)

dạy học lịch sử Việt Nam.

1.1.3.1. Vai trò

Thứ nhất việc đưa lịch sử địa phương vào giảng dạy trong trường phổ thông là nhằm thực hiện phương châm giáo dục của Đảng.

Xuất phát từ “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [23, tr 8], bộ môn lịch sử cùng với các bộ môn khác ở nhà trường phổ thông phải góp phần vào đào tạo thế hệ trẻ.

Mục tiêu, nguyên lí, nguyên tắc giáo dục của Đảng đã được thể chế hóa, làm rõ trong luật giáo dục (2005): “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.” [23, tr 8].

Từ mục tiêu nguyên lí, phương pháp giáo dục chung nêu trên ở nhà trường phổ thông… Học tập lịch sử trong đó có sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu lịch sử địa phương sẽ góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Thứ hai sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc là sử dụng một nguồn tài liệu ngoài sách giáo khoa, góp phần cụ thể hóa những kiến thức cơ bản của bài học… Như đã nói, đặc trưng của việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông là “học sinh không thể trực quan sinh động được các sự kiện (kể cả sự kiện đang xảy ra ngoài tầm mắt các em) không thể tái diễn lại lịch sử trong phòng thí nghiệm (dù trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, các nhà nghiên cứu cũng chỉ dựng lại một phần của sự kiện)” [17 tr 127]. Do đó trong dạy học lịch sử, giáo viên phải dựa trên cơ sở tài liệu- sự kiện trong đó có tài liệu lịch sử địa phương bằng lời nói sinh động để khôi phục quá khứ. Trong dạy học lịch sử sách giáo khoa là tài liệu cơ bản cho học sinh tự học nhưng sách giáo khoa thường trình bày cô đọng, súc tích và tĩnh hơn sự phát triển nhanh chóng của khoa học lịch sử. Với nội dung trình bày trong sách giáo khoa học sinh chưa hình dung đầy đủ sự phát triển phong phú đa dạng của lịch sử từng địa phương trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Vì vậy, dạy học lịch sử, nguồn tài liệu lịch sử địa phương góp phần rất lớn giúp các em hiểu lịch sử Việt Nam trong tính đầy đủ toàn diện của nó. Tài liệu lịch sử địa phương rất đa dạng lại phản ánh những gì đã và đang diễn ra xung quanh các em. Học sinh sẽ hứng thú tìm hiểu về lịch sử, về mảnh đất con người quê hương trong quá khứ, qua đó khơi dậy niềm tự hào, lòng biết ơn và tình yêu quê hương đất nước được nảy nở trong trái tim học sinh.

Thứ ba sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc còn là một biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Việc đưa tài liệu lịch sử địa phương vào dạy học lịch sử dân tộc giúp học sinh ghi nhớ lâu các sự kiện lịch sử, hứng thú, tự hào với những sự kiện lịch sử địa phương mà giáo viên sử dụng trong bài học. Mặt khác sử dụng tài liệu lịch sử địa phương giúp hoc sinh thấy được mối liên hệ ràng buộc gắn bó, tác động qua lại giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, hiểu được sự đóng góp, hi sinh của các thế hệ cha anh để đổi lấy độc lập tự do cho dân tộc. Từ đó các em xác định được bổn phận của mình đối với quê hương đất nước. Các em sẽ nỗ

lực hơn trong học tập, có khát vọng vươn lên để cống hiến sức mình cho quê hương đất nước.

1.1.3.2. Ý nghĩa

Với vai trò như trên, việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc có ý nghĩa trên cả 3 mặt

Về bồi dưỡng nhận thức

Thứ nhất, trong dạy học lịch sử Việt Nam, nguồn tài liệu lịch sử địa phương có vị trí vai trò đáng kể đối với việc nhận thức của học sinh về sự phát triển toàn diện, đa dạng của lịch sử dân tộc, làm phong phú kiến thức lịch sử của học sinh giúp học sinh hiểu sâu sắc lịch sử dân tộc. Ví dụ khi dạy bài 14 “phong trào cách mạng 1930 – 1935” chương trình lịch sử lớp 12, giáo viên sử dụng tài liệu lịch sử địa phương đưa vào bài học ở phần 1 trong phần II: “ Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết – Nghệ Tĩnh”: “Hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nhân dịp thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, một làn sóng đấu tranh cuồn cuộn dâng lên chưa từng có trong lịch sử đấu tranh chống áp bức, chống ngoại xâm của nhân dân Thái Bình. Tiêu biểu là ngày 1-5-1930 của hơn 1000 nông dân Tiên Hưng, Duyên Hà với các khẩu hiệu “ Đảng Cộng Sản Việt Nam muôn năm”, “Ngày 1-5 vạn tuế”, “Ngày 14-10-1930 hơn 700 nông dân ở Tiền Hải biểu tình phản đối thực dân Pháp, đàn áp Xô Viết – Nghệ Tĩnh, ủng hộ Liên bang Xô Viết và đòi một số yêu sách kinh tế ở địa phương”. Dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy, phong trào đấu tranh cách mạng ở Thái Bình phát triển cả về hình thức lẫn nội dung, với một quy mô rộng lớn mang tính chất quyết liệt, triệt để được trung ương đánh giá là tỉnh có phong trào mạnh nhất ở Bắc Kỳ. Những tư liệu lịch sử địa phương đưa vào sẽ giúp học sinh có kiến thức phong phú hơn về lịch sử dân tộc và những hiểu biết nhất định về lịch sử địa phương.

