Nội dung, phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (chương trình chuẩn (Trang 84 - 92)

Soạn hai kiểu giáo án bài 13 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 – 1930”. tiết 3: “Đảng cộng sản Việt Nam ra đời”

Giáo án kiểu 1: Sử dụng các đề xuất về nội dung và biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc.

Giáo án kiểu 2: Soạn bình thường.

2.4.3.Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Việc tiến hành thực nghiệm được tiến hành như sau: Chúng tôi chọn một lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Ở các lớp thực nghiệm, bài dạy được tiến hành theo giáo án chi tiết thể hiện các biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương như trong luận văn đã nêu (1). Còn lớp đối chứng giáo viên sử dụng giáo án bình thường, không sử dụng tài liệu lịch sử địa phương theo các biện pháp mà luận văn đã đưa ra.

- Đối với địa bàn thực nghiệm: Ở trường THPT Lê Quý Đôn thành phố Thái Bình lớp 12A1 là lớp thực nghiệm, lớp 12A4 là lớp đối chứng. Ở trường

- THPT Vũ Tiên – Vũ Thư – Thái Bình học sinh lớp 12A2 là lớp thực nghiệm 12A6 là lớp đối chứng.

Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được lựa chọn theo nguyên tắc: Sĩ số bằng nhau, kết quả học tập trình độ không có sự chênh lệch đáng kể. Môi trường sống tương đương nhau.

Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi dự một số giờ ở các lớp thực nghiệm và đối chứng đã chọn để nắm được tình hình học tập và khả năng nhận thức của học sinh, lớp đối chứng 12A1, lớp thực nghiệm 12A4 ở trường THPT Lê Quý Đôn – Thành Phố do cô Nguyễn Thị Thanh Huyền dạy, lớp đối chứng 12A6, lớp thực nghiệm 12A2 của trường THPT Vũ Tiên – Vũ Thư – Thái Bình do cô Vũ Thị Xim dạy.

Kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm.

Sau khi tiến hành bài học thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đã chọn. Các lớp này đều có cùng một đề bài kiểm tra và thời gian tiến hành kiểm tra đánh giá như nhau (15 phút) (1). Mục đích của kiểm tra là để đánh giá kết quả nhận thức của học sinh cả ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Việc đánh giá được dựa trên các tiêu chí và thang điểm (thang điểm 10) đánh giá như sau:

- Từ điểm 9 đến điểm 10 (giỏi): Bài làm đảm bảo tốt các yêu cầu về số lượng và chất lượng kiến thức ( kiến thức đủ và đúng chính xác, logic chặt chẽ ).

- Từ điểm 7 đến điểm 8 (khá): Bài thể hiện sự hiểu bài song số lượng câu hỏi trả lời đúng ít hơn so với bài đạt điểm 9 – 10, phần trình bày chưa đủ, còn thiếu sót.

- Từ điểm 5 đến điểm 6( trung bình): Bài có số lượng câu trả lời đúng ít hơn so với bài đạt điểm 7 – 8, bài làm đã nắm được kiến thức song chưa sâu.

- Từ điểm 3 đến điểm 4 ( yếu): Bài có số lượng câu trả lời đúng dưới 50% số lượng câu hỏi, phần trình bày không đầy đủ

Xếp loại theo thang điểm Giỏi: Điểm 9 đến điểm 10. Khá: Điểm 7 đến điểm 8. Trung bình: Điểm 5 đến 6 Yếu: Điểm 3 đến 4 Bảng 2.1.Kết quả thực nghiệm sƣ phạm Tên trƣờng Lớp Số HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 THPT Lê Quý Đôn

Thực nghiệm 45 0 0 0 0 4 6 9 7 10 9 0 Đối chứng 45 0 0 0 0 6 8 11 11 5 4 0 THPT Vũ Tiên Thực nghiệm 50 0 0 0 3 6 9 12 13 3 4 0 Đối chứng 50 0 0 0 5 8 13 15 4 3 2 0 Tổng hợp Thực nghiệm 95 0 0 0 3 10 15 21 20 13 13 0 Đối chứng 95 0 0 0 5 14 21 26 15 8 6 0 Bảng 2.2. Bảng tổng hợp tính theo phần trăm (%) Tên trƣờng Lớp Số hs Mức độ Yếu(%) TB(%) Khá(%) Giỏi(%) THPT Lê Quý Đôn Thực nghiệm 45 8,9% 33,3% 37,8% 20% Đối chứng 45 13,3% 42,2% 35,6% 8,9% THPT Vũ Tiên Thực nghiệm 50 18% 42% 32% 8% Đối chứng 50 26% 56% 14% 4% Tổng hợp Thực nghiệm 95 13,7% 37,9% 34,7% 13,7% Đối chứng 95 20% 49,5% 24,2% 6,3%

Từ bảng trên chúng tôi nhận thấy kết quả kiểm tra của các lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng. Cụ thể điểm trung bình nhóm lớp

thực nghiệm 36 điểm (chiếm 37,9%) trong khi đó điểm trung bình của các lớp đối chứng là 47 (chiếm 49,5%). Điểm khá của lớp thực nghiệm là 33 (chiếm 34,7%). Điểm khá của lớp đối chứng là 23 (chiếm 24,3%). Điểm giỏi của lớp thực nghiệm là 13 (chiếm 13,7%). Điểm giỏi của lớp đối chứng là 6 (chiếm 6,3%).

Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy học sinh ở lớp thực nghiệm hiểu sâu hơn, nắm chắc kiến thức hơn so với học sinh ở các lớp đối chứng. Độ tin cậy về “biết” và “hiểu” lịch sử của học sinh ở các lớp thực nghiệm cũng cao hơn so với học sinh ở những lớp đối chứng. Khi chấm bài cho thấy hình thức trình bày, chất lượng câu trả lời của học sinh lớp thực nghiệm rất tốt. Điều đó chứng tỏ học sinh ở những lớp được thực nghiệm hiểu bài, có tư duy tốt hơn so với lớp đối chứng và ít có sự nhầm lẫn về kiến thức.

Ngoài ra chúng tôi còn quan sát và thăm dò ý kiến học sinh ở những lớp thực nghiệm, học sinh hứng thú hơn trong giờ học, chăm chú theo dõi bài, có nhiều ý kiến xây dựng bài tốt. Còn học sinh ở các lớp đối chứng các em đã chú ý nghe giảng trong giờ học, tuy nhiên các em ít sôi nổi, không có nhiều ý kiến xây dựng bài, các câu trả lời chưa rõ, còn ấp úng.

So sánh kết quả thực nghiệm ở hai lớp thực nghiệm và hai lớp đối chứng của 2 trường (TPHT Lê Quý Đôn là trường ở vùng I và trường THPT Vũ Tiên là trường vùng III. Kết quả cho thấy: lớp thực nghiệm ở vùng I thu được kết quả như mong muốn, Các em không chỉ nắm vững kiến thức lịch sử dân tộc mà còn nắm được kiến thức lịch sử địa phương liên quan đến bài học thông qua những câu trả lời của học sinh trên lớp và thông qua việc kiểm tra nhận thức cuối bài. Trong khi đó, lớp thực nghiệm ở vùng III, học sinh hầu như đã nắm được những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, còn những kiến thức lịch sử địa phương có đôi chút nhầm lẫn. Mặc dù vậy, các em rất chăm chú và rất thích thú khi nghe giáo viên nhắc đến những kiến thức lịch sử có liên quan đến địa phương nhất là những nơi mình sinh sống. Song, so sánh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở cả hai vùng thì lớp thực nghiệm có kết quả tốt hơn so với lớp đối chứng.

Về phía giáo viên sau khi dự giờ trao đổi rút kinh nghiệm các giáo viên đều nhất trí cho rằng: Dạy học trên cơ sở kiến thức trong sách giáo khoa là chưa đủ. Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào bài học lịch sử dân tộc một cách hợp lý là biện pháp tốt để nâng cao hiệu quả bài học.

Các giáo viên thực nghiệm đều khẳng định tài liệu lịch sử địa phương đưa vào bài học thực nghiệm là vừa đủ, không ôm đồm, không dàn trải, không làm nặng nề giờ học. Các biện pháp sư phạm thể hiện trong thực nghiệm đã thật sự tạo ra được sự hứng thú học tập, bài giảng chẳng những không nặng nề mà trái lại làm cho học sinh hết sức thoải mái khi tiếp cận với nguồn tài liệu liên quan trực tiếp đến mảnh đất, con người, nơi các em đang sống. Vì vậy, các em rất tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức.

Điều đó cho phép chúng tôi rút ra kết luận: Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc có tác dụng thiết thực tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào tiến trình giờ học . Học sinh không chỉ hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức lịch sử dân tộc mà còn biết , hiểu lịch sử địa phương. Thông qua bài học còn rèn luyện cho các em các năng lực nhận thức, các kỹ năng cơ bản trong quá trình học tập. Từ đó, học sinh nâng cao ý thức học tập môn lịch sử ở trường phổ thông hơn.

Tóm lại, việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam có vai trò, ý nghĩa to lớn. Nội dung lịch sử địa phương Thái Bình rất phong phú, đa dạng. Trong dạy học, giáo viên cần căn cứ vào từng nội dung sự kiện, tài liệu dạy học bộ môn để lựa chọn nội dung và biện pháp sử dụng thích hợp với từng vùng, từng đối tượng học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn.

