Các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối vớ

Một phần của tài liệu Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 77)

mạng, sức khoẻ, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành

Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể trƣớc hết là quyền nhân thân của cá nhân, đồng thời nó cũng là quyền nhân thân có những điểm

79

đặc thù. Vì vậy, khi xem xét đến các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể chúng tôi thấy có một số điểm cần lƣu ý:

Thứ nhất, Bộ luật dân sự 2005 bổ sung thêm một số quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể rất quan trọng, trong đó có quyền xác định lại giới tính. Khác với các quyền khác trong nhóm quyền này, hành vi xâm phạm quyền xác định lại giới tính của một chủ thể đƣợc thể hiện chủ yếu ở việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không công nhận hoặc không cho phép họ thực hiện quyền mà pháp luật đã trao cho họ. Ví dụ cơ quan đăng ký hộ tịch không cho phép họ đăng ký lại giới tính pháp lý sau khi đã thực hiện quyền phẫu thuật xác định lại giới tính theo đúng quy định của pháp luật. Trong trƣờng hợp này, biện pháp bảo vệ của họ sẽ là yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phải “công nhận quyền dân sự của mình”.

Thứ hai, đối với biện pháp “tự mình cải chính công khai” hoặc “buộc ngƣời có hành vi vi phạm cải chính công khai” là những biện pháp bảo vệ thƣờng đƣợc áp dụng đối với các trƣờng hợp vi phạm quyền nhân thân của cá nhân đối với các yếu tố tinh thần nhƣ hình ảnh, quyền tác giả; làm phƣơng hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của ngƣời khác… mà không đƣợc áp dụng là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể.

Thứ ba, khi xem xét tính chất “bảo vệ quyền” chúng ta thấy ngoài các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đã đƣợc quy định tại Điều 25 Bộ luật dân sự 2005 thì quyền của cá nhân đƣợc thực hiện các hành vi chống trả trong trƣờng hợp “phòng vệ chính đáng” hoặc thực hành vi trong trƣờng hợp “tình thế cấp thiết” cũng đƣợc xem là một biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể mà pháp luật đã trao cho cá nhân. Đây có thể coi là biện pháp “thực hiện các hành động tự vệ đƣợc pháp luật cho phép” nhằm bảo vệ quyền nhân thân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể của mình hoặc của ngƣời khác. Nó có thể đƣợc bao hàm trong quy định “Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của bộ luật này” đã đƣợc ghi nhận tại Điều 2 Bộ luật dân sự 2005 về bảo vệ quyền dân sự.

80

Nhƣ vậy, quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể có thể đƣợc bảo vệ bởi một trong những biện pháp sau:

- Tự yêu cầu ngƣời có hành vi vi phạm hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc ngƣời vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm

- Tự yêu cầu ngƣời có hành vi vi phạm hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc ngƣời vi phạm phải xin lỗi

- Tự yêu cầu ngƣời vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền buộc ngƣời có hành vi vi phạm phải bồi thƣờng thiệt hại

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận quyền dân sự của mình - Thực hiện các hành vi tự vệ trong trƣờng hợp “phòng vệ chính đáng” hoặc “tình thế cấp thiết”

Chúng ta sẽ xem xét một số biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể cơ bản và quan trọng nhất trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành.

3.1.3.1. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm

Buộc chấm dứt hành vi vi phạm có thể hiểu là những biện pháp, cách thức tác động vào ngƣời có hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời khác

nhằm chấm dứt hành vi đó. Đây là biện pháp rất quan trọng nhằm mục đích ngăn

chặn hành vi xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể, đặc biệt là quyền đƣợc bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân khi hành vi này đang diễn ra. Trong quan hệ dân sự, thông thƣờng bao giờ các chủ thể cũng lựa chọn phƣơng thức tự yêu cầu và thƣơng lƣợng đề nghị ngƣời có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi của họ trƣớc khi nhờ đến sự can thiệp của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Đây cũng là xu hƣớng tiến bộ và đƣợc khuyến khích thực hiện trong giao lƣu dân sự.