Thứ hai, việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc giúp học sinh hiểu sâu sắc bản chất của lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương. Ví dụ khi dạy học bài 16 “ Phong trào giải phóng dân tộc và tổng

khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945). Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời”. Từ những kiến thức chung về cách mạng tháng Tám, giáo viên có thể sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để cụ thể thể hóa về cách mạng tháng Tám trong toàn quốc. Từ đó học sinh hiểu sâu sắc bản chất sự kiện lịch sử và làm phong phú tri thức học sinh, các em sẽ rõ hơn khái niệm khởi nghĩa, khởi nghĩa từng phần, tổng khởi nghĩa trong cách mạng tháng Tám, hiểu những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám là do khối sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong đó có sự đóng góp của Đảng bộ và của nhân dân địa phương.

Thứ ba, việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc, giúp học sinh nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc.

Ví dụ: Khi dạy học bài 26: “ Đất nước trên con đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000)” giáo viên sử dụng các số liệu về thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục của địa phương, những địa danh, gương người lao động giỏi… để học sinh hiểu thực tế việc xây dựng Chủ Nghĩa Xã hội ở địa phương trên mọi mặt của đời sống. Từ đó, học sinh hứng thú hơn đối với việc học tập bộ môn, khi các em được tiếp xúc với những địa danh, những nhân vật, những sự kiện diễn ra ngay trên quê hương mình. Trên cơ sở đó hiệu quả bài học lịch sử trên lớp được nâng cao hơn.

Như vậy, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc tạo nên một trạng thái tâm lí đặc biệt, giúp học sinh hiểu một cách tự nhiên, sinh động quá khứ lịch sử, khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học giúp các em nhớ lâu kiến thức, nâng cao hiểu biết lịch sử. Sử dụng loại tài liệu này giúp các em nhận thức được mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc.

Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc đã tạo điều kiện để gắn nhà trường với xã hội, học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn. Việc đưa tài liệu lịch sử địa phương vào dạy lịch sử dân tộc đã

tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với thực tế hơn nữa. Chính những tài liệu lịch sử địa phương mà giáo viên đưa vào trong quá trình dạy lịch sử dân tộc, buộc các em phải suy nghĩ, phải liên hệ giữa cái chung và cái riêng, phải đối chiếu, so sánh giữa cái gần gũi thân thiết của địa phương với cái khái quát của lịch sử dân tộc. Từ đó các em sẽ thấy được giá trị của lịch sử địa phương và có thái độ đúng đắn đối với giá trị đó.

Về giáo dục

So với các bộ môn khác trong trường phổ thông, môn lịch sử có ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thị trường với những mặt tích cực đã đem lại kết quả khả quan trong bước đường đổi mới toàn diện của đất nước. Tuy nhiên do tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường nên phải tăng cường hơn nữa việc giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách và bồi dưỡng niềm tin cho các em trong dạy học lịch sử. Để làm được điều đó, giáo viên không chỉ chú trọng cung cấp tư liệu – sự kiện mà phải thông qua sự hiểu biết lịch sử để dạy người. Phần lớn học sinh phổ thông đều sinh ra, lớn lên và được học tập tại nơi chôn nhau, cắt rốn của mình, ít nhiều có nhu cầu tìm hiểu về những gì đã và đang xảy ra xung quanh mình.

