Nội dung quyền

Một phần của tài liệu Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 36)

Quyền đƣợc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân có nội dung rất rộng. Nó không chỉ là quyền đƣợc toàn vẹn về thân thể mà còn là quyền đƣợc bảo đảm tính mạng, sức khoẻ, chống lại các hành vi xâm hại gián tiếp khác nhƣ hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng, sản xuất hàng tiêu dùng kém chất lƣợng… Những hành vi này đều có khả năng làm mất an toàn đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân.

Quyền đƣợc đảm bảo an toàn tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân đƣợc thể hiện ở ba nội dung chủ yếu: quyền bất khả xâm phạm cơ thể; quyền thể hiện sự

38

chấp thuận của cá nhân và nghĩa vụ của các chủ thể khác trong việc đảm bảo an toàn tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân.

2.1.2.1 Quyền bất khả xâm phạm cơ thể.

a. Nguyên tắc chung:

Quyền đƣợc toàn vẹn về thân thể của cá nhân đƣợc thể hiện trƣớc hết ở tính bất khả xâm phạm thân thể con ngƣời. “Tính bất khả xâm phạm của cơ thể có nghĩa là mỗi cá nhân có quyền đƣợc toàn vẹn thân thể, đƣợc bảo vệ chống lại sự xâm phạm của ngƣời khác”[44,Tr.25]. Quyền đƣợc tôn trọng thân thể, bất khả xâm phạm thân thể không chỉ đối với ngƣời sống mà còn đƣợc đảm bảo ngay cả với thân thể của cá nhân đã chết. Hành vi xâm phạm thi thể của một ngƣời ngoài những trƣờng hợp pháp luật cho phép đều là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể của cá nhân.

b Các trƣờng hợp ngoại lệ:

Về nguyên tắc, cơ thể con ngƣời là bất khả xâm phạm. Trên thực tế có hai loại hành vi có thể xâm phạm đến sự toàn vẹn của cơ thể con ngƣời: một loại hành vi bị pháp luật cấm (những hành vi đƣợc thực hiện trái pháp luật, đe doạ nghiêm trọng đến sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân) nhƣ hành vi đánh ngƣời gây thƣơng tích, hành vi vi phạm các quy định trong lĩnh vực y tế gây tổn hại cho sức khoẻ của ngƣời khác… Tuy nhiên có một loại hành vi đƣợc pháp luật cho phép thực hiện với những điều kiện nhất định, khi hành vi đó đƣợc thực hiện một cách hợp pháp thì mặc dù có xâm phạm đến sự toàn vẹn của cơ thể nhƣng không vi phạm quyền đƣợc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân. Đến đây chúng ta thấy có những trƣờng hợp ngoại lệ của nguyên tắc bất khả xâm phạm thân thể đƣợc đề cập đến.

Cơ thể của con ngƣời có thể bị “xâm phạm” một cách hợp pháp trong một số trƣờng hợp:

- Thứ nhất là sự xâm phạm đƣợc thực hiện vì lợi ích của chính bản thân ngƣời bị xâm phạm: Trƣờng hợp này thƣờng xảy ra trong lĩnh vực y tế, ví dụ phẫu thuật. Để chữa bệnh cho một ngƣời, các bác sĩ phải sử dụng các biện pháp tác động vào cơ

39

thể bệnh nhân nhƣ mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phận cơ thể… Rõ ràng phẫu thuật là hành vi xâm phạm tính toàn vẹn của cơ thể. Nhƣng hành vi này vẫn đƣợc coi là hợp pháp vì mục đích của việc xâm phạm là chữa bệnh - đem lại một lợi ích tốt đẹp hơn cho ngƣời bị xâm phạm, có lợi hơn cho tính mạng, sức khoẻ của họ.

