Nội dung quyền xác định lại giới tính

Một phần của tài liệu Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 66)

Với sự ra đời của Bộ luật dân sự 2005, lần đầu tiên quyền xác định lại giới tính của cá nhân đƣợc pháp luật ghi nhận. Ngay từ tên gọi của Điều luật đã cho thấy quan điểm của các nhà lập pháp Việt Nam chỉ cho phép xác định lại giới tính trong những trƣờng hợp cụ thể chứ không cho phép cá nhân đƣợc chuyển đổi giới tính.

Điều 36 Bộ luật dân sự 2005 quy định “Cá nhân có quyền được xác định lại giới tính

Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính”.

68

2.3.3.1 Đối tượng có quyền xác định lại giới tính

Mọi cá nhân đều có quyền đƣợc xác định lại giới tính của mình khi đáp ứng đƣợc điều kiện giới tính của ngƣời đó bị “dị tật bẩm sinh” hoặc “chưa định hình chính xác” mà cần phải có sự can thiệp của y học để xác định rõ giới tính. Chƣa có một văn bản hƣớng dẫn nào giải thích cụ thể trƣờng hợp giới tính bị khuyết tật bẩm sinh và giới tính chƣa định hình chính xác là nhƣ thế nào.

“Giới tính bị dị tật bẩm sinh” có thể hiểu là trƣờng hợp cơ quan sinh dục ngoài có cấu tạo bất thƣờng gây ra sự nhầm lẫn về giới tính khi nó có cấu tạo gần giống với cơ quan sinh dục ngoài của giới ngƣợc lại nhƣng lại không phù hợp với giới tính di truyền (đó là các trƣờng hợp lƣỡng tính giả nam hoặc lƣỡng tính giả nữ). Tuy nhiên, cần xác định nhƣ thế nào là “giới tính chƣa định hình chính xác”? Nhƣ đã phân tích ở trên, giới tính của một ngƣời đƣợc hình thành trải qua nhiều giai đoạn khác nhau: trong đó có sự hình thành của cấu trúc gen, hệ sinh dục và cơ quan sinh dục ngoài và có cả giai đoạn thực hiện các hành vi hƣớng giới. Theo đó, nếu một trong các giai đoạn này mâu thuẫn với những giai đoạn còn lại bị coi là giới tính không rõ ràng. Nhƣ vậy, nếu một cá nhân có cấu trúc sinh học hoàn toàn bình thƣờng (thuộc về một giới) nhƣng hành vi hƣớng giới lại thuộc về giới khác ngay từ khi còn nhỏ cho đến khi trƣởng thành thì có đƣợc coi là giới tính chƣa định hình chính xác hay không?

Theo quan điểm của các nhà lập pháp Việt Nam, việc xác định lại giới tính chủ yếu đƣợc thực hiện trong trƣờng hợp có khuyết tật về hình thể, những khuyết tật về hành vi chƣa đƣợc thừa nhận. Theo đó, pháp luật dân sự Việt Nam mới chỉ ghi nhận cá nhân có quyền xác định lại giới tính trong trƣờng hợp cấu tạo hình thể về giới tính bị dị tật bẩm sinh, hoặc chƣa định hình chính xác (ví dụ trong trƣờng hợp lƣỡng tính thật, chƣa xác định là thuộc giới tính gì vì vừa có kiểu nhân của cả nam và nữ, đồng thời trong hệ sinh dục có cả tinh hoàn và buồng trứng) chứ chƣa thừa nhận các khuyết tật tâm lý cũng đƣợc thay đổi giới tính.

69

Quyền xác định lại giới tính của cá nhân đƣợc thể hiện trên hai phƣơng diện: xác định lại giới tính sinh học và đăng ký lại giới tính pháp lý.

a. Quyền xác định lại giới tính sinh học

Cá nhân có thể xác định lại giới tính tự nhiên của mình thông qua phẫu thuật định giới. Pháp luật dân sự Việt Nam chỉ cho phép cá nhân đƣợc phẫu thuật định giới trong trƣờng hợp có sự khuyết tật về giới tính sinh học - khuyết tật cơ thể mà không đƣợc phép thực hiện phẫu thuật trong trƣờng hợp có khuyết tật tâm lí giới tính.

