Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể

Một phần của tài liệu Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 26)

trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển.

1.3.1 Giai đoạn trước 1945

Pháp luật Việt Nam thời kỳ trƣớc 1945 là nền pháp luật của chế độ phong kiến. Đặc điểm đặc trƣng của pháp luật giai đoạn này làø nền pháp luật không bình đẳng, đƣợc ban hành nhằm bảo vệ đặc quyền đặc lợi của giai cấp thống trị. Bên cạnh những quy định về sở hữu, là nội dung cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật thời kỳ này, thì các quy định liên quan đến quyền nhân thân của cá nhân đƣợc quy định rất mờ nhạt. Quyền nhân thân của cá nhân trong giai đoạn này chủ yếu là quyền đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể. Chế định quyền của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể trong pháp luật phong kiến Việt Nam giai đoạn trƣớc 1945 có những nét đặc trƣng cơ bản:

- Thứ nhất, những quyền này không đƣợc ghi nhận với tƣ cách là một quyền dân sự của công dân. Pháp luật bảo vệ thân thể, tính mạng, sức khoẻ của cá nhân chủ yếu thông qua các chế tài hình sự đƣợc áp dụng để trừng trị những ngƣời có hành vi xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ của ngƣời khác.

- Thứ hai, pháp luật Việt Nam thời kỳ này không bình đẳng trong việc bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khoẻ của các cá nhân trong xã hội. Đây là một đặc điểm của pháp luật phong kiến nói chung. Trong xã hội phong kiến, giá trị của con ngƣời không giống nhau, nó phụ thuộc vào địa vị xã hội của họ. Những ngƣời có địa vị xã

28

hội càng cao thì giá trị con ngƣời của họ càng lớn, do đó tính mạng, sức khoẻ, thân thể của họ đƣợc cũng coi trọng hơn. Và ngƣợc lại, những ngƣời có địa vị xã hội thấp kém thì giá trị của họ cũng bị xem nhẹ hơn. Đặc điểm xã hội đó có ảnh hƣởng trực tiếp đến quy định của pháp luật, những giá trị nhân thân liên quan đến tính mạng, sức khoẻ, thân thể cũng vì thế mà không đƣợc pháp luật bảo vệ nhƣ nhau. Điều đó đƣợc thể hiện rõ nét trong các chế tài áp dụng đối với những ngƣời có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, thân thể của ngƣời khác trong pháp luật phong kiến. Theo đó, xâm phạm vào tính mạng, sức khoẻ, thân thể của những ngƣời có địa vị xã hội khác nhau sẽ phải chịu các mức độ chế tài khác nhau. Điều 29 Bộ Quốc triều hình luật quy định: “Tiền đền mạng - Nhất phẩm, tòng nhất phẩm đƣợc đền 15000 quan, nhị phẩm, tòng nhị phẩm 9000 quan, tam phẩm, tòng tam phẩm 7000 quan, tứ phẩm, tòng tứ phẩm 5000 quan, ngũ phẩm, tòng ngũ phẩm 2000 quan, lục phẩm, tòng lục phẩm 1000 quan, thất phẩm, tòng thất phẩm 500 quan, bát phẩm đến cửu phẩm 300 quan, thứ nhân trở xuống 150 quan”[25,Tr.187]

1.3.2 Giai đoạn từ 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật dân sự 2005.

Quyền của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể luôn là một trong những quyền quan trọng nhất của công dân đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Ngày 20/5/1957 Quốc hội ban hành luật đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, thƣ tín của nhân dân, trong đó nhấn mạnh nguyên tắc “quyền tự do thân thể của nhân dân đƣợc tôn trọng và đảm bảo. Không ai đƣợc xâm phạm các quyền ấy”. Ngày 30/6/1989 Quốc hội thông qua Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân với những nội dung hết sức quan trọng liên quan đến quyền của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể của mình nhƣ: ghi nhận quyền của công dân đƣợc bảo vệ sức khoẻ, bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dƣỡng, vệ sinh môi trƣờng sống và đƣợc phục vụ chuyên môn y tế; quy định nghĩa vụ của các chủ thể trong việc giữ gìn sức khoẻ của mình và của mọi ngƣời. Đặc biệt là các quy định liên quan đến quyền khám, chữa bệnh của nhân dân: Quy định về nghĩa vụ của cơ sở y tế trong việc khám chữa bệnh, đảm bảo tính mạng, sức khoẻ của nhân dân

29

(Điều 25); quy định về phẫu thuật (Điều 28); quy định về lấy, ghép mô hoặc bộ phận cơ thể con ngƣời (Điều 30); giải phẫu tử thi (Điều 31).