Tuy nhiên hiểu nhƣ thế nào là đem đến cho ngƣời bị xâm phạm một lợi ích tốt đẹp hơn, cơ sở nào để đánh giá việc có đem lại cho ngƣời bị xâm phạm một lợi ích tốt đẹp hơn là một điều không hề đơn giản. Lợi ích tốt đẹp hơn chính là mục đích đem lại cho ngƣời bị tác động sức khoẻ tốt hơn so với trƣớc khi thực hiện hành vi tác động vào cơ thể họ. Tuy nhiên, lợi ích tốt đẹp hơn nhiều khi không đồng nghĩa với việc phải có kết quả tốt hơn. Thực tế có những trƣờng hợp việc sử dụng biện pháp phẫu thuật cho một ngƣời nhằm mục đích chữa bệnh cho họ nhƣng mục đích đó có thể không đạt đƣợc - không chữa đƣợc khỏi bệnh, thậm chí có thể đe doạ đến tính mạng của ngƣời bệnh. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy cần phải xem xét đến việc ngƣời thực hiện các biện pháp để tác động vào cơ thể ngƣời khác thực hiện trách nhiệm của mình đến đâu để đạt đƣợc lợi ích tốt đẹp hơn cho ngƣời bệnh. Nếu họ đã thực hiện các nghĩa vụ của mình theo quy định một cách đầy đủ và trách nhiệm thì họ không bị coi là vi phạm quyền đƣợc đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể của ngƣời bệnh.

- Thứ hai là trƣờng hợp xâm phạm vào cơ thể một ngƣời vì lợi ích tốt đẹp hơn cho ngƣời khác: Đó có thể là việc lấy mô, bộ phận cơ thể của một ngƣời để chữa bệnh cho ngƣời khác; cũng có thể là việc thụ tinh nhân tạo thông qua một ngƣời thứ ba (ngƣời cho trứng hoặc cho tinh trùng).

- Thứ ba là trƣờng hợp xâm phạm vào cơ thể một ngƣời vì lợi ích chung: Lợi ích chung ở đây có thể là lợi ích đối với công tác thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, cũng có thể vì mục đích đảm bảo trật tự xã hội, ví dụ khám nghiệm tử thi tìm ra nguyên nhân cái chết để đấu tranh phòng chống tội phạm…

2.1.2.2 Quyền chấp thuận của cá nhân

Quyền thể hiện sự chấp thuận của cá nhân có cơ sở chính là từ nguyên tắc bất khả xâm phạm cơ thể. Ý chí chấp thuận của cá nhân sẽ đƣợc đặt ra trong các trƣờng

40

hợp có thể xâm phạm vào cơ thể của một ngƣời mà không trái pháp luật (các trƣờng hợp ngoại lệ của nguyên tắc bất khả xâm phạm thân thể). Về nguyên tắc, cá nhân là chủ thể có quyền quyết định cao nhất đối với cơ thể mình. Tuy nhiên nguyên tắc này cũng có những trƣờng hợp ngoại lệ và những hạn chế trong một số trƣờng hợp nhất định.

a. Nguyên tắc chung

Về nguyên tắc mọi sự can thiệp vào cơ thể của một ngƣời đều phải hỏi ý kiến và phải có sự đồng ý của ngƣời bị can thiệp. Ý chí tự định đoạt của cá nhân (cho hoặc không cho ngƣời khác tác động vào cơ thể mình) đƣợc thể hiện khi cá nhân còn sống và đƣợc bảo lƣu cả khi cá nhân đó chết. Điều đó có nghĩa là nếu cá nhân không cho phép thì không thể tác động vào thân thể họ.

- Đối với cơ thể sống: Khoản 3 Điều 32 Bộ luật dân sự 2005 quy định “Việc thực hiện phƣơng pháp chữa bệnh mới trên cơ thể một ngƣời, việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phận cơ thể ngƣời phải đƣợc sự đồng ý của ngƣời đó”. Nhƣ vậy, đối với ngƣời sống, hoàn toàn có khả năng thể hiện ý chí của mình thì họ sẽ có quyền quyết định cao nhất đối với việc cho hoặc không cho ngƣời khác tác động vào cơ thể mình. Ngay cả trong trƣờng hợp một ngƣời bị bệnh nặng, nếu không phẫu thuật thì không thể đảm bảo sức khoẻ, tính mạng của họ nhƣng nếu bản thân ngƣời đó không đồng ý thì cũng không ai có thể can thiệp vào cơ thể họ, cho dù sự can thiệp đó chắc chắn mang lại lợi ích tốt đẹp hơn cho họ. Có thể lấy một ví dụ khác về trƣờng hợp giám định AND để xác định cha cho con. Một vụ kiện xác nhận cha cho con tại Toà án nhân dân quận Hoàng Mai, Hà Nội đƣợc đăng trên tạp chí Pháp lý số 5-2005. Toà án yêu cầu anh D (ngƣời bị kiện trong vụ án trên) đi giám định AND vì kết quả giám định AND là yêu cầu bắt buộc trong vụ án xác định cha cho con. Vấn đề đặt ra là theo nguyên tắc bất khả xâm phạm thân thể và nguyên tắc chấp thuận của cá nhân thì ngƣời ta lại không thể tác động vào cơ thể của anh D để lấy mẫu máu xét nghiệm nếu anh D không tự nguyện và không đồng ý. Nếu anh D tiếp tục không đồng ý thì Toà án không có biện pháp nào ép buộc anh D đƣợc. Trong quan hệ dân sự, ngƣời ta không thể tiến hành cƣỡng chế để có thể tác động

