Hình thức, biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử lớp12 ở trường THPT tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (chương trình chuẩn (Trang 66)

học lịch sử lớp12 ở trường THPT tỉnh Thái Bình

2.3.2.1. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương làm sâu sắc bài học lịch sử dân tộc

Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc có tác dụng cụ thể hóa những kiến thức chung về lịch sử dân tộc làm cho các em lĩnh hội dễ dàng khái niệm phức tạp, những kết luận, những khái quát khoa học, tạo được những biểu tượng rõ ràng, có hình ảnh. Vì vậy tài liệu lịch sử địa phương được sử dụng trong bài học lịch sử dân tộc, nó không những giúp các em nắm vững kiến thức lịch sử dân tộc, phát triển năng lực thực hành mà

thông qua đó còn giáo dục các em lòng tự hào dân tộc, yêu mến, gắn bó và có trách nhiệm với quê hương. Nhưng khi sử dụng giáo viên gặp nhiều khó khăn như nguồn tài liệu lịch sử địa phương nhiều song thời gian thực hiện giờ học lịch sử dân tộc trên lớp lại có hạn, do vậy phải lựa chọn kỹ sao cho tài liệu lịch sử địa phương phù hợp với nội dung bài học nhưng phải hợp lý về thời gian.

Muốn vậy giáo viên phải chú ý đến các vấn đề sau:

Thứ nhất, các tài liệu lịch sử địa phương phải tương ứng với nội dung và thời gian xảy ra các sự kiện lịch sử dân tộc . Ví dụ: Khi dạy học về sự kiện Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, giáo viên sử dụng các tài liệu nói về những nhân vật lịch sử của địa phương tham gia hội nghị hợp nhất, sự ra đời các chi bộ Đảng ở địa phương…

Thứ hai, cần lựa chọn những sự kiện tiêu biểu, cơ bản nhất của địa phương để làm nổi bật trọng tâm của bài học, không phân tán, làm mất thời gian. Ví dụ: Bài 19 “ Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp” ( 1951 – 1953) ở lớp 12, giáo viên lựa chọn tài liệu lịch sử địa phương Thái Bình nói về chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951 – 1952 về diễn biến đóng góp của nhân dân Thái Bình trong chiến dịch.

Thứ ba, việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào dạy học lịch sử dân tộc cần thực hiện thường xuyên, phù hợp với nội dung và thời gian của bài học không nên gò ép, khiên cưỡng. Khi liên hệ không chỉ nêu mặt tốt đẹp, ưu điểm, thành công mà cũng cần cho học sinh thấy những khó khăn, hạn chế của địa phương.

2.3.2.2. Đối với những sự kiện lịch sử địa phương quan trọng có ý nghĩa lớn trở thành sự kiện lịch sử dân tộc được ghi trong sách giáo khoa lịch sử.

Thứ nhất sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để cụ thể hóa sự kiện lịch sử dân tộc.

Tài liệu lịch sử địa phương là một nguồn tài liệu tham khảo có giá trị trong dạy học lịch sử dân tộc. Nó giúp học sinh được trực quan sinh động lịch

sử quá khứ. Vì vậy, khi tiến hành các bài lịch sử dân tộc, giáo viên cần sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để cụ thể hóa sự kiện lịch sử dân tộc.

