Quyền hiến bộ phận cơ thể

Một phần của tài liệu Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 51)

53

Quyền hiến bộ phận cơ thể đƣợc quy định tại Điều 33 Bộ luật dân sự 2005 “Cá nhân có quyền đƣợc hiến bộ phận cơ thể mình vì mục đích chữa bệnh cho ngƣời khác hoặc nghiên cứu khoa học. Việc hiến và sử dụng bộ phận cơ thể đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật”. Nhƣ vậy, Bộ luật dân sự 2005 chỉ quy định mang tính nguyên tắc thừa nhận một quyền nhân thân của cá nhân, nội dung cụ thể đƣợc luật chuyên ngành quy định. Trong phạm vi luận văn chúng tôi sẽ phân tích nội dung quyền này ở các vấn đề quan trọng nhất: chủ thể quyền (năng lực hành vi và ý chí của cá nhân), đối tƣợng quyền và phạm vi quyền.

Trƣớc khi đi vào phân tích các nội dung của quyền, cần nhận định quyền hiến bộ phận đối với cơ thể sống của cá nhân đƣợc xây dựng trên một quan điểm chung thống nhất không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nƣớc trên thế giới đó là trên nguyên tắc “không khuyết khích lấy tạng ngƣời sống”. Nguyên tắc này xuất phát bởi nhiều lý do: Việc lấy mô, tạng ở ngƣời sống sẽ gây ra những ảnh hƣởng xấu đến sức khoẻ của ngƣời hiến tặng. Bên cạnh đó việc hiến tạng ở ngƣời sống rất dễ bị lợi dụng để biến thành hoạt động mua bán nội tạng, đặc biệt là với những ngƣời có cuộc sống nghèo khó phải “bán” một phần cơ thể mình để sống. Đây lại đang là một vấn nạn mang tính toàn cầu đã và đang diễn ra ngày càng có xu hƣớng tăng. Chính vì vậy, các quy định liên quan đến quyền hiến bộ phận cơ thể sống phải đảm bảo tạo ra đƣợc một hành lang pháp lý thực sự chặt chẽ.

2.2.2.1 Chủ thể quyền

Theo quy định tại dự thảo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời thì với trƣờng hợp hiến mô, bộ phận cơ thể ở ngƣời sống, những ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền tự mình quyết định việc hiến mô, bộ phận cơ thể của mình; trƣờng hợp những ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi cũng có thể đƣợc quyền hiến mô, bộ phận cơ thể mình nhƣng phải có sự đồng ý của cha đẻ, mẹ đẻ (Điều 10 dự thảo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời). Với trƣờng hợp hiến tinh trùng, noãn, phôi: nam từ đủ 20 đến 55 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi đến 45 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

54

Hiện nay vẫn còn rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh việc có lấy tạng ở ngƣời sống là vị thành niên hay không. Theo giáo sƣ Lê Thế Trung, nguyên Chủ tịch Hội đồng ghép tạng Việt Nam thì “Việc lấy tạng sống ở trẻ em vừa không tốt cho sức khoẻ của các cháu, vừa không cần thiêt”[50]. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nên cho phép ngƣời ở độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi hiến mô và bộ phận cơ thể nhƣng chỉ giới hạn cho cha mẹ đẻ hoặc anh chị em ruột… Về vấn đề này, pháp luật của Pháp quy định rất cụ thể. Bà Annabel Dunbavand, bác sĩ Trung tâm cấy ghép quốc gia Cộng hoà Pháp cho biết “Trong trƣờng hợp ngƣời cho là ngƣời sống… nếu là ngƣời chƣa thành niên hoặc ngƣời thành niên nhƣng thuộc diện đƣợc giám hộ thì cấm mọi hoạt động lấy bộ phận cơ thể, trừ trƣờng hợp lấy tuỷ xƣơng ở ngƣời chƣa thành niên để ghép cho anh, chị em ruột”[49,Tr.24]

Theo quan điểm cá nhân chúng tôi cho rằng xuất phát từ nguyên tắc chung là không khuyến khích lấy tạng ngƣời sống, với đặc điểm thể chất của cơ thể ở tuổi vị thành niên (chƣa phát triển toàn diện và đầy đủ cả về thể chất và tinh thần); chúng ta không nên quy định quyền hiến tạng sống đối với lứa tuổi này. Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể (đối với ngƣời sống) chỉ dành cho những ngƣời có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đối với một số trƣờng hợp buộc phải lấy mô ở ngƣời dƣới 18 tuổi (ví dụ trƣờng hợp lấy tuỷ xƣơng) thì pháp luật có thể dự liệu và quy định cụ thể.