41

vào cơ thể ngƣời khác cho dù ngƣời đó có đồng ý hay không giống nhƣ trong pháp luật hình sự đƣợc. Đây chính là vấn đề mâu thuẫn giữa các quyền mà việc giải quyết nó là không hề đơn giản.

- Đối với cơ thể của ngƣời đã chết: Quyền chấp thuận của cá nhân thậm chí còn đƣợc bảo lƣu ngay cả khi cá nhân đã chết. “Thi thể ngƣời chết không còn năng lực pháp luật nói chung và năng lực pháp luật dân sự nói riêng. Tuy vậy, pháp luật không vì thế mà cho phép những ngƣời sống đƣợc quyền sử dụng thi thể của ngƣời chết một cách tuỳ tiện”[11,Tr.80]. Đối với thi thể của một ngƣời đã chết, việc tác động vào cơ thể họ về nguyên tắc phải đƣợc sự chấp thuận của ngƣời bị tác động trƣớc khi ngƣời đó chết. Điều đó có nghĩa là, cá nhân có thể quyết định việc cho hoặc không cho ngƣời khác tác động vào cơ thể mình sau khi chết và quyết định đó đƣợc tôn trọng. Điểm a khoản 4 Điều 32 Bộ luật dân sự 2005 dân sự quy định “Việc mổ tử thi đƣợc thực hiện trong trƣờng hợp có sự đồng ý của ngƣời quá cố trƣớc khi ngƣời đó chết”.

b. Các trƣờng hợp ngoại lệ

Về nguyên tắc, cá nhân là ngƣời có quyền quyết định cao nhất về việc cho hoặc không cho ngƣời khác tác động vào cơ thể mình khi còn sống và cả khi đã chết. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp đặc biệt, vì lợi ích tốt đẹp hơn của ngƣời bị tác động, của ngƣời khác hoặc vì lợi ích chung, cơ thể của một ngƣời vẫn có thể bị “xâm phạm” mà không buộc phải có sự đồng ý của ngƣời đó. Đó là những trƣờng hợp ngoại lệ của nguyên tắc chấp thuận của cá nhân. Ngoại lệ xảy ra đối với việc tác động vào cơ thể ngƣời sống và cả cơ thể của ngƣời đã chết:

- Đối với cơ thể ngƣời sống

Đối với những cá nhân là ngƣời còn sống, việc tác động vào cơ thể mà không cần phải có ý kiến của họ chỉ đƣợc đặt ra trong các trƣờng hợp: bản thân cá nhân đó không có khả năng bày tỏ ý chí của mình hoặc không có đủ điều kiện để tự bày tỏ ý chí của mình theo quy định của pháp luật. Đối với những trƣờng hợp nhƣ vậy, pháp luật quy định cụ thể những chủ thể khác có thể quyết định việc tác động vào cơ thể của cá nhân. Theo đó chỉ những chủ thể đƣợc pháp luật quy định mới có quyền

42 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quyết định việc tác động vào cơ thể của một ngƣời mà không cần ý kiến của ngƣời bị tác động, ngoài những chủ thể đó, việc quyết định sẽ bị coi là vi phạm quyền của cá nhân đƣợc bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể. Khoản 3 Điều 31 Bộ luật dân sự 2005 những chủ thể đó gồm: cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc ngƣời giám hộ trong trƣờng hợp ngƣời bị tác động là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự hoặc bệnh nhân bất tỉnh. So với Bộ luật dân sự 1995, quy định trong Bộ luật dân sự 2005 đã thu hẹp hơn phạm vi những ngƣời có quyền quyết định thay cho ngƣời bệnh, không có “những ngƣời thân thích”. Đây là sự sửa đổi hợp lý, đảm bảo hơn quyền của cá nhân và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ sở y tế chữa trị cho ngƣời bệnh. Ngoài ra, vì lợi ích của chính ngƣời bị tác động, quyền quyết định còn có thể thuộc ngƣời đứng đầu cơ sở y tế trong trƣờng hợp có nguy cơ đe doạ đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ đƣợc ý kiến của những ngƣời đƣợc nêu trong trƣờng hợp thứ nhất.

