Những vấn đề chung về giới tính

Một phần của tài liệu Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 63)

65

2.3.2.1 Khái niệm giới tính

Giới tính đƣợc hiểu là “những đặc điểm chung phân biệt nam với nữ, giống đực với giống cái (nói tổng quát)”[14,Tr.405]. Giới tính là một đặc điểm sinh học của cá nhân đƣợc quy định bởi bộ nhiễm sắc thể giới. Trong đó bộ phận sinh dục ngoài và những đặc điểm bên ngoài của cơ thể là những đặc điểm dễ nhận thấy nhất để xác định một ngƣời thuộc về giới tính nam hay nữ. Khi khoa học chƣa phát triển, giới tính đƣợc xem là một vấn đề đơn thuần về mặt tự nhiên. Ngƣời ta nhìn nhận về giới tính cũng bằng trực quan tự nhiên, tức là căn cứ vào bộ phận sinh dục ngoài và những đặc điểm nhận dạng đặc trƣng của hai giới. Tuy nhiên, giới tính của một ngƣời không chỉ đƣợc hình thành bởi bộ phận sinh dục hay những đặc điểm bên ngoài của cơ thể mà đƣợc hình thành từ nhiều giai đoạn khác nhau. Trong khoa học, ngƣời ta chia sự hình thành giới tính thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Khi trứng thụ tinh với tinh trùng tạo thành 23 X hoặc 23 Y

Giai đoạn 2: là giai đoạn tuyến sinh dục nam hoặc nữ đƣợc hình thành do sự kết hợp của các cặp nhiễm sắc thể giới tính XX hoặc XY

Giai đoạn 3: Hình thành các cơ quan sinh dục bên ngoài

Giai đoạn 4: Giai đoạn đăng ký giới tính (giới tính pháp lý) thể hiện bằng hành vi đăng ký khai sinh, xác nhận giới tính về mặt pháp lý

Giai đoạn 5: Giai đoạn thể hiện tâm lý giới tính, thực hiện các hành vi hƣớng giới tính nam hoặc nữ.

Nếu một trong các giai đoạn trên mâu thuẫn với những giai đoạn còn lại thì xảy ra tình trạng giới tính không rõ ràng[22, Tr. 26-27]

Nhƣ vậy, giới tính của một ngƣời đƣợc xác định bằng rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó không chỉ bao gồm các yếu tố thuộc cấu tạo sinh học mà có cả những yếu tố thuộc về hành vi xã hội (hành vi hƣớng giới).

Trên cơ sở cấu tạo sinh học về giới tính, mỗi cá nhân đều có bản sắc giới riêng.

Bản sắc giới đƣợc hiểu là “sự cảm nhận của mỗi ngƣời về chính bản thân mình, thấy mình thuộc về giới nam hay nữ”[21,Tr.37].

66

Nhƣ đã phân tích ở trên, giới tính của một ngƣời đƣợc hình thành bởi nhiều giai đoạn khác nhau, nếu một giai đoạn mâu thuẫn với những giai đoạn còn lại sẽ xảy ra hiện tƣợng giới tính không đƣợc xác định rõ ràng.

* Trƣờng hợp thứ nhất là cá nhân có khuyết tật bẩm sinh đối với cấu tạo sinh học về giới tính ngay từ khi sinh ra. Đây là những trƣờng hợp bị lƣỡng tính. Trong y học ngƣời ta phân biệt hai loại lƣỡng tính: lƣỡng tính giả và lƣỡng tính thật.

- Lƣỡng tính giả: Loại lƣỡng tính này có tần số khoảng 1/1000. Đây là trƣờng hợp cá thể có tuyến sinh dục thuộc một giới nhƣng các cơ quan sinh dục ngoài lại thuộc giới khác (thực chất là dị tật của cơ quan sinh dục ngoài). Lƣỡng tính giả có hai loại: Lƣỡng tính giả kiểu nam (cá thể có giới tính di truyền là nam; có tinh hoàn nhƣng cơ quan sinh dục ngoài biểu lộ đặc tính của nữ giới) và Lƣỡng tính giả nữ (cá thể có giới tính di truyền là nữ; có buồng trứng nhƣng cơ quan sinh dục ngoài lại biểu lộ đặc tính của nam giới.

