Đặc điểm của việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đố

Một phần của tài liệu Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 74)

tính mạng, sức khoẻ, thân thể bằng pháp luật dân sự

Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể là quyền dân sự và là loại quyền nhân thân, vì vậy bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể vừa mang đặc điểm của bảo vệ quyền bằng pháp luật dân sự nói chung (để phân biệt với bảo vệ quyền bằng các ngành luật khác), vừa mang đặc điểm của bảo vệ quyền nhân thân (khác với bảo vệ quyền về tài sản bằng pháp luật dân sự) và vừa có những đặc điểm riêng (khác với việc bảo vệ một số loại quyền nhân thân khác).

3.1.2.1. Việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể do các đương sự tự định đoạt và thoả thuận.

76

Đây là một đặc điểm rất khác biệt của việc bảo vệ quyền quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể bằng pháp luật dân sự so với bảo vệ quyền này bằng các ngành luật khác. Nhƣ đã nói ở trên, quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể có thể đƣợc bảo vệ bởi nhiều ngành luật khác nhau nhƣ luật hình sự , luật hành chính, luật dân sự… Mỗi một ngành luật với tính chất và đặc điểm riêng lại có những cách thức bảo vệ khác nhau. Pháp luật dân sự, với đặc điểm đặc thù là pháp luật đƣợc xây dựng trên cơ sở sự tự định đoạt và tự thoả thuận của các chủ thể tham gia quan hệ, vì vậy khi quyền của một chủ thể bị xâm hại thì chủ thể đó có quyền quyết định về việc bảo vệ quyền lợi của mình. Sự quyết định này đƣợc thể hiện ở việc chủ thể có toàn quyền lựa chọn giải pháp bảo vệ quyền của mình hay không và tự quyết định lựa chọn cách thức, biện pháp bảo vệ.

Đối với việc bảo vệ bằng pháp luật hình sự hoặc luật hành chính, cách thức bảo vệ quyền này do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định trên cơ sở căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả của hành vi xâm hại và đƣợc thể hiện bằng sự cƣỡng chế mang tính quyền lực nhà nƣớc. Và trong hầu hết các trƣờng hợp, việc áp dụng các chế tài, biện pháp nhằm bảo vệ quyền về tính mạng, sức khoẻ cho một chủ thể do cơ quan có thẩm quyền quyết định không phụ thuộc vào việc ngƣời bị thiệt hại có yêu cầu hay không. Sự khác biệt này xuất phát chính là ở đối tƣợng đƣợc bảo vệ: đối tƣợng đƣợc bảo vệ bằng pháp luật dân sự là lợi ích của chính các chủ thể tham gia quan hệ còn đối tƣợng bảo vệ của luật hành chính và hình sự thì bên cạnh việc bảo vệ lợi ích của công dân (ngƣời bị thiệt hại) thì việc bảo vệ lợi ích công cộng, bảo vệ trật tự xã hội là lợi ích cao hơn. Trong luật dân sự, cơ quan, tổ chức cũng có thể áp dụng các biện pháp cƣỡng chế đối với chủ thể có hành vi xâm hại quyền của chủ thể khác bằng biện pháp mang tính quyền lực nhà nƣớc (buộc bồi thƣờng thiệt hại, buộc chấm dứt hành vi vi phạm…) nhƣng điểm khác biệt chính là ở chỗ các cơ quan này chỉ áp dụng các biện pháp bảo vệ đó theo yêu cầu của ngƣời có quyền lợi bị vi phạm. Trong mọi trƣờng hợp, cá nhân vẫn là ngƣời có quyền

77

quyết định cao nhất việc có áp dụng hay không các biện pháp để bảo vệ quyền của mình.

3.1.2.2. Các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể bao gồm cả biện pháp vật chất và biện pháp phi vật chất.