- Đối với thi thể của ngƣời đã chết

Về nguyên tắc, việc tác động vào thi thể của một ngƣời phải có sự đồng ý của ngƣời đó trƣớc khi chết. Tuy nhiên pháp luật dân sự cũng dự liệu một số trƣờng hợp có thể tác động vào thi thể của một ngƣời mà không buộc phải có sự đồng ý của ngƣời đó trƣớc khi chết. Khoản 4 Điều 32 Bộ luật dân sự 2005 quy định việc mổ tử thi có thể đƣợc thực hiện trong trƣờng hợp “có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc ngƣời giám hộ của ngƣời đó đồng ý khi không có ý kiến của ngƣời quá cố trƣớc khi ngƣời đó chết” hoặc “theo quyết định của tổ chức y tế, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong trƣờng hợp cần thiết”. Bộ luật dân sự 2005 đã có sự sửa đổi, bổ sung rất quan trọng về những chủ thể có quyền quyết định tác động vào thi thể của một ngƣời mà khi không có ý kiến của ngƣời đó: Đối với trƣờng hợp theo ý kiến của những ngƣời thân thích với ngƣời chết, pháp luật đã quy định rất cụ thể và thu hẹp đối tƣợng hơn so với quy định tại Bộ luật dân sự 1995. Ngoài ra Bộ luật dân sự 2005 cũng bổ sung trƣờng hợp ngoài cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thì “tổ chức y tế” cũng có thể mổ tử thi mà không buộc phải có ý kiến của ngƣời chết và thân nhân của họ trong một số trƣờng hợp cần thiết. Việc bổ sung

43

này nhằm phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành vì theo dự thảo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời thì cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu, đào tạo y học có thể đƣợc lấy xác vô thừa nhận để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học (Điều 20).

Ngoài ra chúng ta cũng cần hiểu rõ hơn về các trƣờng hợp mổ tử thi vì cơ chế pháp lý đối với mỗi hoạt động này là không giống nhau. Việc mổ tử thi ở đây có thể là mổ để lấy mô, bộ phận cơ thể (trong trƣờng hợp hiến mô, bộ phận cơ thể ngƣời); có thể là mổ để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu khoa học; có thể là mổ để khám nghiệm tử thi… Trong trƣờng hợp mổ để lấy mô, bộ phận cơ thể ngƣời thì sự đồng ý của ngƣời bị tác động trƣớc khi ngƣời đó chết là một điều kiện tối quan trọng (Chỉ trong một số trƣờng hợp ngoại lệ đặc biệt và đƣợc pháp luật quy định cụ thể thì việc mổ để lấy mô, bộ phận của tử thi mới không cần có ý kiến của ngƣời đó trƣớc khi chết). Việc mổ tử thi để phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu khoa học có trƣờng hợp phải có ý kiến của ngƣời đó trƣớc khi chết (trƣờng hợp hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết vì mục đích nghiên cứu khoa học) nhƣng cũng có thể không buộc phải có ý kiến đồng ý của ngƣời bị tác động (trong trƣờng hợp mổ tử thi vô thừa nhận). Tuy nhiên đối với trƣờng hợp mổ để khám nghiệm tử thi lại khác. Đây là trƣờng hợp mổ tử thi theo quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền vì vậy không cần phải có sự đồng ý của ngƣời bị tác động trƣớc khi chết cũng nhƣ sự đồng ý của thân nhân của họ.

c. Các trƣờng hợp hạn chế quyền

Về nguyên tắc, để đảm bảo an toàn tính mạng, sức khoẻ, thân thể của mình, cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và có quyền đƣợc thể hiện ý chí chấp thuận hay không chấp thuận cho ngƣời khác tác động vào cơ thể mình. Tuy nhiên còn có một nguyên tắc khác cũng tồn tại, đó là nguyên tắc “cơ thể con ngƣời là không thể định đoạt” - bản thân con ngƣời không phải là chủ sở hữu của cơ thể mình, vì vậy không phải bất kỳ hành vi nào tác động vào cơ thể mình cá nhân cũng có quyền tự định đoạt. Chính nguyên tắc này làm hạn chế quyền của cá nhân trong việc tự do định đoạt cơ thể mình. Nhà làm luật đã dự liệu những trƣờng hợp hạn chế

Một phần của tài liệu Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 36)