2.2.1.1 Cơ sở quy định
* Thứ nhất là xuất phát từ thực trạng và nhu cầu bức thiết của thực tiễn Việt Nam về việc ghép mô, tạng trong thời gian qua
Ngày nay, cùng với khoa học kỹ thuật, đặc biệt là y học có những bƣớc phát triển vƣợt bậc, việc hiến ghép bộ phận cơ thể ngƣời đã trở nên phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, nhu cầu này là rất lớn và còn có xu hƣớng ngày càng tăng. Theo khảo sát của Bộ y tế, “có đến 60-70 ngƣời bị suy thận mạn/1 triệu dân. Tính trung
46
bình, mỗi năm Việt Nam có gần 6000 trƣờng hợp cần ghép thận để duy trì cuộc sống trong khi nguồn thận đáp ứng chỉ đƣợc một phần nhỏ. Còn các trƣờng hợp ghép gan, tính theo số liệu điều tra tại 5 bệnh viện lớn của Hà Nội, trong 4.143 ngƣời bị bệnh gan mật thì có tới 1.353 trƣờng hợp có chỉ định ghép bộ phận này (chiếm trên 33%). Đó là chƣa kể tới các bệnh nhƣ tim, giác mạc… cũng cần đƣợc ghép mà không có nguồn tạng”[60]. Một số liệu điều tra khác cũng cho thấy hiện nay đã có đã có gần 200 ngƣời bị suy thận nhƣng không tìm đƣợc ngƣời cho thận đành phải mòn mỏi chờ chết; mỗi năm viện Mắt trung ƣơng đã tiến hành ghép 30-50 ca
nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu[57]; nhu cầu ghép thận vì mục đích chữa bệnh ở
Việt Nam mỗi năm tăng thêm 2000 ngƣời[49,Tr.4].
Thực trạng các bệnh nhân bị bệnh vẫn ngày càng gia tăng mà khả năng có đƣợc nguồn mô, tạng để ghép vẫn còn là điều hết sức khó khăn không phải có nguyên nhân chính từ trình độ y tế của Việt Nam chƣa cao hay không thể có nguồn mô, tạng đủ để đáp ứng đƣợc nhu cầu. Thực tế cho thấy, với trình độ của đội ngũ bác sĩ, phẫu thuật và cơ sở vật chất của y tế Việt Nam hiện nay, kỹ thuật cấy ghép mô và bộ phận cơ thể ngƣời là hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc. Nói chung ở Việt Nam đã tiến hành đƣợc tất cả các loại ghép: ghép da trong trấn thƣơng chỉnh hình đã đƣợc tiến hành từ rất sớm, sau đó là những kỹ thuật ghép da, xƣơng, sụn… đã đƣợc thực hiện tại rất nhiều bệnh viện và ngày càng đƣợc nâng cao; ghép mô trong nhãn khoa (ghép giác mạc, kết mạc) cũng đã đƣợc thực hiện rất sớm ngay từ những năm 1950; ghép tuỷ xƣơng đầu tiên đƣợc tiến hành vào năm 1995[49,Tr.12,13]. Đặc biệt kỹ thuật ghép tạng cũng đã đƣợc thực hiện rất sớm ở Việt Nam với ca ghép thận thành công đầu tiên vào năm 1992. Đến nay, cả nƣớc ta đã có 8 cơ sở ghép thận thành công với chi phí rất thấp so với chi phí ghép tại các nƣớc khác. Thậm chí chúng ta cũng đã thực hiện đƣợc thành công 2 ca ghép gan - là loại phẫu thuật ghép tạng đòi hỏi kỹ thuật rất phức tạp và đƣợc coi là một phẫu thuật ghép tạng khó nhất hiện nay. Nhƣ vậy, về trình độ y tế, Việt Nam hiện nay hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc các nhu cầu ghép tạng từ đơn giản đến phức tạp, đáp ứng đƣợc đòi hỏi bức thiết của nhu cầu rất lớn về ghép tạng trong nƣớc. Về nguồn mô, tạng: Thực tế thời
47
gian qua chúng ta đã bỏ phí một nguồn mô tạng rất lớn lấy từ những ngƣời tự nguyện hiến và đặc biệt là từ những trƣờng hợp bị chết não. Lâu nay phổ biến ở nƣớc ta các cặp cho và nhận tạng đều có quan hệ huyết thống (bố cho con, anh cho em, chú cho cháu…) trong khi một số cơ sở y tế nhận đƣợc không ít đơn của những ngƣời muốn hiến thận cho ngƣời khác; hay các trƣờng hợp do tai nạn rủi ro. Theo một số liệu thống kê cho thấy, hàng năm số ngƣời bị chết não ở nƣớc ta không hề ít, “chỉ tính riêng bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh và bệnh viện Việt Đức Hà Nội mỗi ngày có khoảng 20 đến 30 trƣờng hợp bệnh nhân bị chấn thƣơng sọ não nặng, trong đó có khoảng trên dƣới 10 ngƣời là “chết não”[61]. Nhƣ vậy, nếu chúng ta có thể lấy mô, tạng của những ngƣời sống hiến tặng và những trƣờng hợp bị chết não thì sẽ là nguồn mô tạng rất lớn đáp ứng nhu cầu ghép mô tạng trong nƣớc.
