Khái quát chung

Một phần của tài liệu Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 35)

Quyền đƣợc bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân đƣợc bắt nguồn từ quyền đƣợc sống của con ngƣời. Đây là quyền đầu tiên và cơ bản nhất của mỗi cá nhân trong xã hội và đƣợc ghi nhận ở hầu hết các văn kiện quan trọng về quyền con ngƣời. Điều 3 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền khẳng

định “mọi cá nhân đều có quyền sống, quyền tự do và quyền an toàn cá nhân của

mình”. Cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, bản chất của khái niệm quyền đƣợc sống ngày càng có những sự thay đổi và mở rộng theo hƣớng ngày càng đảm bảo hơn các quyền lợi cơ bản gắn với cuộc sống tự nhiên và xã hội của con ngƣời. Điều đó không chỉ phụ thuộc vào giá trị và vị trí của con ngƣời trong xã hội mà nó còn chịu sự chi phối của rất nhiều những yếu tố xã hội khác. Nếu nhƣ trƣớc đây, khi nói đến quyền đƣợc sống, ngƣời ta chỉ đòi hỏi quyền không phải chết, không bị tƣớc đoạt đi sự sống (sự sống ở đây mang nghĩa tự nhiên nhiều hơn là “sự sống” mang ý nghĩa xã hội) thì càng ngày, quyền đƣợc sống càng đƣợc hiểu với phạm vi rộng hơn. Đặc biệt, “quyền đƣợc sống” trong xã hội hiện đại ngày nay còn đặt vấn đề quan tâm đến sự sống của con ngƣời liên quan đến những vấn đề hết sức mới mẻ và nhạy cảm nhƣ vấn đề giới tính, vấn đề sinh sản đi ngƣợc lại với quá trình tự nhiên của con ngƣời, vấn đề cho và nhận các bộ phận cơ thể con ngƣời… Trên cơ sở quyền đƣợc sống, pháp luật dân sự đã thể chế quyền này thành quyền đƣợc đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân.

Để phân tích nội dung quyền, trƣớc hết chúng ta cần tìm hiểu nét khái quát chung nhất về quyền đƣợc đảm bảo an toàn tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân.

- An toàn đƣợc hiểu là “yên ổn hẳn, tránh đƣợc tai nạn, tránh đƣợc thiệt hại”[14,Tr.5]. Nhƣ vậy, an toàn tính mạng, sức khoẻ, thân thể có thể hiểu là tránh thiệt hại xảy ra đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể của con ngƣời. Sự thiệt hại ở đây có thể hiểu là không đảm bảo sự toàn vẹn của cơ thể, sức khoẻ bị giảm sút hoặc tính mạng bị đe doạ.

37

- Sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể của một cá nhân có thể bị ảnh hƣởng bởi nhiều loại hành vi khác nhau. Đó có thể là những hành vi trực tiếp tác động vào cơ thể con ngƣời nhƣ hành vi đâm, chém… hoặc hành vi cắt, mổ, cấy ghép bộ phận cơ thể con ngƣời. Đó cũng có thể là những hành vi gián tiếp làm mất an toàn tính mạng, sức khoẻ, thân thể của con ngƣời ví dụ hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng, hành vi sản xuất hàng tiêu dùng kém chất lƣợng… Tuy nhiên, không phải hành vi nào tác động vào cơ thể con ngƣời cũng đều là hành vi trái pháp luật. Trong một số trƣờng hợp nhất định, có những hành vi tác động vào cơ thể con ngƣời có thể làm cho sức khoẻ bị giảm sút, cơ thể không đƣợc toàn vẹn thậm chí làm cho tính mạng bị đe doạ nhƣng vẫn đƣợc thực hiện và không trái pháp luật, ví dụ các hành vi tác động vào cơ thể để chữa bệnh trong y tế… Do đó chỉ với những hành vi tác động vào cơ thể của cá nhân một cách trái pháp luật thì mới vi phạm quyền đƣợc bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân.

Với ý nghĩa nhƣ vậy, quyền đƣợc bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ của cá nhân có thể đƣợc hiểu là quyền của cá nhân được pháp luật bảo vệ chống lại mọi hành vi trái pháp luật của tổ chức hoặc cá nhân khác trực tiếp hoặc gián tiếp xâm hại tính toàn vẹn cơ thể, làm sức khoẻ giảm sút hoặc đe doạ đến tính mạng của mình.

Một phần của tài liệu Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 35)