tộc nói chung.
1.2.1.1. Khái quát về chương trình lịch sử địa phương ở trường THPT.
Năm 1951 – 1953 chương trình cải cách giáo dục, tuy không có giờ dành riêng cho lịch sử địa phương . Nhưng lại nói rõ giáo viên phải tìm hiểu tài liệu lịch sử địa phương để bổ sung cho khóa trình lịch sử dân tộc, hoặc để liên hệ kiến thức đang học với thực tế địa phương.
Từ năm 1978 – 1979 các tiết lịch sử địa phương được quy định cụ thể: hai tiết lịch sử địa phương dành cho chương trình cấp III (tiết 49 ở lớp 9 và tiết 23 ở lớp 10). Trong chương trình năm học 1992 – 1993 ở THPT có 2 tiết lịch sử địa phương : 1 tiết lớp 10 (tiết 32), 1 tiết lớp 11 (tiết 32).
Phân phối chương trình năm học 2008 – 2009 ghi rõ tiết lịch sử địa phương ở lớp 10 theo phân phối chương trình mới ở tiết 33, tiết 34 sau bài 28 “ Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến”. Lớp 11 tiết lịch sử địa phương được học tiết 33, 34 sau bài sơ kết lịch sử Việt Nam (1958 – 1959). Lớp 12 tiết lịch sử địa phương được học ở tiết 43, 44. Phân phối chương trình từ 2010 – 2012 cũng giống với phân phối chương trình của 2008 – 2009.
Qua nghiên cứu phân phối chương trình một số năm cho thấy việc dạy học lịch sử địa phương ngày càng được chú ý hơn nhằm minh họa cho lịch sử dân tộc. Song với một số tiết nhất định giáo viên chưa thể giúp học sinh hiểu hết những vấn đề cần thiết của lịch sử địa phương mình, vì vậy việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc là rất cần thiết.
1.2.1.2. Thực tiễn việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông.
Tìm hiểu thực tế chung cho thấy, giáo viên ở các trường phổ thông hiện nay mới chỉ tập trung trình bày kiến thức chủ yếu ở SGK, chưa khai thác, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào trong dạy học lịch sử dân tộc. Thậm chí các tiết lịch sử địa phương theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nơi, có trường vẫn chưa thực hiện. Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào dạy học lịch sử dân tộc chưa được chú trọng. Một số trường có thực hiện nhưng chưa thường xuyên, đều đặn và đúng mức. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân: chưa có nguồn tài liệu lịch sử địa phương có hệ thống đáng tin cậy, điều kiện để sử dụng nguồn tài liệu gặp nhiều khó khăn, đội ngũ giáo viên còn hạn chế nhiều về năng lực, phương pháp và khả năng nghiên cứu, sử dụng. Tất cả những điều nay đòi hỏi công tác nghiên cứu, biên soạn nguồn tài liệu lịch sử địa phương có hệ thống và bồi dưỡng năng lực chuyên môn, phương pháp cho giáo viên để việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong nhà trường có hiệu quả tốt hơn.
1.2.2. Thực trạng của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở các trường THPT tỉnh Thái Bình.