Vậy nguyên nhân của tình trạng trên là ở đâu?
Có thể thấy nguyên nhân chính của tình trạng này là do chúng ta chƣa có một hành lang pháp lý đầy đủ cho việc hiến, ghép mô tạng. Hoạt động ghép mô, tạng đã đƣợc triển khai ở Việt Nam từ khá lâu nhƣng cơ sở pháp lý để triển khai việc ghép mô, tạng tại các cơ sở y tế của Việt Nam lại rất thiếu về số lƣợng và không rõ ràng, cụ thể về nội dung.
Xem xét nội dung của hệ thống các văn bản đƣợc coi là hành lang pháp lý cho việc ghép mô, tạng này chúng ta thấy nổi lên rõ một số bất cập:
- Hầu hết các văn bản này đều đã đƣợc ban hành từ rất lâu, khi mà vấn đề ghép mô, tạng chƣa trở thành một vấn đề phát triển và đƣợc toàn xã hội quan tâm nhƣ hiện nay. Cùng với sự tiến bộ vƣợt bậc của nền y tế thế giới và y tế Việt Nam trong thời gian qua, việc hiến, ghép mô tạng ở Việt Nam đã có những bƣớc chuyển biến rất lớn; nhu cầu về việc ghép mô, tạng cũng tăng lên ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Chính vì vậy, các văn bản trên phần nào đã bị “lỗi thời”, không theo kịp với trình độ phát triển của quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh và vì vậy nó đã bộc lộ rất nhiều hạn chế khi đƣợc áp dụng vào thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, các văn bản này cũng có rất nhiều những nội dung bất cập, chƣa phù hợp.
48
- Mục đích của việc lấy mô, bộ phận cơ thể ngƣời chỉ để dùng vào “mục đích y tế” (Khoản 1 Điều 30 Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989) không sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học là một phạm vi rất hẹp. Đặc biệt theo quy định tại Điều 31 Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân về Giải phẫu tử thi thì chúng ta không đƣợc quyền lấy bộ phận cơ thể của những ngƣời bị chết tại bệnh viện để cứu chữa cho ngƣời bệnh khác mà “bệnh viện chỉ đƣợc quyền giải phẫu thi thể ngƣời chết tại bệnh viện trong trƣờng hợp cần thiết để nâng cao chất lƣợng khám bệnh, chữa bệnh”, trong khi đây chính là một nguồn mô, tạng rất lớn. Trƣớc khi có Bộ luật dân sự 2005, cũng không có bất kỳ văn bản nào ghi nhận cho cá nhân quyền đƣợc hiến bộ phận cơ thể, hiến xác và bộ phận cơ thể sau khi chết. Đồng thời, Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân quy định việc lấy bộ phận cơ thể của ngƣời bị chết dùng vào mục đích y tế “sau khi đã đƣợc sự đồng ý của thân nhân ngƣời chết hoặc ngƣời chết có di chúc để lại”, việc lấy bộ phận cơ thể của ngƣời đã chết phụ thuộc chủ yếu vào ý chí của thân nhân ngƣời chết là một chế định không có tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn.