Thứ nhất, việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức tốt đẹp cho học sinh, đặc biệt là giáo dục lòng yêu quê hương đất nước. Ở lứa tuổi này, tình cảm của các em rất gắn bó với những gì gần gũi, thân thiết. Do đó, việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc sẽ là phương tiện làm phong phú sự hiểu biết của học sinh về quê hương, giáo dục cho các em lòng yêu quê hương… Điều này có vai trò không nhỏ trong giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho học sinh, góp phần hình thành lòng yêu nước chân chính cho thế hệ trẻ. Ví dụ khi dạy bài 22: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất” (1965 – 1973), phần II: “Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá

hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương” (1965 – 1968), cùng với kiến thức lịch sử dân tộc được ghi trong sách giáo khoa giáo viên sử dụng thêm tài liệu lịch sử địa phương để mở rộng liên hệ kiến thức về đóng góp của quân và dân Thái Bình trong cuộc kháng chiến chống Mĩ : Từ năm 1960 đến năm 1975 Thái Bình đã huấn luyện và gửi ra chiến trường hàng vạn thanh niên trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Lực lượng bổ sung cho bộ đội chiếm tỉ lệ 13,07% trung bình dân số. Hàng năm đóng góp cho nhà nước để gửi ra chiến trường hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm, các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống chiến sĩ và đồng bào miền Nam. Trong cuộc chiến tranh chống Mĩ xâm lược thì những đóng góp và thắng lợi của nhân dân Thái Bình giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Thái Bình đã động viên 180.000 thanh niên nam nữ tòng quân vào các chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia để trực tiếp chiến đấu cùng với 35.000 thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến phục vụ chiến đấu, đưa Thái Bình trở thành một tỉnh có tỉ lệ huy động sức người cao nhất trong cả nước cho cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược. Việc giáo viên đưa ra những con số về đóng góp của quân và dân Thái Bình, học sinh sẽ có ý thức về quê hương, yêu và tự hào về quê hương, kính trọng về những đóng góp của ông cha đối với tổ quốc.

Thứ hai, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc có ý nghĩa khơi dậy niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của địa phương mình, ví dụ khi dạy bài 26: “Đất nước trên con đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000)” sách giáo khoa lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn ) giáo viên có thể đưa ra những số liệu về các thành tựu trong công cuộc đổi mới ở Thái Bình vào bài học như: Thái Bình tiếp tục là tỉnh đứng đầu cả nước về năng suất lúa. Từ năm 1994 trở đi năng suất lúa của Thái Bình luôn đạt 11 tấn/ha. Năm 1994 tổng lương thực quy thóc toàn tỉnh đạt 875,169 tấn. Chỉ số lương thực tính theo đầu người đạt xấp xỉ 560kg… Thái Bình đã xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm ở tất cả các xã phường trong tỉnh làm thay đổi cơ bản cơ sở hạ tầng và bộ mặt nông thôn… Khi đưa nội

dung, các thành tựu của nhân dân Thái Bình vào bài học giúp các em thấy quê hương đang đổi mới từng ngày làm cho đời sống nhân dân đang dần khá lên đóng góp vào sự phát triển đất nước… Rõ ràng nhân dân ở mọi miền của tổ quốc Việt Nam nói chung và nhân dân Thái Bình nói riêng từ bao đời nay có truyền thống yêu nước, anh hùng trong chiến đấu, cần cù trong lao động, tinh thần nhân ái, yêu quê hương, đùm bọc lẫn nhau…Bởi vậy khi sử dụng tài liệu lịch sử địa phương Thái Bình trong dạy học lịch sử dân tộc giáo viên đã tạo điều kiện cho học sinh được tiếp xúc với những tài liệu, những sự kiện lịch sử cụ thể liên quan đến mảnh đất con người cụ thể nơi các em đang sống, học tập. Điều đó tác động to lớn đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, nuôi dưỡng lòng tự hào, biết ơn và yêu quý hơn nơi chôn nhau cắt rốn của mình, đây cũng là cội nguồn của lòng yêu nước. Từ đó giúp các em hình thành thái độ đúng đắn và xác định nghĩa vụ của mình đối với quê hương đất nước.

●Về phát triển toàn diện học sinh

Thứ nhất, việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào trong dạy học lịch sử dân tộc góp phần phát triển cho học sinh các năng lực như tri giác, hình dung, tưởng tượng và các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa.

Thứ hai việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc góp phần phát triển cho học sinh kỹ năng, kỹ xảo bộ môn. Từ đó biết đánh giá chân thực sự kiện, hiện tượng lịch sử đã diễn ra, thấy được mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc, từ đó rút ra bài học, quy luật lịch sử.

Thứ ba, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào trong dạy học lịch sử dân tộc còn góp phần phát triển các em các thành phần nhân cách và các năng lực hành động, hoạt động thực tiễn như khả năng tham gia thiết kế, xây dựng các đồ dùng trực quan phục vụ cho việc học lịch sử địa phương, học lịch sử dân tộc, khả năng miêu tả, giải thích hiện tượng lịch sử địa phương, tham gia hoạt động công ích xã hội như sưu tầm một số tài liệu lịch sử địa phương, tích

cực tuyên truyền, có hành động cụ thể, thiết thực bảo vệ các di tích văn hóa, các giá trị của địa phương. Ví dụ khi dạy bài 14: “Phong trào cách mạng 1930

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (chương trình chuẩn (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)