Trong trƣờng hợp này cần phân biệt Phẫu thuật định giới và phẫu thuật thay đổi giới tính. Phẫu thuật thay đổi giới tính là phẫu thuật làm cho những ngƣời đàn ông hoặc đàn bà hoàn hảo về mặt sinh học có đƣợc cấu tạo hình thể tƣơng đối giống với ngƣời thuộc giới ngƣợc lại trong trƣờng hợp họ mắc chứng bức bối giới tính. Đối với trƣờng hợp phẫu thuật để thay đổi giới tính, pháp luật Việt Nam chƣa cho phép thực hiện kỹ thuật này vì pháp luật không thừa nhận cá nhân có quyền thay đổi giới tính của mình.

b. Quyền đăng ký lại định lại giới tính pháp lý

Một trong các giai đoạn hình thành giới tính chính là thực hiện hành vi đăng ký giới tính (giới tính về mặt pháp lý). Đặc điểm giới tính pháp lý này đƣợc ghi nhận trong giấy khai sinh và các giấy tờ liên quan đến cá nhân, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi cá nhân tham gia vào các quan hệ xã hội và thực hiện các quyền công dân của mình.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, cá nhân khi thực hiện việc phẫu thuật định giới sẽ phát sinh các quyền nhân thân liên quan đến việc xác định lại giới tính đó. Ví dụ Điều 27 về quyền của cá nhân đối vơi họ tên đã có sự bổ sung quan trọng tại điểm e, khoản 1 “cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ tên trong các trường hợp:

70

Tuy nhiên, quy định cho phép cá nhân đƣợc thay đổi họ tên trong giấy tờ hộ tịch sau khi thực hiện việc xác định lại giới tính là chƣa đủ để họ có thể sống một cách bình thƣờng với giới tính mới trái với giới tính đã đƣợc đăng ký. Ngƣời đã thực hiện phẫu thuật xác định lại giới tính không chỉ cần đƣợc thay đổi tên mà cần đƣợc phép thay đổi tất cả các giấy tờ pháp lý liên quan đến giới tính của họ. Đạo luật về thừa nhận giới tính của Anh thông qua năm 2004 quy định “các công dân đã chuyển đổi giới tính có thể nộp đơn lên Uỷ ban thừa nhận giới tính xin giấy chứng nhận giới tính mới của họ và đƣợc cấp giấy khai sinh mới, đƣợc kết hôn và đƣợc

hƣởng các quyền nhƣ công dân bình thƣờng khác”[63]. Vì vậy, pháp luật Việt Nam

cũng cần có những quy định cụ thể về các quyền của những ngƣời đã thực hiện phẫu thuật xác định lại giới tính mà có giới tính khác với giới tính pháp lý đã đƣợc đăng ký nhƣ quyền đƣợc cấp giấy khai sinh mới, quyền đƣợc sửa đổi phần giới tính trong tất cả các giấy tờ hộ tịch có liên quan đến cá nhân đó…

2.3.3.3 Những yêu cầu pháp lý đặt ra

Vấn đề quy định quyền xác định lại giới tính hay chuyển đổi giới tính đã có rất nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình xây dựng Bộ luật dân sự 2005 cũng nhƣ khi bộ luật đã đƣợc ban hành. Có nhiều ý kiến cho rằng cần ghi nhận quyền của cá nhân đƣợc thay đổi giới tính chứ không chỉ dừng lại ở quyền đƣợc xác định lại giới tính.