Ví dụ: khi dạy mục II phần I bài 13: “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam” phần nói về diễn biến của khởi nghĩa Yên Bái, sách giáo khoa có viết “ Đêm 9/2/1930, cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng nổ ra ở Yên Bái. Cùng đêm đó, khởi nghĩa nổ ra ở Phú Thọ, Sơn Tây, sau đó là Hải Dương, Thái Bình”. Để làm rõ nội dung kiến thức trên giáo viên sử dụng tài liệu lịch sử địa phương Thái Bình để cụ thể hóa sự kiện lịch sử dân tộc: Ở Thái Bình cơ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng khá mạnh, đối tượng của họ là những người thuộc tầng lớp tiểu tư sản, phú nông, hào lý, công chức, binh lính. Các ông giáo Đoài, giáo Nhưng, giáo Chính (ở thị xã Thái Bình) Hào Điển ( ở Ô Mễ) là những người lãnh đạo tổ chức Quốc Dân Đảng ở Thái Bình. Bởi vậy ngày 9/2 khi khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Bảo thì ngày 16/12/1930 những người thuộc tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Thái Bình cũng khởi nghĩa ở huyện Phụ Dực. Họ cho quân đánh vào huyện lị, tước vũ khí của lính huyện rồi rút lui. Ngay ngày hôm sau, thực dân Pháp bắt một số người khởi nghĩa, tra tấn, điều tra ra được nơi cất giấu vũ khí, chúng thu lại được số vũ khí mà Việt Nam Quốc Dân Đảng tước được hôm trước. Ở thị xã Thái Bình và các phủ huyện, chúng bắt tất cả những ai mà chúng tình nghi là cộng sản, là Quốc Dân Đảng. Nhà giam ở tỉnh và các phủ huyện chật ních người. Thống sứ Bắc Kỳ phái một đội lính, do tên quan hai Môghê chỉ huy về Thái Bình để hỗ trợ cho bọn cầm quyền địa phương thực thi công việc đàn áp. Bọn lính của Môghê ngày đêm tuần tiễu, lùng sục đến những làng mà chúng tình nghi, làm náo loạn thêm tình hình trong tỉnh. Không khí khủng bố bao trùm đè nặng tư tưởng mọi người.

Việc sử dụng đoạn tư liệu lịch sử địa phương sẽ giúp học sinh không chỉ nhớ kiến thức cơ bản trong bài mà còn có hiểu biết về địa phương mình. Đồng thời thông qua đó sẽ phát triển ở học sinh các năng lực như nhớ, tưởng tượng, tư duy cùng với việc phát triển các thao tác tư duy như phân tích, tổng

hợp, đánh giá… và ý thức về quê hương trong đó đặc biệt là ý thức giữ gìn những di sản văn hóa của địa phương cũng nảy sinh trong trái tim các em.

Thứ hai, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương cụ thể hóa các nhân vật trong lịch sử dân tộc. Lịch sử là con người và hoạt động của con người. Kiến thức cơ bản trong học tập lịch sử là sự kiện cơ bản, nhân vật lịch sử quan trọng, niên đại quan trọng, khái niệm, bài học, quy luật… Vì vậy, để giúp học sinh hiểu rõ những nhân vật lịch sử quan trọng cần có tài liệu bên ngoài, tài liệu lịch sử địa phương là một phần kiến thức giúp học sinh hiểu rõ những nhân vật lịch sử là người địa phương nhưng trở thành nhân vật trong lịch sử dân tộc. Ví dụ: Khi dạy bài 19: “ Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp” (1951 – 1953) mục III. “ Hậu phương kháng chiến phát triển về mọi mặt” phần nói về phong trào thi đua yêu nước trong đó có nữ anh hùng Nguyễn Thị Chiên là một trong bẩy anh hùng trong phong trào thi đua ái quốc. Giáo viên dùng tài liệu lịch sử địa phương để cụ thể hóa về nhân vật nữ anh hùng này.

Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930 dân tộc Kinh, quê ở xã Tán Thuật huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, Sinh ra trong một gia đình nghèo, sớm mồ côi bố mẹ phải ở đợ cho địa chủ, khổ cực ngay từ nhỏ. .. Sau cách mạng tháng Tám được cán bộ cách mạng giáo dục, dìu dắt. Nguyễn Thị Chiên tham gia hoạt động cách mạng. Ở cương vị nào đồng chí cũng làm tốt mọi công việc, được chị em rất tín nhiệm.

Tháng 12 năm 1949, chị đã chỉ huy đội nữ du kịch chiến đấu quyết liệt bảo vệ kho muối. Tháng 4 năm 1950 trên đường đưa đồng chí bí thư chi bộ về hoạt động thì bị bọn giặc phục kích, Nguyễn Thị Chiên đã ra hiệu để đồng chí cán bộ chạy thoát còn mình thì bị địch bắt. Tháng 5 năm 1951, chị đã chỉ huy chị em gài mìn diệt 5 tên giặc làm bị thương 7 tên. Đến tháng 10 năm 1951, chị đã dũng cảm cùng bộ đội truy kích địch bắt được 6 tên, bắn bị thương 1 tên, thu súng của 4 tên. Tháng 12 năm 1951, chị đã bắt sống 4 tên. Trong đó có tên quan chỉ huy đang đi lùng sục vào làng. Khi giặc tiến công

vào, chị cùng đồng đội dũng cảm chiến đấu. Riêng chị đã bắn chết 3 tên, bắt sống 4 tên, giật được 1 súng. Tháng 1 năm 1952, chị bắt sống 6 tên trong đó có tên đồn trưởng.