2.2.2.2. Phạm vi quyền

Pháp luật dân sự trao cho cá nhân quyền nhân thân hiến mô, bộ phận cơ thể mình tuy nhiên không phải ai cũng có quyền và trong bất kỳ trƣờng hợp nào với bất kỳ mục đích gì. Bộ luật dân sự 2005 cũng nhƣ dự thảo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời đã giới hạn phạm vi quyền hiến mô, bộ phận cơ thể sống bởi hai điều kiện: mục đích hiến và đối tƣợng đƣợc hiến.

a. Về mục đích:

Điều 33 Bộ luật dân sự 2005 quy định việc hiến bộ phận cơ thể phải “vì mục đích chữa bệnh cho ngƣời khác hoặc nghiên cứu khoa học”, ngoài mục đích trên, cá nhân không đƣợc thực hiện quyền hiến bộ phận cơ thể mình vì bất kỳ mục đích

55

nào khác, đặc biệt là vì mục đích thƣơng mại. Tuy nhiên với nguyên tắc mô, tạng ngƣời sống chỉ đƣợc khuyến khích lấy trong trƣờng hợp bất đắc dĩ không còn nguồn nào khác, vì vậy mục đích chữa bệnh cho ngƣời khác cần đƣợc xem là mục đích quan trọng hơn hết.

b. về chủ thể đƣợc nhận mô, bộ phận cơ thể do cá nhân hiến:

Đây là vấn đề rất quan trọng, đặc biệt khi áp dụng các quy định này vào thực tiễn. Bộ luật dân sự 2005 không quy định cụ thể vấn đề này. Dự thả Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời đƣa ra một trƣờng hợp hạn chế đó là đối với ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi “chỉ đƣợc hiến cho cha đẻ, mẹ đẻ hoặc anh, chị em ruột của ngƣời đó”. Sự hạn chế này là cần thiết song với quan điểm cá nhân, chúng tôi cho rằng chỉ hạn chế đối với trƣờng hợp ngƣời vị thành niên hiến mô, bộ phận cơ thể là chƣa đủ. Bởi lẽ, trong thực tế sẽ rất khó có trƣờng hợp nào một ngƣời khoẻ mạnh lại chấp nhận việc cho một ngƣời hoàn toàn không có quan hệ gì với mình mô hoặc bộ phận cơ thể mình mà không hề có bất kỳ một sự “bù đắp” nào. Có lẽ chỉ với những ngƣời có quan hệ và có tình yêu thƣơng đặc biệt với nhau thì sự hy sinh đó mới thực sự là “vô tƣ”. Nếu nhƣ không quy định một cách chặt chẽ, rất có thể đây trở thành kẽ hở cho việc mua, bán bộ phận cơ thể của ngƣời sống nhƣ đã từng diễn ra ở rất nhiều nƣớc trên thế giới. Đặc biệt trong điều kiện của chúng ta hiện nay, đây là một vấn đề mới đối với Việt Nam, hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát việc cho, nhận mô tạng gần nhƣ mới bắt đầu đƣợc hình thành vì vậy trong hoạt động quản lý sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, bất cập. Có lẽ trƣớc mắt chúng ta chỉ nên quy định cho cá nhân đƣợc hiến mô, bộ phận cơ thể mình khi còn sống cho những ngƣời thân có quan hệ huyết thống, hôn nhân hoặc nuôi dƣỡng; trong trƣờng hợp không thể tìm đƣợc nguồn mô, tạng nào khác và phải hiến để chữa bệnh cho một cá nhân cụ thể. Sau này trong quá trình đƣa luật áp dụng vào cuộc sống, và khi xây dựng đƣợc một hành lang pháp lý đầy đủ và một hệ thống giám sát chặt chẽ, chúng ta có thể mở rộng phạm vi này để đáp ứng những đòi hỏi của xã hội.

56

Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến vấn đề đối tƣợng của quyền hiến mô, bộ phận đối với ngƣời sống. Bộ luật dân sự 2005 cũng nhƣ dự thảo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời không có quy định cụ thể nào đối với đối tƣợng của quyền này, theo đó cá nhân có thể hiến bất kỳ loại mô hay bộ phận cơ thể nào. Điều này theo chúng tôi là không hợp lý. Chúng ta cần có sự phân định rõ giữa việc hiến mô, bộ phận cơ thể đối với cơ thể sống với việc hiến mô, bộ phận sau khi chết. Việc lấy đi một mô hay một bộ phận nào ở một cơ thể sống khoẻ mạnh cũng đều có những ảnh hƣởng không tốt đến sức khoẻ của ngƣời hiến. Theo bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội: “Không có gì bảo đảm một ngƣời hiến thận sau này không bị suy thận mãn; trong khi mục đích của y học là trả về cho gia đình và xã hội những con ngƣời khoẻ mạnh, nếu không cẩn thận thì vô hình trung việc cứu ngƣời này lại gây tai hoạ cho ngƣời khác”[35]. Bởi vậy, nếu việc hiến mô, bộ phận cơ thể của một ngƣời làm cho ngƣời khác đƣợc khoẻ mạnh nhƣng bản thân ngƣời hiến lại không đƣợc đảm bảo sức khoẻ và tính mạng của mình thì việc hiến cũng thực sự không còn giữ nguyên đƣợc ý nghĩa của nó. Vì vậy, pháp luật cần có quy định chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa việc hiến đối với mô, tạng không có khả năng tái tạo ở ngƣời sống.

Một phần của tài liệu Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 51)