Thực tế, giới tính của con ngƣời có thể bị khuyết tật dẫn đến giới tính không rõ ràng ở cả khuyết tật hình thể và khuyết tật tâm lý. Khuyết tật về hình thể (lƣỡng giới giả hoặc lƣỡng giới thật) - tỉ lệ này trên thế giới thực ra không nhiều và ở Việt Nam cũng vậy. Số ngƣời bị khuyết tật tâm lý giới tính - mắc hội chứng Bức bối giới tính - ở Việt Nam là tƣơng đối lớn và có rất nhiều ngƣời trong số họ đã ra nƣớc ngoài thực hiện việc chuyển đổi giới tính theo mong muốn vì ở trong nƣớc pháp luật không cho phép thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Trƣờng hợp nhƣ chuyên viên trang điểm Nguyễn Thái Tài (thành phố Hồ Chí Minh) - ngƣời Việt Nam đầu tiên ra nƣớc ngoài chuyển đổi giới tính là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên cho đến nay, mặc dù Bộ luật dân sự 2005 đã ra đời và bổ sung thêm quyền đƣợc xác định lại giới tính nhƣng những ngƣời nhƣ Nguyễn Thái Tài thì vẫn không đƣợc chấp nhận

71

bởi vì họ đã thực hiện việc chuyển đổi giới tính do có khuyết tật về tâm lý giới tính chứ không phải là xác định lại giới tính. Và vì vậy họ không đƣợc thừa nhận theo giới tính mới và không thể thực hiện đƣợc một số quyền công dân theo giới tính mới của mình.

Pháp luật ban hành trên cơ sở yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Và trong xu thế hội nhập hiện nay, khi mà rất nhiều nƣớc trên thế giới đã cho phép cá nhân đƣợc thay đổi giới tính và thừa nhận các quyền nhân thân liên quan khi cá nhân thực hiện việc thay đổi giới tính, pháp luật dân sự Việt Nam cũng cần quy định quyền của công dân đƣợc thay đổi giới tính là một quyền nhân thân đƣợc quy định trong Bộ luật dân sự chứ không chỉ là quyền xác định lại giới tính. Hơn nữa luật không cho phép nhƣng thực tế rất nhiều ngƣời vẫn “xé rào” ra nƣớc ngoài thực hiện việc chuyển đổi giới tính.

Theo quan điểm của chúng tôi, pháp luật dân sự Việt Nam có thể ghi nhận quyền thay đổi giới tính của cá nhân theo hƣớng: Cá nhân có quyền yêu cầu chuyển đổi giới tính của mình trong trƣờng hợp cơ quan sinh dục có dị tật bẩm sinh hoặc bị rối loạn hành vi, tâm lý giới tính làm cho giới tính không đƣợc xác định rõ ràng. Trong những trƣờng hợp có nhu cầu chuyển đổi giới tính phải có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về dị tật bẩm sinh của cơ quan sinh dục hoặc có bệnh lý liên quan đến tâm lý giới tính. Quy định nhƣ vậy vừa đảm bảo hạn chế đƣợc các trƣờng hợp thay đổi giới tính do ý muốn nhất thời hoặc do đồng tính luyến ái nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc các quyền lợi chính đáng cho công dân, phù hợp với xu thế chung của thế giới.

72

Chƣơng 3.

BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TÍNH MẠNG, SỨC KHOẺ, THÂN THỂ BẰNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ Ở NƢỚC TA

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Mác “con ngƣời là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Trong đời sống hàng ngày, con ngƣời tham gia vào các mối quan hệ xã hội trên cơ sở một hệ thống các quyền và nghĩa vụ đƣợc pháp luật quy định. Với bản chất của quan hệ xã hội, quyền của chủ thể này đƣợc ghi nhận làm phát sinh nghĩa vụ tôn trọng quyền của những chủ thể khác. Tuy nhiên không phải lúc nào nghĩa vụ này cũng đƣợc các chủ thể khác tôn trọng và thực hiện. Chính vì vậy, có rất nhiều cơ chế đƣợc đặt ra để bảo vệ các quyền ấy, trong đó pháp luật chính là một trong những công cụ hữu hiệu nhất. Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể, với đặc thù là đƣợc nhiều ngành luật khác nhau cùng điều chỉnh, bởi vậy có nhiều ngành luật khác nhau cùng có thể bảo vệ quyền này với nhiều cách thức bảo vệ khác nhau nhƣ dân sự, hình sự, hành chính… Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ tìm hiểu một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc bảo vệ quyền nhân

Một phần của tài liệu Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 66)