Và kết quả là: Cho đến nay, chúng ta chƣa có một ngân hàng mô, tạng; chƣa có một cơ quan chuyên trách điều phối hoạt đồng này; rất nhiều ngƣời bệnh do không có nguồn mô, tạng để ghép nên cứ phải “điều trị và chờ chết”, một số ngƣời có điều kiện hơn thì ra nƣớc ngoài để đƣợc ghép tạng với chi phí rất tốn kém; trong khi đó nhiều ngƣời có nhu cầu đƣợc hiến một phần cơ thể mình để cứu giúp ngƣời khác lại không có cơ hội để thực hiện đƣợc nguyện vọng của mình; một nguồn mô, tạng từ những ngƣời chết não vẫn bị uổng phí; còn các bệnh viện và cán bộ y tế của Việt Nam thì không có nhiều cơ hội để thực hành nâng cao trình độ và tay nghề của mình do thiếu xác hiến cho hoạt động nghiên cứu khoa học… Thực trạng và các đòi hỏi phát sinh từ thực tiễn trên là cơ sở trực tiếp và quan trọng nhất để chúng ta phải bổ sung các quy định về quyền hiến bộ phận cơ thể, hiến xác và quyền nhận bộ phận cơ thể trong bộ luật dân sự 2005 nói riêng, và trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung.
49
Đây là một cơ sở rất quan trọng trong hoàn cảnh hội nhập hiện nay. Các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Pháp, Đức và gần hơn là Trung Quốc, Thái Lan, Singapore đều đã có luật về cho, nhận, lấy và ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời, hoặc hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết để phục vụ cho công tác chữa bệnh và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt hiện nay đã xuất hiện các đƣờng dây buôn bán bộ phận cơ thể ngƣời xuyên quốc gia, nhất là ở những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển… Chính vì vậy, chúng ta phải có hành lang pháp lý chặt chẽ về vấn đề này để chống lại các hành vi buôn bán bộ phận cơ thể ngƣời vì mục đích thƣơng mại nhƣ đã diễn ra ở một số nƣớc trên thế giới.
2.2.1.2 Các nguyên tắc chung
Nguyên tắc là những tƣ tƣởng chỉ đạo cơ bản trong hoạt động ban hành cũng nhƣ thực hiện pháp luật. Việc hiến bộ phận cơ thể của ngƣời sống, hiến xác và bộ phận cơ thể sau khi chết, nhận bộ phận cơ thể… là những hoạt động phức tạp và có ảnh hƣởng rất lớn đến tính mạng, sức khoẻ - là vốn quý nhất của con ngƣời. Bởi vậy, các hoạt động này phải tuân thủ theo những nguyên tắc hết sức chặt chẽ. Cùng với sự phát triển của hoạt động hiến, ghép mô và bộ phận cơ thể con ngƣời, một hệ thống các nguyên tắc liên quan đến vấn đề này đã đƣợc xây dựng và trở thành nguyên tắc chung trên toàn thế giới. Những nguyên tắc chung đó bao gồm: Nguyên tắc tôn trọng tính toàn vẹn cơ thể; Nguyên tắc chết não; Nguyên tắc có sự đồng ý của ngƣời cho; Nguyên tắc bảo đảm an toàn y tế; Nguyên tắc vô danh của ngƣời cho và ngƣời nhận; Nguyên tắc miễn phí đối với việc cho, nhận mô, bộ phận cơ thể ngƣời[49,Tr.23]. Trong pháp luật Việt Nam, có thể nói, cho đến nay, chúng ta chƣa có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể các nguyên tắc liên quan đến hoạt động hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể con ngƣời. Nghiên cứu các văn bản pháp lý liên quan và Dự thảo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời, chúng ta có thể thấy một số nguyên tắc chung cơ bản trong hoạt động hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể con ngƣời đƣợc thể hiện nhƣ sau:
50
Đây có thể coi là nguyên tắc quan trọng nhất bởi lẽ cá nhân chính là ngƣời có quyền quyết định cao nhất đối với cơ thể mình. Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc về tính bất khả xâm phạm của cơ thể con ngƣời. Sự tự nguyện này đƣợc thể hiện ở hai khía cạnh:
- Thứ nhất là cá nhân hoàn toàn tự nguyện thể hiện ý chí của mình về việc cho mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết. Về nguyên tắc đó là ý nguyện của ngƣời cho, không thể bị ai ép buộc hoặc quyết định thay.
Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn mà nguyên tắc này cũng có thể có những trƣờng hợp ngoại lệ. Ví dụ đối vơí trƣờng hợp hiến bộ phận cơ thể hoặc hiến xác sau khi chết, dự thảo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời đƣa ra trƣờng hợp Ngƣời chết do tai nạn giao thông hoặc đột tử hoặc chết não mà không có thẻ hiến xác, hiến mô, bộ phận cơ thể ngƣời nhƣng đƣợc cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con đã thành niên của ngƣời đó đồng ý cho lấy (Khoản 3 Điều 19) thì cũng có thể lấy mô, bộ phận cơ thể ở những ngƣời này. Quy định nhƣ vậy có phần trái với nguyên tắc tự nguyện của ngƣời cho và nguyên tắc quyền bất khả xâm phạm đối với thân thể của cá nhân. Tuy nhiên, ở góc độ xã hội, việc quy định nhƣ vậy là hợp lý, quy định đó sẽ tạo nhiều cơ hội hơn để có thể lấy bộ phận cơ thể của ngƣời bị chết cứu giúp những ngƣời còn sống để giảm đến mức tối đa việc phải lấy mô và bộ phận cơ thể từ những ngƣời sống.