KẾT LUẬN

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của đề tài đặt ra, qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Tài liệu lịch sử địa phương là một nguồn kiến thức phong phú đa dạng, sinh động, có tác dụng tốt trong việc bồi dưỡng nhận thức, rèn luyện kỹ năng và hướng thái độ cho học sinh. Nguồn tài liệu lịch sử địa phương nếu được khai thác và sử dụng hợp lý trong dạy học lịch sử dân tộc sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Tài liệu lịch sử địa phương cung cấp cho học sinh những hiểu biết sinh động, có hệ thống về lịch sử dân tộc , đồng thời góp phần bổ sung cụ thể hóa lịch sử dân tộc, đặc biệt qua lịch sử địa phương giúp học sinh hiểu được mối dây liên hệ, ràng buộc gắn bó, sự tác động qua lại giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc làm cho kiến thức bài giảng lịch sử dân tộc trở nên gần gũi, có sức hấp dẫn, thuyết phục, dễ đi vào tâm hồn người học. Qua đó giáo dục cho các em niềm tự hào về quá khứ hào hùng của cha ông, giáo dục các em tình yêu quê hương, biết kính trọng nhân dân lao động qua nhiều thế hệ. Đồng thời giúp các em nhận thức đầy đủ hơn ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn những giá trị truyền thống, vốn di sản văn hóa quý giá mà cha ông để lại. Với vai trò, ý nghĩa to lớn như vậy cho nên việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường THPT nói chung, tỉnh Thái Bình nói riêng là quan trọng cần thiết đồng thời đây cũng là biện pháp thực hiện đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông để nâng cao hiệu quả giáo dục bộ môn

2. Nội dung tài liệu lịch sử địa phương để sử dụng dạy học lịch sử dân tộc rất phong phú và đa dạng trên tất cả các mặt: Kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, quân sự, khoa học kỹ thuật… Do vậy, đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn, sắp xếp những tài liệu phù hợp vào giảng dạy có hiệu quả. Việc lựa chọn đó phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc, phương pháp luận sử học và nguyên tắc sư phạm. Đồng thời giáo viên phải nghiên cứu nắm vững nội dung

tài liệu lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc để có biện pháp sử dụng phù hợp với điều kiện cụ thể.

3. Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông có thể thực hiện được trong các bài học nội khóa và các hoạt động ngoại khóa. Việc lựa chọn hình thức, biện pháp nào cũng phải thoả mãn các điều kiện: Nội dung quy định của chương trình, trình độ nhận thức của học sinh, điều kiện cụ thể của địa phương và nhà trường, đặc biệt là khả năng của giáo viên.

Hình thức tổ chức dạy học có ảnh hưởng không nhỏ tới phương pháp tiến hành và hiệu quả bài học. Mặt khác tài liệu lịch sử địa phương là một nguồn kiến thức bên cạnh nhiều nguồn kiến thức khác, vì vậy trong quá trình sử dụng giáo viên cần phải kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương với những phương pháp, biện pháp khác.

4. Do đặc thù của chương trình sách giáo khoa ở bậc THPT không thể đề cập đến nhiều các sự kiện lịch sử ở từng địa phương trên toàn quốc, đặc biệt là sự kiện lịch sử của Thái Bình được đề cập rất ít trong sách giáo khoa. Hơn nữa tiết học lịch sử địa phương chỉ quy định rất ít đối với mỗi khối lớp cho cả một năm học… Do đó để có thể khắc phục tình trạng học sinh ít biết, hiểu về lịch sử địa phương trong quá trình dạy học giáo viên cần triệt để khai thác tài liệu lịch sử địa phương để sử dụng trong dạy học lịch sử dân tộc. Muốn thực hiện được việc này cần sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo (BGH, Sở giáo dục), các ban nghành địa phương có liên quan (Sở văn hóa thông tin, phòng ban văn hóa huyện, xã, bảo tàng tỉnh, nhà trường hay nhà lưu niệm… ) Song yếu tố quyết định của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương có hiệu quả hay không lại phụ thuộc vào trình độ, trách nhiệm và tâm huyết của giáo viên

5. Muốn thực hiện tốt việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc, giáo viên bộ môn lịch sử ở các trường THPT tỉnh Thái Bình cần không ngừng rèn luyện, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và nghiên

cứu tìm hiểu, nắm vững lịch sử địa phương để đưa vào sử dụng trong các bài giảng lịch sử dân tộc có hiệu quả. Đặc biệt giáo viên cần phải nắm vững phương pháp dạy học bộ môn nói chung và biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương nói riêng để việc sử dụng đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (chương trình chuẩn (Trang 84 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)