Ngày 28/10/1995, Quốc hội đã thông qua Bộ luật dân sự (Bộ luật dân sự 1995), đây là bộ luật dân sự đầu tiên của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Và cũng lần đầu tiên, quyền của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể đƣợc quy định với tƣ cách là một quyền dân sự - quyền nhân thân của cá nhân đƣợc ghi nhận tại Điều 32 (Quyền đƣợc đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể). Nội dung Điều 32 cũng đã đề cập đến những vấn đề cơ bản nhƣ: khẳng định quyền của cá nhân đƣợc bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; nghĩa vụ của các chủ thể khác trong việc đảm bảo tính mạng, sức khoẻ của cá nhân (đặc biệt là nghĩa vụ của cơ sở y tế khám chữa bệnh); quy định về việc mổ tử thi. Ngoài ra còn một số văn bản khác có liên quan nhƣ Điều lệ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ban hành kèm theo Nghị định số 23 năm 1991 của Hội đồng bộ trƣởng (nay là Chính phủ); Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/2/2003 của Chính phủ về Sinh con theo phƣơng pháp khoa học… Hệ thống văn bản này bƣớc đầu đã tạo ra những cơ sở pháp lý liên quan đến việc ghi nhận và thực hiện các quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể. Tuy nhiên có thể khẳng định, các văn bản pháp lý này chƣa tạo ra đƣợc một hành lang pháp lý đầy đủ cho việc ghi nhận và thực hiện các quyền nhân thân của cá nhân liên quan đến tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay, bởi vì:

- Thứ nhất, pháp luật giai đoạn này thiếu những quy định để điểu chỉnh các vấn đề mới phát sinh trong xã hội.

Cho đến trƣớc khi ban hành Bộ luật dân sự 2005 chúng ta chƣa có một văn bản nào quy định về các vấn đề liên quan đến việc chuyển đổi giới tính mặc dù trong xã hội đã có rất nhiều ngƣời thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Chính vì vậy mà xã hội đặt ra đòi hỏi pháp luật phải bổ sung những quy định để điều chỉnh các vấn đề mới phát sinh này.

Bên cạnh đó, đối với một số vấn đề không hoàn toàn mới ở Việt Nam nhƣng có xu hƣớng ngày càng phát triển (nhƣ hoạt động hiến, ghép mô tạng), mặc dù

30

chúng ta đã có một số văn bản điều chỉnh vấn đề này nhƣ: Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989; Điều lệ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ban hành kèm theo Nghị định số 23 năm 1991 của Hội đồng bộ trƣởng (nay là Chính phủ); Quyết định của Bộ y tế cho phép 8 bệnh viện đƣợc tiến hành ghép thận; Quyết định của Bộ trƣởng Bộ y tế quy định về những bệnh viện có đủ điều kiện đƣợc phép tiến hành ghép thận… Tuy nhiên các quy định này chỉ mang tính nguyên tắc và không cụ thể vì vậy khi áp dụng vào thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Pháp luật không ghi nhận việc hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết là quyền của cá nhân với tƣ cách là một quyền dân sự; không quy định cụ thể và chặt chẽ các vấn đề có liên quan đến việc lấy, ghép bộ phận cơ thể ngƣời nhƣ nguyên tắc, trình tự thực hiện…; đặc biệt không cho phép lấy bộ phận cơ thể từ những ngƣời chết não… chính là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hoạt động ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời ở nƣớc ta trong giai đoạn vừa qua.