Sử dụng tài liệu về nhân vật lịch sử Nguyễn Thị Chiên có tác dụng làm phong phú thêm kiến thức cho học sinh, giúp các em hiểu sâu hơn về thời kỳ đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân Thái Bình, học sinh không chỉ biết về chiến công của anh hùng Nguyễn Thị Chiên mà còn hiểu sâu sắc về một trong bẩy anh hùng được chọn trong đại hội chiến sĩ thi đua lần thứ nhất có người con gái quê lúa Thái Bình được ghi trong lịch sử dân tộc . Qua đó giáo dục cho học sinh niềm tự hào, kính yêu về người anh hùng của quê hương mình.

Thứ ba, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương kết hợp với các tài liệu khác để xây dựng đoạn lược thuật về diễn biến cuộc khởi nghĩa hay một trận chiến đấu. Kiến thức lịch sử mang tính quá khứ không lặp lại, học sinh không được trực tiếp tri giác sự kiện đã xảy ra. Vì vậy, để giúp học sinh có biểu tượng sống động về những cuộc khởi nghĩa hay trận chiến đấu tiêu biểu, giáo viên cần sử dụng biện pháp xây dựng đoạn lược thuật hay tường thuật. Tài liệu lịch sử địa phương kết hợp với các loại tài liệu khác giúp giáo viên có được nguồn tư liệu sinh động để xây dựng đoạn lược thuật. Ví như khi dạy học bài 19, lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn): “Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 -1953)” mục IV “Những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường”. Đối với chiến dịch Hòa Bình đông xuân 1951 – 1952, giáo viên có thể sử dụng đoạn tài liệu sau để xây dựng đoạn lược thuật về những trận chiến đấu ở chiến trường phối hợp với mặt trận Hòa Bình. “ Khi Đảng ta đề ra chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tấn công Hòa Bình của địch”. Để phối hợp với chiến dịch Hòa Bình, Đảng bộ Thái Bình chủ trương: “Đẩy mạnh đấu tranh vũ trang để phá âm mưu bình định Tiên – Duyên - Hưng phục hồi cơ sở mọi mặt” thực hiện chủ trương đó trong những ngày cuối năm 1951, đầu tháng 1/1952, các đội tuyên truyền vũ

trang của tỉnh phối hợp với lực lượng vũ trang các huyện đã phân tán, tiến vào khôi phục phong trào ở Thụy Anh, Phụ Dực và các xã miền Bắc Đông Quan. Sau 10 ngày hoạt động quân dân Thái Bình đã tiêu diệt, bức rút 40 đồn địch chủ yếu là các đồn Hương Dũng, Tổng Dũng, Vệ Sỹ. Kết quả trên đã góp phần cùng huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo phá một mảng lớn tuyến phòng thủ Sông Hóa thuộc Séctơ Vĩnh Ninh của địch. Thắng lợi đó đã bước đầu củng cố được tinh thần quần chúng, khắc phục được tâm lý sợ khó khăn, bi quan, sợ càn quét lớn, quân và dân ta phấn khởi chuẩn bị chiến trường để đón bộ đội chủ lực vào hoạt động. Để phối hợp với chiến dịch Hòa Bình, đại đoàn 320 được lệnh tiến vào vùng sau lưng địch, ở đồng bằng Bắc Bộ nhằm phát triển chiến tranh du kích phá thế bình định của địch.