- Thứ hai của nguyên tắc tự nguyện thể hiện ở chỗ ngƣời đã quyết định hiến mô, bộ phận cơ thể mình có thể thay đổi và từ bỏ ý nguyện của mình bất cứ lúc nào và quyết định thay đổi đó đƣợc chấp nhận vô điều kiện.
b. Nguyên tắc phi lợi nhuận
Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc cơ thể con ngƣời là không thể bị định đoạt. Điều đó có nghĩa là mặc dù mô, bộ phận cơ thể là của một cá nhân song họ không thể tự ý định đoạt với các bộ phận cơ thể của mình, không thể bán, trao đổi nhƣ một tài sản thuộc sở hữu của mình. Việc ghi nhận nguyên tắc này cũng là điều hết sức quan trọng bởi vì hiện nay đã xuất hiện những đƣờng dây mua bán nội tạng
51
cơ thể con ngƣời xuyên quốc gia, đặc biệt ở những nƣớc còn nghèo và kém phát triển, hoạt động lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời rất có thể bị lợi dụng để biến thành hoạt động mua bán nội tạng.
Nguyên tắc này đƣợc thể hiện ở chỗ, trong mọi trƣờng hợp hiến tặng mô, bộ phận cơ thể sẽ không có việc đền bù tài chính trực tiếp cho ngƣời cho. Mặc dù pháp luật vẫn có những quy định về chế độ ƣu đãi đối với những ngƣời đã thực hiện việc hiến tặng mô hoặc bộ phận cơ thể của mình nhƣ: đƣợc chăm sóc, đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế suốt đời do ngân sách nhà nƣớc chi trả (Điều 13 dự thảo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời) nhƣng đó chỉ là các chế độ chăm sóc sức khoẻ miễn phí. Ngoài ra các chế độ đối với những ngƣời hiến mô, tạng của mình chủ yếu là sự bù đắp tinh thần mang ý nghĩa tƣợng trƣng hoặc chế độ phi tài chính khác nhƣ: đƣợc ƣu tiên ghép mô bộ phận cơ thể khi mắc bệnh cần phải ghép, đƣợc tặng giấy chứng nhận tôn vinh nghĩa cử cao đẹp…
Nguyên tắc phi lợi nhuận cũng phải đƣợc áp dụng đối với cả ngƣời nhận bộ phận cơ thể (đƣợc ghép mô, bộ phận cơ thể). Những ngƣời đƣợc ghép mô, bộ phận cơ thể của ngƣời khác cũng không phải trả tiền cho việc ghép mô và bộ phận cơ thể này. Trong dự thảo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời dƣờng nhƣ vấn đề này chƣa thực sự đƣợc làm rõ. Trong điều kiện của nƣớc ta hiện nay, việc miễn phí hoàn toàn cho một ca ghép mô, bộ phận cơ thể nhƣ các nƣớc phát triển khác chƣa thể thực hiện đƣợc (chỉ miễn phí với những ngƣời có đóng bảo hiểm y tế). Tuy nhiên, dự thảo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời cần quy định rõ ngƣời nhận mô, bộ phận cơ thể của ngƣời khác đƣợc cung cấp mô, bộ phận miễn phí và chỉ phải thanh toán viện phí cho việc thực hiện phẫu thuật ghép.
c. Nguyên tắc vô danh của ngƣời cho và ngƣời nhận
Đây là một nguyên tắc hết sức quan trọng đƣợc quy định tại Điều 4 của dự thảo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời, đặc biệt nó đƣợc quy định nhằm tránh trƣờng hợp có sự trao đổi mang tính chất thƣơng mại giữa ngƣời cho và ngƣời nhận cũng nhƣ một số vấn đề nhạy cảm có thể phát sinh từ việc hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể. Đặc biệt, đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất
52
đối với trƣờng hợp cho và nhận tinh trùng, phôi trong việc sinh con theo phƣơng pháp khoa học. Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/02/2003 của