- Thứ hai, những quy định có liên quan đến vấn đề này qua thời gian áp dụng đã thể hiện nhiều bất cập, không đáp ứng đƣợc yêu cầu và đòi hỏi của xã hội. Ví dụ về mổ tử thi tại Điều 32 Bộ luật dân sự 1995 quy định trong trƣờng hợp không có sự đồng ý của ngƣời quá cố trƣớc khi chết thì việc mổ tử thi phải đƣợc sự đồng ý của cha mẹ, ngƣời giám hộ hoặc ngƣời thân thích của ngƣời đó. Chính quy định phải có sự đồng ý của “ngƣời thân thích” - là phạm vi quá rộng và không rõ ràng đã gây rất nhiều khó khăn cho việc mổ tử thi trong thực tiễn.

Sự bất cập, những quy định không rõ ràng, cụ thể, đặc biệt là thiếu những quy định điều chỉnh một số vấn đề mới phát sinh trong xã hội liên quan đến quyền của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể chính là đặc điểm của pháp luật Việt Nam trong giai đoạn này. Chính vì vậy, nó đặt ra yêu cầu phải có một hệ thống các văn bản pháp luật mới thay thế cho các văn bản pháp luật hiện hành để tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ và chặt chẽ liên quan đến việc ghi nhận, thực hiện và bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân trong giai đoạn hiện nay.

31

1.3.3 Bộ luật dân sự 2005 và các quy định về quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể

1.3.3.1 Hoàn cảnh ra đời của Bộ luật dân sự 2005

Bộ luật dân sự 2005 đƣợc Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006, thay thế cho Bộ luật dân sự 1995. Bộ luật dân sự 2005 ra đời trong hoàn cảnh Bộ luật dân sự 1995 đã ban hành và áp dụng đƣợc 10 năm. Trong khoảng thời gian đó, các quan hệ trong giao lƣu dân sự đã không ngừng phát triển và thay đổi theo xu hƣớng phát triển chung của thời đại. Có những vấn đề xã hội mới phát sinh mà Bộ luật dân sự 1995 chƣa điều chỉnh. Có những vấn đề mà Bộ luật dân sự 1995 tuy đã điều chỉnh song lại thể hiện một số bất cập trong quá trình áp dụng vào thực tiễn. Trên cơ sở đó, Bộ luật dân sự 2005 đã ra đời, thay thế cho Bộ luật dân sự 1995 và đã có sự sửa đổi, bổ sung một số nội dung quan trọng, đáp ứng đƣợc đòi hỏi của thực tiến và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia. Một trong những nội dung đƣợc sửa đổi, bổ sung rất quan trọng, đƣợc xã hội hết sức quan tâm trong Bộ luật dân sự 2005 chính là các quy định về quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Đƣợc quy định từ Điều 32 đến Điều 36, nằm Mục 2 Chƣơng III). Trong đó, Bộ luật dân sự 2005 đã bổ sung quy định: Quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33); quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34); quyền nhận bộ phận cơ thể (Điều 35); quyền xác định lại giới tính (Điều 36). Đối với quyền đƣợc đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Điều 32) đƣợc Bộ luật dân sự 2005 xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định này của Bộ luật dân sự 1995 đồng thời có những sửa đổi quan trọng, phù hợp hơn với thực tiễn.

1.3.3.2 Một số quan điểm lập pháp liên quan đến các quy định về quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân trong Bộ luật dân sự 2005

- Trong Bộ luật dân sự 2005 phần quy định về quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể là một trong những phần sửa đổi, bổ sung

32

quan trọng nhất, đƣợc xã hội đặc biệt quan tâm. Xuất phát từ những đòi hỏi thực tế của xã hội, trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự do cá nhân, Bộ luật dân sự 2005 đã ghi nhận một số quyền nhân thân rất quan trọng của công dân nhƣ quyền hiến, nhận bộ phận cơ thể ngƣời, quyền hiến xác và bộ phận cơ thể sau khi chết, quyền xác định lại giới tính. Tuy nhiên với vai trò là Bộ luật gốc, các quy định này trong Bộ luật dân sự 2005 chỉ là những quy định có tính chất nguyên tắc. Pháp luật dân sự thừa nhận cho công dân có quyền, tuy nhiên các nội dung cụ thể liên quan đến các quyền đó sẽ đƣợc quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành hoặc văn bản hƣớng dẫn cụ thể.

