Bộ luật dân sự 2005 và các quy định về quyền nhân thân của cá

Một phần của tài liệu Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 30)

nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể

1.3.3.1 Hoàn cảnh ra đời của Bộ luật dân sự 2005

Bộ luật dân sự 2005 đƣợc Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006, thay thế cho Bộ luật dân sự 1995. Bộ luật dân sự 2005 ra đời trong hoàn cảnh Bộ luật dân sự 1995 đã ban hành và áp dụng đƣợc 10 năm. Trong khoảng thời gian đó, các quan hệ trong giao lƣu dân sự đã không ngừng phát triển và thay đổi theo xu hƣớng phát triển chung của thời đại. Có những vấn đề xã hội mới phát sinh mà Bộ luật dân sự 1995 chƣa điều chỉnh. Có những vấn đề mà Bộ luật dân sự 1995 tuy đã điều chỉnh song lại thể hiện một số bất cập trong quá trình áp dụng vào thực tiễn. Trên cơ sở đó, Bộ luật dân sự 2005 đã ra đời, thay thế cho Bộ luật dân sự 1995 và đã có sự sửa đổi, bổ sung một số nội dung quan trọng, đáp ứng đƣợc đòi hỏi của thực tiến và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia. Một trong những nội dung đƣợc sửa đổi, bổ sung rất quan trọng, đƣợc xã hội hết sức quan tâm trong Bộ luật dân sự 2005 chính là các quy định về quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Đƣợc quy định từ Điều 32 đến Điều 36, nằm Mục 2 Chƣơng III). Trong đó, Bộ luật dân sự 2005 đã bổ sung quy định: Quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33); quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34); quyền nhận bộ phận cơ thể (Điều 35); quyền xác định lại giới tính (Điều 36). Đối với quyền đƣợc đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Điều 32) đƣợc Bộ luật dân sự 2005 xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định này của Bộ luật dân sự 1995 đồng thời có những sửa đổi quan trọng, phù hợp hơn với thực tiễn.

1.3.3.2 Một số quan điểm lập pháp liên quan đến các quy định về quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân trong Bộ luật dân sự 2005

- Trong Bộ luật dân sự 2005 phần quy định về quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể là một trong những phần sửa đổi, bổ sung

32

quan trọng nhất, đƣợc xã hội đặc biệt quan tâm. Xuất phát từ những đòi hỏi thực tế của xã hội, trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự do cá nhân, Bộ luật dân sự 2005 đã ghi nhận một số quyền nhân thân rất quan trọng của công dân nhƣ quyền hiến, nhận bộ phận cơ thể ngƣời, quyền hiến xác và bộ phận cơ thể sau khi chết, quyền xác định lại giới tính. Tuy nhiên với vai trò là Bộ luật gốc, các quy định này trong Bộ luật dân sự 2005 chỉ là những quy định có tính chất nguyên tắc. Pháp luật dân sự thừa nhận cho công dân có quyền, tuy nhiên các nội dung cụ thể liên quan đến các quyền đó sẽ đƣợc quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành hoặc văn bản hƣớng dẫn cụ thể.

- Trong quá trình soạn thảo Bộ luật dân sự 2005 đã có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc có ghi nhận hay không một số quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể khác nhƣ quyền mang thai hộ, quyền cho phôi, quyền đƣợc chết, nhân bản vô tính ngƣời… Trên thực tế một số quyền nhƣ quyền mang thai hộ, quyền đƣợc chết… đã đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận là quyền nhân thân của cá nhân. Ở Việt Nam, quyền cho phôi đã đƣợc pháp luật Việt Nam ghi nhận, tuy nhiên mới chỉ quy định trong văn bản dƣới luật là Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/2/2003 về sinh con theo phƣơng pháp khoa học. Còn đối với các quyền nhân thân khác nhƣ quyền mang thai hộ, quyền đƣợc chết, nhân bản vô tính ngƣời thì chƣa đƣợc pháp luật dân sự Việt Nam ghi nhận. Đa số các ý kiến cho rằng với điều kiện kinh tế, xã hội và phong tục tập quán truyền thống của Việt Nam hiện nay, việc ghi nhận những quyền này trong Bộ luật dân sự 2005 là chƣa phù hợp vì đây là những nội dung khá mới, xuất hiện cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên cần có sự nghiên cứu kỹ hơn. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến lại ủng hộ việc quy định các quyền nhân thân này vào trong Bộ luật dân sự 2005 với lý do “các nƣớc đã có rồi, Việt Nam phải đón trƣớc tƣơng lai”. Riêng đối với quyền mang thai hộ hiện nay vẫn có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Nhiều ý kiến cho rằng mang thai hộ là vấn đề xã hội và trên thực tế đã diễn ra khá nhiều. Đây là một quyền chính đáng, mang lại hạnh phúc cho nhiều ngƣời vì vậy nên bổ sung quyền này vào Bộ luật dân sự 2005. Còn theo tác giả Nguyễn Thị

33

Tố Uyên trong bài viết Pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực y học ở Việt Nam đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật số 2(155)-2005 thì cho biết mặc dù hiện nay việc mang thai hộ đã bị cấm (theo Điều 6 Nghị định 12/2003/NĐ-CP) nhƣng “trên thực tế hoạt động mang thai hộ vẫn diễn ra, nhất là ở các tỉnh phía nam”[64,Tr.27]. Đồng thời tác giả cũng cho biết “ Theo kết quả điều tra của các cơ quan chức năng thì tỉ lệ vô sinh ở Việt Nam là 13% trên tổng số cặp vợ chồng“ và “Ở một số nƣớc trên thế giới nhƣ Anh, Mỹ, Nga… thì việc mang thai hộ đƣợc coi là hợp pháp”[64,Tr.28].