Bên cạnh những biện pháp bảo vệ nhằm mục đích ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm đƣợc áp dụng chung đối với cả quyền về tài sản và quyền nhân thân nhƣ buộc chấm dứt hành vi vi phạm, buộc thực hiện nghĩa vụ…, những biện pháp bảo vệ nhằm mục đích khắc phục thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm đƣợc coi là những biện pháp đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm quyền của các chủ thể trong quan hệ dân sự. Hệ thống những biện pháp này bao gồm cả những biện pháp có tính vật chất (đem lại cho chủ thể bị vi phạm những lợi ích vật chất nhất định) nhƣ phạt vi phạm, bồi thƣờng thiệt hại… và cả những biện pháp phi vật chất nhƣ buộc xin lỗi, cải chính công khai…

Với các quyền nhân thân của cá nhân nói chung và quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể nói riêng, hành vi xâm hại thƣờng đồng thời gây ra hai loại thiệt hại cho chủ thể bị xâm hại: những thiệt hại vật chất liên quan đến việc quyền bị vi phạm và những thiệt hại do tổn thất về tinh thần. Bởi vì, đối tƣợng của quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể là những yếu tố nhân thân gắn liền với chủ thể, là một phần không thể tách rời khỏi cá nhân. Do đó, các biện pháp bảo vệ nhóm quyền này cũng bao gồm cả biện pháp mang tính vật chất (nhằm khắc phục những thiệt hại vật chất) và cả những biện pháp phi vật chất (nhằm bù đắp những thiệt hại về tinh thần). Đây là đặc điểm khác biệt với bảo vệ quyền về tài sản nói chung, bởi vì đối tƣợng của quyền về tài sản là một lợi ích vật chất nên thiệt hại xảy ra cho chủ thể bị vi phạm cũng là những thiệt hại vật chất cụ thể có thể tính toán đƣợc, vì vậy, biện pháp bảo vệ quyền cũng là những biện pháp mang tính vật chất.

3.1.2.3. Khi quyền của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể bị xâm phạm, các biện pháp bảo vệ chỉ mang tính khắc phục, bù đắp chứ không mang tính khôi phục quyền.

78

Nhƣ đã phân tích ở trên, hệ thống các biện pháp bảo vệ quyền dân sự nói chung bao gồm hai loại: các biện pháp bảo vệ đặt ra trong trƣờng hợp hành vi vi phạm quyền đang diễn ra và các biện pháp bảo vệ đặt ra trong trƣờng hợp hành vi vi phạm quyền đã diễn ra (xin lỗi, cải chính công khai, bồi thƣờng thiệt hại). Sự khác nhau về tính chất của các quan hệ dân sự, các loại quyền dân sự bị vi phạm sẽ dẫn đến sự khác nhau đối với nhóm biện pháp bảo vệ thứ hai – nhóm biện pháp bảo vệ nhằm mục đích khôi phục quyền bị vi phạm hoặc khắc phục thiệt hại, bù đắp những thiệt hại do hành vi vi phạm quyền gây ra.

Khi cá nhân bị chết, bị suy giảm sức khoẻ, bị mất một bộ phận cơ thể thì không thể có biện pháp nào có thể khôi phục lại hoàn toàn quyền của cá nhân nhƣ trƣớc khi quyền đó bị vi phạm. Điều đó có nghĩa là không thể có một khoản tiền bồi thƣờng nào, một biện pháp nào có thể làm cho ngƣời đã chết sống lại, bộ phận cơ thể bị mất lấy lại đƣợc nhƣ trƣớc khi bị vi phạm… Bởi vậy, các biện pháp bảo vệ nhƣ bồi thƣờng thiệt hại bằng một khoản tiền, xin lỗi công khai chỉ là những biện pháp mang tính chất khắc phục một phần hoặc bù đắp một phần những thiệt hại của cá nhân hoặc những ngƣời thân thích nhất của họ khi tính mạng, sức khoẻ, thân thể của một ngƣời bị vi phạm.

Đây là đặc điểm khác với việc bảo vệ đối với các quyền tài sản và cũng khác với việc bảo vệ một số loại quyền nhân thân khác. Trong các trƣờng hợp này, việc áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền có thể khôi phục đƣợc cho chủ thể các quyền đã bị vi phạm. Ví dụ khi quyền sở hữu của một ngƣời bị vi phạm, ngƣời đó có thể buộc ngƣời vi phạm phải trả lại tài sản - khôi phục lại quyền sở hữu tài sản của mình, hoặc khi cá nhân bị một ngƣời khác sử dụng trái phép tác phẩm văn học của mình cá nhân đó có thể yêu cầu ngƣời vi phạm hoặc tự mình cải chính công khai, khi đó, quyền của cá nhân với tác phẩm văn học của mình đã đƣợc khôi phục…

Một phần của tài liệu Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 74)