- Lƣỡng tính thật (hay còn đƣợc gọi là ái nam, ái nữ) là trƣờng hợp rất hiếm gặp trong thực tế. Ở trƣờng hợp này, cá thể có lƣỡng tính thật có kiểu nhân của cả nam giới lẫn nữ giới; đồng thời trong hệ cơ quan sinh dục có cả buồng trứng lẫn tinh hoàn[09,Tr.589-592].

Với những trƣờng hợp có khuyết tật bẩm sinh này, hoàn toàn có thể thực hiện phẫu thuật để trả họ về với giới tính đích thực, phù hợp với giới tính di truyền của họ.

* Trƣờng hợp thứ hai là trƣờng hợp tâm lý giới tính không phù hợp với cấu trúc giới tính di truyền. Những trƣờng hợp này còn gọi là hội chứng “Bức bối về giới

tính”. Những ngƣời mắc hội chứng này mang đặc điểm cấu trúc sinh học của nam

hoặc nữ nhƣng luôn luôn có cảm giác không thoả mãn về giới tính của mình.

Cần phân biệt trƣờng hợp những ngƣời mắc hội chứng bức bối giới tính với những ngƣời đồng tính. Theo Bác sĩ Nguyễn Thành Nhƣ, khoa Nam học, bệnh viện Bình Dân thành phố Hồ Chí Minh thì Đồng tính luyến ái là một kiểu giới tính bình thƣờng về sinh học. Về mặt sinh học những ngƣời đồng tính luyến ái hoàn toàn bình thƣờng. Theo bảng DSM của Hội tâm thành Hoa kỳ, trƣớc đây đồng tính luyến ái

67

đƣợc xếp vào nhóm “lệch lạc tình dục và cần chữa trị” nhƣng từ năm 1994, đồng tính luyến ái không còn bị coi là bệnh nữa, không có tên trong bảng DSM nữa[56]. Đối với trƣờng hợp đồng tính luyến ái thì không thể chữa trị gì đƣợc, có chăng là liệu pháp hỗ trợ tâm lý. Khác với đồng tính luyến ái, hội chứng bức bối giới tính là

một loại bệnh lý - bệnh “rối loạn hành vi, tâm lý”và đƣợc xếp vào một trong bốn

kiểu đƣợc xem có bệnh về thâm thần hay cơ thể. “Hội chứng này có nguồn gốc xa xôi từ thời kỳ bào thai khi mới 3-4 tháng tuổi, khi não thai nhi biệt hoá thành nam hay nữ nhƣng sự biệt hoá này lại trái ngƣợc với cấu trúc gen học, với tuyến sinh dục và với hình thể giải phẫu của ngƣời đó, làm cho học luôn cảm thấy khó chịu, bức bối về giới tính sinh học của họ. Những ngƣời này có cảm giác nhƣ “một ngƣời đàn bà bị giam hãm trong một thể xác đàn ông” và ngƣợc lại. Những ngƣời bức bối về giới tính của mình còn có thể gọi là những ngƣời coi mình là giới khác (Transgen derist)”[19,Tr.37]

. Chính những bức bối về giới tính này đã ảnh hƣởng trực tiếp đến hành vi hƣớng giới của những ngƣời này. Mặc dù mang các đặc điểm của một giới nhƣng họ lại luôn có xu hƣớng thực hiện các hành vi thuộc giới khác và khao khát mãnh liệt đƣợc chuyển đổi giới tính. Đối với những trƣờng hợp này chuyển giới là phƣơng pháp chữa trị cho những ngƣời có xung đột về bản sắc giới nói trên; tạo hình lại, làm cho ngƣời đó có hình thể giải phẫu tƣơng ứng với bản sắc giới của họ.

Một phần của tài liệu Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 63)