- Nhƣ vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 và một số văn bản chuyên ngành có liên quan, các quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay đƣợc quy định theo hai hƣớng:

Ghi nhận quyền: Chúng ta đã ghi nhận một số quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể bao gồm: Quyền đƣợc bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; Quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết; quyền nhận bộ phận cơ thể, quyền xác định lại giới tính; quyền cho và nhận tinh trùng, noãn, phôi (Đƣợc quy định tại Nghị định 12/2003/NĐ-CP)

Không ghi nhận quyền (Thể hiện dƣới dạng quy định cấm) bao gồm: Cấm mang thai hộ , cấm sinh sản vô tính (Điều 6 Nghị định 12/2003/NĐ-CP).

Nhƣ vậy là có một số quyền nhân thân mà hiện nay pháp luật vẫn còn “để ngỏ” - không ghi nhận nhƣng cũng không cấm - ví dụ quyền đƣợc chết; quyền thay đổi giới tính…

- Với quan điểm cá nhân chúng tôi cho rằng: Trƣớc hết, pháp luật cần phải quy định rõ về những vấn đề còn “để ngỏ” - cho hay không cho thực hiện các quyền đó. Đây là vấn đề quan trọng vì có thể nảy sinh những cách hiểu khác nhau khi luật áp dụng vào thực tiễn. Bởi vì Bộ luật dân sự 2005 đƣợc xây dựng trên tinh thần “Công dân đƣợc làm những gì mà pháp luật không cấm”. Do đó nếu không có quy định rõ ràng thì vô hình chung sẽ làm cho ngƣời dân hiểu rằng họ đƣợc quyền vì pháp luật không cấm? Điều này là đi ngƣợc lại với mục đích của nhà làm luật. Chúng ta không nhất thiết phải quy định rõ trong Bộ luật dân sự 2005 mà có thể quy

34

định ở những văn bản dƣới luật để trong trƣờng hợp có đủ điều kiện cho phép công dân thực hiện những quyền đó thì việc bổ sung sẽ dễ thực hiện hơn.

Riêng đối với quyền mang thai hộ, chúng tôi cho rằng việc ghi nhận quyền này trong điều kiện hiện nay là phù hợp. Có một điều đã tồn tại và không thể phủ nhận là ngƣời dân không đợi luật rồi mới làm. Nhu cầu về việc mang thai hộ đang là một nhu cầu thực tế ở Việt Nam và những giao dịch liên quan đến việc mang thai hộ vẫn diễn ra cho dù pháp luật không ghi nhận cho công dân có quyền này. Đạo đức xã hội đƣợc hình thành từ chính những quan điểm và cách nhìn nhận xã hội của ngƣời dân chứ bản thân pháp luật không tạo ra đạo đức xã hội. Vì vậy, khi ngƣời dân thực hiện các hành vi đó và chấp nhận nó chứng đã có một sự thay đổi nhất định trong quan niệm đạo đức của xã hội. Bên cạnh đó, vì thiếu quy định pháp luật liên quan đến quyền mang thai hộ nên hiện nay, các giao dịch liên quan đến việc mang thai hộ khi xảy ra tranh chấp không thể giải quyết một cách thấu tình, đạt lý đƣợc. Chính vì vậy, chúng ta cần ghi nhận quyền này để đảm bảo tính pháp luật thực sự là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội.

35

Chƣơng 2.

NỘI DUNG CỦA PHÁP LUẬT DÂN SƢ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CÁC QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TÍNH MẠNG, SỨC KHOẺ,

THÂN THỂ.

Cùng với sự ra đời của Bộ luật dân sự 2005, các quy định về Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể đã có những sửa đổi bổ sung quan trọng, đáp ứng đƣợc đòi hỏi và nhu cầu bức thiết của xã hội. Thực ra, những vấn đề này không mới so với thế giới nhƣng còn khá mới mẻ đối với pháp luật cũng nhƣ xã hội Việt Nam. Những yếu tố nhƣ trình độ phát triển của khoa học - đặc biệt là y học, trình độ nhận thức của xã hội, xu hƣớng chung của thế giới, các yếu tố tâm lý xã hội và đạo đức truyền thống… có những ảnh hƣởng không nhỏ đến việc ghi nhận và thực hiện các quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể.

Trong phạm vi chƣơng II, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu nội dung các quyền nhân thân liên quan đến tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân đƣợc quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, đặc biệt là Bộ luật dân sự 2005 (có so sánh, đối chiếu với các quy định này trong pháp luật dân sự Việt Nam trƣớc khi có Bộ luật dân sự 2005), bao gồm ba nhóm quyền chính:

- Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Điều 32);

- Các quyền nhân thân của cá nhân liên quan đến việc hiến và nhận bộ phận cơ thể, bao gồm: Quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33); Quyền hiến xác, nhận bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34); Quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35);

36

Một phần của tài liệu Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)