Khái quát chung về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính

Một phần của tài liệu Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 71)

Nam trong giai đoạn hiện nay.

3.1. Khái quát chung về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể bằng pháp luật dân sự. mạng, sức khoẻ, thân thể bằng pháp luật dân sự.

3.1.1. Khái niệm.

Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể trƣớc hết là quyền dân sự, và là quyền nhân thân của cá nhân, bởi vậy, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể chính là bảo vệ quyền dân sự, quyền nhân thân của cá nhân. Đồng thời do những đặc điểm riêng nên việc bảo vệ quyền này cũng có những nét đặc thù.

Bảo vệ quyền dân sự thực chất là việc sử dụng các cách thức, biện pháp đƣợc pháp luật dân sự quy định để bảo vệ quyền dân sự của một chủ thể này nhằm chống lại các hành vi xâm hại quyền của chủ thể khác. Bảo vệ quyền dân sự trong pháp

73

luật dân sự Việt Nam hiện hành đƣợc xây dựng theo hƣớng quy định cách thức bảo vệ quyền dân sự nói chung (bao gồm cả quyền tài sản và quyền nhân thân) - Điều 9 Bộ luật dân sự 2005; trên cơ sở đó, tuỳ vào bản chất và đặc điểm của từng nhóm quan hệ dân sự mà ngƣời làm luật xác định các biện pháp bảo vệ cụ thể với từng nhóm quyền: Bảo vệ quyền nhân thân đƣợc quy định tại Điều 25; bảo vệ quyền với tài sản: Điều 169 và các Điều từ 255 đến Điều 261 về bảo vệ quyền sở hữu…

Quyền của cá nhân đối với tính mạng, thân thể chính là một trong những quyền nhân thân đƣợc pháp luật dân sự ghi nhận và bảo vệ. Bởi vậy, bảo vệ quyền của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể cũng chính là bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân nói chung, trên cơ sở có xem xét đến những đặc điểm đặc thù của loại quyền này để áp dụng những biện pháp bảo vệ phù hợp. Pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành không có điều luật nào quy định riêng về các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể mà chỉ có quy định các biện pháp bảo vệ quyền dân sự tại Điều 9 và quyền nhân thân nói chung tại Điều 25 Bộ luật dân sự 2005. Điều 9 Bộ luật dân sự 2005 (bảo vệ quyền dân sự ) quy định “khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền…” và Điều 25 Bộ luật dân sự 2005 (bảo vệ quyền nhân thân) quy định “khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì ngƣời đó có quyền…”. Nhƣ vậy, pháp luật dân sự trao quyền bảo vệ quyền dân sự nói chung và quyền nhân thân nói riêng cho chính chủ thể có quyền bị vi phạm. Tuy nhiên, đối với quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể (cụ thể là quyền đƣợc bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể) thì có thể xảy ra trƣờng hợp một ngƣời đƣợc quyền thực hiện một số hành vi nhất định để bảo vệ quyền của một chủ thể khác, đó là trong trƣờng hợp “tình thế cấp thiết”. “Tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nƣớc, của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của công dân (trong đó có quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, thân thể) mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn”[37, Tr.26]. Đây là trƣờng hợp pháp luật đã

74

dự liệu để cho phép cá nhân có quyền đƣợc thực hiện biện pháp bảo vệ quyền bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân khác khi quyền đó bị xâm hại hoặc có đe doạ bị xâm hại.

Nhƣ vậy, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân

thể bằng pháp luật dân sự có thể hiểu là “quyền của cá nhân sử dụng các phương

thức và biện pháp do pháp luật dân sự quy định nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại quyền nhân thân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể của mình hoặc của người khác, khắc phục những thiệt hại do hành vi xâm hại này gây ra”.

Bảo vệ quyền dân sự nói chung và quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể nói riêng là nhằm giúp cho các quyền đó đƣợc tôn trọng và đảm bảo một cách tốt nhất. Bởi vậy, các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể đƣợc đặt ra trong trƣờng hợp quyền của cá nhân đang trực tiếp bị xâm hại, có thể trong trƣờng hợp quyền chƣa bị xâm hại nhƣng hoàn toàn có khả năng bị xâm hại; và ngay cả khi hành vi xâm hại đã đƣợc thực hiện và cá nhân đã bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ do hành vi xâm hại đó thì các biện pháp bảo vệ quyền vẫn có những ý nghĩa rất quan trọng. Nhƣ vậy, quy định về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể nhằm ba mục đích chính là phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục thiệt hại. Với mỗi một mục đích lại có những biện pháp bảo vệ khác nhau.

Đối với mục đích phòng ngừa: Mục đích này đặt ra trong trƣờng hợp quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể chƣa bị xâm hại trực tiếp nhƣng có khả năng bị xâm hại do chủ thể khác thực hiện hành vi trái pháp luật. Ví dụ một ngƣời thực hiện hành vi xây nhà không đảm bảo an toàn và có nguy cơ sụp đổ hoặc có hành vi làm ô nhiễm môi trƣờng có khả năng gây thiệt hại cho một chủ thể khác thì chủ thể đó có quyền yêu cầu ngƣời vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc ngƣời đó phải chấm dứt hành vi vi phạm để đảm bảo an toàn tính mạng, thân thể, sức khoẻ cho mình. Hoặc trong trƣờng hợp một ngƣời hành động trong tình thế cấp thiết để bảo vệ quyền cho một ngƣời khác trong trƣờng hợp có nguy cơ đang thực tế đe doạ đến tính mạng,

75

sức khoẻ của ngƣời đó. Mặc dù việc gây thiệt hại cho ngƣời khác chỉ mới ở dạng “nguy cơ” nhƣng cá nhân vẫn có quyền “hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn” nhằm mục đích phòng ngừa, tránh thiệt hại xảy ra với chủ thể cần bảo vệ…

Với mục đích ngăn chặn: các biện pháp bảo vệ nhằm mục đích ngăn chặn đặt ra trong trƣờng hợp hành vi xâm hại quyền của chủ thể khác đang diễn ra và tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân đang bị xâm hại do chính hành vi trái pháp luật đó. Đối với mục đích này, các biện phảp phải đảm bảo việc chấm dứt ngay lập tức những hành vi xâm hại đó nhƣ buộc chấm dứt hành vi vi phạm, tự vệ trong trƣờng hợp “phòng vệ chính đáng” hoặc hành động trong trƣờng hợp tình thế cấp thiết để bảo vệ quyền cho một ngƣời khác đang có quyền bị vi phạm.

Với mục đích khắc phục thiệt hại: Mục đích này nhằm giảm bới một phần những thiệt hại do hành vi xâm hại quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể của chủ thể khác gây ra. Mục đích này không chỉ nhằm khắc phục những thiệt hại đã thực tế xảy ra mà còn mang ý nghĩa bù đắp, bởi vậy nó không chỉ có biện pháp buộc ngƣời vi phạm phải bồi thƣờng thiệt hại, mà còn có thể áp dụng biện pháp xin lỗi - nhằm bù đắp một phần nào đó về tinh thần cho ngƣời bị xâm hại.

Một phần của tài liệu Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 71)