- Trong quá trình soạn thảo Bộ luật dân sự 2005 đã có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc có ghi nhận hay không một số quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể khác nhƣ quyền mang thai hộ, quyền cho phôi, quyền đƣợc chết, nhân bản vô tính ngƣời… Trên thực tế một số quyền nhƣ quyền mang thai hộ, quyền đƣợc chết… đã đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận là quyền nhân thân của cá nhân. Ở Việt Nam, quyền cho phôi đã đƣợc pháp luật Việt Nam ghi nhận, tuy nhiên mới chỉ quy định trong văn bản dƣới luật là Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/2/2003 về sinh con theo phƣơng pháp khoa học. Còn đối với các quyền nhân thân khác nhƣ quyền mang thai hộ, quyền đƣợc chết, nhân bản vô tính ngƣời thì chƣa đƣợc pháp luật dân sự Việt Nam ghi nhận. Đa số các ý kiến cho rằng với điều kiện kinh tế, xã hội và phong tục tập quán truyền thống của Việt Nam hiện nay, việc ghi nhận những quyền này trong Bộ luật dân sự 2005 là chƣa phù hợp vì đây là những nội dung khá mới, xuất hiện cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên cần có sự nghiên cứu kỹ hơn. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến lại ủng hộ việc quy định các quyền nhân thân này vào trong Bộ luật dân sự 2005 với lý do “các nƣớc đã có rồi, Việt Nam phải đón trƣớc tƣơng lai”. Riêng đối với quyền mang thai hộ hiện nay vẫn có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Nhiều ý kiến cho rằng mang thai hộ là vấn đề xã hội và trên thực tế đã diễn ra khá nhiều. Đây là một quyền chính đáng, mang lại hạnh phúc cho nhiều ngƣời vì vậy nên bổ sung quyền này vào Bộ luật dân sự 2005. Còn theo tác giả Nguyễn Thị

33

Tố Uyên trong bài viết Pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực y học ở Việt Nam đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật số 2(155)-2005 thì cho biết mặc dù hiện nay việc mang thai hộ đã bị cấm (theo Điều 6 Nghị định 12/2003/NĐ-CP) nhƣng “trên thực tế hoạt động mang thai hộ vẫn diễn ra, nhất là ở các tỉnh phía nam”[64,Tr.27]. Đồng thời tác giả cũng cho biết “ Theo kết quả điều tra của các cơ quan chức năng thì tỉ lệ vô sinh ở Việt Nam là 13% trên tổng số cặp vợ chồng“ và “Ở một số nƣớc trên thế giới nhƣ Anh, Mỹ, Nga… thì việc mang thai hộ đƣợc coi là hợp pháp”[64,Tr.28].

- Nhƣ vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 và một số văn bản chuyên ngành có liên quan, các quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay đƣợc quy định theo hai hƣớng:

Ghi nhận quyền: Chúng ta đã ghi nhận một số quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể bao gồm: Quyền đƣợc bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; Quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết; quyền nhận bộ phận cơ thể, quyền xác định lại giới tính; quyền cho và nhận tinh trùng, noãn, phôi (Đƣợc quy định tại Nghị định 12/2003/NĐ-CP)

Không ghi nhận quyền (Thể hiện dƣới dạng quy định cấm) bao gồm: Cấm mang thai hộ , cấm sinh sản vô tính (Điều 6 Nghị định 12/2003/NĐ-CP).

Nhƣ vậy là có một số quyền nhân thân mà hiện nay pháp luật vẫn còn “để ngỏ” - không ghi nhận nhƣng cũng không cấm - ví dụ quyền đƣợc chết; quyền thay

Một phần của tài liệu Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)