Hành vi vi phạm ở đây có thể là hành vi đang trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân, cũng có thể là một hành vi vi phạm pháp luật khác nhƣng hành vi này có nguy cơ đe doạ đến sự an toàn tính mạng, sức khoẻ của cá nhân. Ví dụ A xây dựng công trình không đảm bảo an toàn kỹ thuật có khả năng sụp

81

đổ làm ảnh hƣởng đến an toàn tính mạng, sức khoẻ của những ngƣời xung quanh; hoặc B thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc có thể ảnh hƣởng đến sức khoẻ của những ngƣời khác. Khi đó, để bảo đảm sự an toàn cho mình, loại bỏ nguy cơ có thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ sẽ xảy đến, cá nhân cũng có quyền yêu cầu hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền can thiệp buộc ngƣời đó chấm dứt hành vi vi phạm.

3.1.3.2. Buộc xin lỗi.

Đây là biện pháp bảo vệ mang tính phi vật chất và là biện pháp rất quan trọng đối với bảo vệ quyền nhân thân nói chung. Biện pháp này không mang lại cho chủ thể một lợi ích vật chất nào nhƣng có ý nghĩa rất lớn trong việc bù đắp những thiệt hại về tinh thần do hành vi xâm hại quyền của chủ thể khác gây ra. Biện pháp này đƣợc sử dụng nhiều hơn đối với những hành vi vi phạm các quyền nhân thân liên quan đến yếu tố tinh thần của cá nhân nhƣ quyền đối với hình ảnh, bí mật đời tƣ danh dự, nhân phẩm, uy tín… Với quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể, đặc biệt là quyền đƣợc bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể, thiệt hại đối với chủ thể thƣờng bao gồm hai loại là thiệt hại về thể xác (mất bộ phận cơ thể, suy giảm sức khoẻ…) và những thiệt hại về tinh thần của cá nhân ngƣời bị xâm phạm và thân nhân của họ. Lời xin lỗi trong trƣờng hợp này không khắc phục đƣợc thiệt hại xảy ra đối với ngƣời bị vi phạm nhƣng nó có ý nghĩa bù đắp một phần những mất mát về tinh thần cho họ.

Trong điều kiện xã hội hiện nay, với sự phát triển của các phƣơng tiện truyền thông ngày càng rộng rãi, biện pháp bảo vệ quyền dân sự bằng hình thức “xin lỗi công khai” thực sự phát huy đƣợc tác dụng của nó ở nhiều khía cạnh. Đặc biệt, đối với các trƣờng hợp gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ do sản xuất và bán hàng tiêu dùng kém chất lƣợng; do làm ô nhiễm môi trƣờng, do hoạt động tắc trách trong y tế gây thiệt hại cho bệnh nhân… thì ngoài việc phải bồi thƣờng thiệt hại vật chất và tinh thần cho ngƣời bị thiệt hại, việc áp dụng biện pháp buộc xin lỗi công khai sẽ tác động rất lớn đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm đó. Và

82

chính biện pháp này đôi khi có thể có ý nghĩa hơn cả việc buộc họ (chủ thể có hành vi vi phạm) phải bồi thƣờng cho ngƣời bị vi phạm.

3.1.3.3. Bồi thường thiệt hại

- Bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm quyền của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể là một loại chế tài dân sự áp dụng đối với ngƣời có hành vi vi phạm gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, thân thể cho chủ thể có quyền đƣợc bảo vệ. Về bản chất, bồi thƣờng thiệt hại chính là một loại trách nhiệm pháp lý, nó buộc chủ thể có hành vi vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi từ hành vi vi phạm của mình gây ra. Trong các biện pháp bảo vệ quyền dân sự nói chung và quyền nhân thân nói riêng, bồi thƣờng thiệt hại là một trong những biện pháp quan trọng và đƣợc áp dụng nhiều nhất trong quan hệ dân sự.

- Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm đƣợc đặt ra trong rất nhiều trƣờng hợp: do hành vi đánh ngƣời gây thƣơng tích, giết ngƣời…; do vi phạm quy định trong y tế gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của bệnh nhân; do tai nạn giao thông; do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết; do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; do làm ô nhiễm môi trƣờng; do cây cối gây ra; do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra; do vi phạm quyền lợi của ngƣời tiêu dùng… Ngay cả trong trƣờng hợp đối với ngƣời đã chết, việc xâm phạm thi thể của một ngƣời trái với các quy định của pháp luật cũng dẫn đến việc ngƣời vi phạm phải có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại.

- Vấn đề xác định thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm hại: Một hành vi xâm hại tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân có thể đồng dẫn đến hai loại thiệt hại mà chủ thể vi phạm có trách nhiệm phải bồi thƣờng đó là thiệt hại vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

Thiệt hại vật chất: Đó là những thiệt hại phát sinh trực tiếp từ việc tổn hại sức khoẻ, thân thể hoặc tính mạng do hành vi vi phạm gây ra. Những thiệt hại này đƣợc quy định cụ thể tại Bộ luật dân sự 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng.

83

Đối với trƣờng hợp thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm (theo Khoản 1 Điều 609 và phần II.1 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP) thì những thiệt hại bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dƣỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của ngƣời bị thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của ngƣời bị thiệt hại, nếu thu nhập thực tế của ngƣời bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định đƣợc thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bi mất của ngƣời chăm sóc ngƣời bị thiệt hại trong thời gian điều trị, nếu ngƣời bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có ngƣời thƣờng xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc ngƣời bị thiệt hại.

Đối với trƣờng hợp tính mạng bị xâm phạm (Theo Khoản 1 Điều 610 và phần II.2 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP) thì những thiệt hại đó bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dƣỡng, chăm sóc ngƣời bị thiệt hại trƣớc khi chết; Chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dƣỡng cho những ngƣời mà ngƣời bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dƣỡng.

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần: Thiệt hại do tổn thất về tinh thần đƣợc định nghĩa tại phần I.1.1 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP là do sức khoẻ bị xâm phạm mà ngƣời bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà ngƣời thân thích, gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thƣơng, buồn phiền, mất mát về tình cảm… mà cần phải đƣợc bồi thƣờng một khoản tiền để bù đắp tổn thất mà họ phải chịu;

Đối với tổn thất về tinh thần trong trƣờng hợp sức khoẻ bị xâm hại Bộ luật dân sự 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP quy định khoản tiền này đƣợc bồi thƣờng cho chính ngƣời bị thiệt hại và trong mọi trƣờng hợp khi sức khoẻ bị xâm phạm, ngƣời bị thiệt hại đều đƣợc bồi thƣờng khoản tiền này; căn cứ để tính mức độ tổn thất tinh thần dựa vào sự ảnh hƣởng nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…; mức bồi thƣờng cụ thể sẽ do các bên tự thoả thuận, nếu các bên không thoả thuận đƣợc thì mức tối đa không quá 30 tháng lƣơng tối thiểu do nhà nƣớc quy định.

84

Đối với tổn thất về tinh thần trong trƣờng hợp tính mạng bị xâm phạm, Bộ luật dân sự 2005 và Nghị quyết 03 quy định: Ngƣời có quyền đƣợc bồi thƣờng là những ngƣời thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ngƣời bị thiệt hại (trƣờng hợp không có những ngƣời này thì ngƣời mà ngƣời thiệt hại đã trực tiếp nuôi dƣỡng, ngƣời đã trực tiếp nuôi dƣỡng ngƣời bị thiệt hại đƣợc hƣởng khoản tiền này); Căn cứ để tính mức độ thiệt hại do tổn thất về tinh thần phụ thuộc vào địa vị của ngƣời bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa ngƣời bị thiệt hại và những ngƣời thân thích của ngƣời bị thiệt hại…; mức bồi thƣờng cụ thể do các bên thoả thuận, nếu các bên không tự thoả thuận đƣợc thì mức tối đa sẽ không quá 60 tháng lƣơng tối thiểu do nhà nƣớc quy định.

Một phần của tài liệu Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)