Sau nhiều ngày nghi binh lừa địch, đêm ngày 17/1/1952 cánh quân thứ nhất của Sư 320 qua 10 bến đò ngang Sông Hồng thuộc địa phận xã Quang Thẩm huyện Vũ Tiên đã sang sông an toàn. Ngày 25/1/1952 (29 tết Nhâm Thìn) cánh quân thứ hai có cả pháo binh của đại đoàn đã vào Thái Bình an toàn. Sau đó bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích đã phối hợp tác chiến hết sức ăn ý để đánh Pháp. Cụ thể: Trong thời kỳ phối hợp với chiến dịch Hòa Bình quân dân Thái Bình cùng bộ đội đại đoàn 320 và trung đoàn 42 đã tiêu diệt bức hàng, bức rút 75 đồn địch (trong đó có 44 vị trí nhà thờ thiên chúa giáo) bắt, giáo dục và phóng thích tại chỗ gần 2000 vệ sĩ làm tan rã lực lượng nòng cốt–chỗ dựa của bọn phản động trong thiên chúa giáo của quân đội Pháp ở Thái Bình. Vùng giải phóng được mở rộng bao gồm huyện Tiền Hải, chín phần mười huyện Thái Ninh, ba phần tư huyện Kiến Xương, một phần ba huyện Thụy Anh, một phần ba huyện Đông Quan với hơn 60 vạn dân… khu căn cứ đã nối liền Nam Thư Trì với Nam Vũ Tiên qua Nam Kiến Xương đến Tiền Hải. Khu căn cứ Bắc Kiến Xương nối liền với khu Tây Hồ (Bắc Vũ Tiên). Khu căn cứ du kích Tiên – Duyên – Hưng, Đông Quỳnh Phụ nối với khu du kích Thụy Anh. Các khu du kích của Thái Bình nối liền với khu du kích của tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Kiến An, Hà Nam,

Nam Định… tạo thành một vùng du kích rộng lớn của liên khu Ba. Đây là thắng lợi to lớn của Đảng bộ và nhân dân Thái Bình từ ngày kháng chiến đến nay. Thắng lợi này đã góp một phần quan trọng vào chiến thắng chung trên chiến trường toàn quốc”.

Đoạn lược thuật tài liệu trên sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức về chiến dịch Hòa Bình đông xuân 1951 – 1952, hiểu rõ những đóng góp của nhân dân địa phương trong chiến dịch. Học sinh không chỉ nắm kiến thức cơ bản mà còn phát triển kỹ năng sử dụng và phân tích bản đồ, kỹ năng quan sát, các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá.

Tóm lại: Đối với những sự kiện lịch sử địa phương trở thành sự kiện lịch sử dân tộc được ghi trong chương trình, SGK lịch sử có nhiều biện pháp sử dụng để cụ thể hóa, làm phong phú bài học lịch sử dân tộc. Giáo viên cần căn cứ vào nội dung từng sự kiện để xác định biện pháp sử dụng cho phù hợp với thời gian và đối tượng học sinh.

2.3.2.3. Đối với những sự kiện lịch sử địa phương không trở thành sự kiện lịch sử dân tộc, không có trong sách giáo khoa nhưng lại quan trọng đối với lịch sử địa phương .

Thứ nhất, giáo viên sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để liên hệ, làm rõ sự kiện lịch sử dân tộc.

Khi tiến hành bài học lịch sử dân tộc, việc gắn nội dung bài học với thực tế địa phương là vô cùng cần thiết, là một biện pháp thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội”. Để thực hiện được công việc này giáo viên cần sử dụng tài liệu lịch sử địa phương. Ví dụ, khi dạy mục III bài 16 “ Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945). Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời” giáo viên có thể liên hệ với cách mạng tháng Tám ở Thái Bình. Giáo viên thông báo diễn biến cách mạng tháng Tám ở Thái Bình bắt đầu từ 18/8/1945 và kết thúc ngày 23/8/1945 và kết luận: Như vậy, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thái Bình (8/1945) diễn ra mau lẹ,

kịp thời, triệt để trong điều kiện nhân dân toàn tỉnh trải qua một cuộc tàn sát đẫm máu của bọn đế quốc phong kiến, lại gặp nạn đói khủng khiếp nhất. Đó là một hiện tượng lịch sử độc đáo thể hiện trí thông minh, bản lĩnh kiên cường và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thái Bình. Thắng lợi này góp phần quan trọng vào sự thành công của cách mạng tháng Tám trong cả nước.

Tương tự như vậy giáo viên có thể sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc ở các bài khác như mục II, bài 17 “ Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946”. Mục II của bài 22: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất ( 1965 – 1973)”, mục 2, 3 bài 25: “Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 – 1986)”. Mục II bài 26: “Đất nước trên con đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000)”. Hoặc một số bài khác trong chương trình lịch sử dân tộc để liên hệ, minh họa làm rõ sự kiện lịch sử dân tộc.

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (chương trình chuẩn (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)