Thực trạng tạo động lực cho người thông qua các khoản thu nhập của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho người lao động trực tiếp tại công ty cổ phần bánh kẹo hải châu (Trang 50)

HẢI CHÂU 3.1 Giới thiệu khái quát về công ty

3.3.1.Thực trạng tạo động lực cho người thông qua các khoản thu nhập của công ty

3.3.1.1. Tạo động lực cho người lao động bằng tiền lương

Tiền lương có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động. Chính điều đó làm cho tiền lương là một trong những yếu tố kích thích mạnh nhất trong quá trình tạo động lực cho người lao động. Kết quả phỏng vấn cho thấy, 100 % người được hỏi có nguyện vọng về thu nhập cao ở các mức nguyện vọng khác nhau.

 Chính sách tiền lương của Công ty

Quỹ tiền lương của Công ty được xác định dựa trên cơ sở sản lượng thực hiện nhập kho Công ty, doanh thu hoàn thành của Công ty, tỉ lệ tiền lương trên doanh thu, mức độ thực hiện kế hoạch cũng như chất lượng sản phẩm.

Hàng tháng quĩ tiền lương xác định dựa trên tỉ lệ phần trăm trên quỹ thu nhập khoán của Công ty, phần còn lại giành để chi các khoản khác trong thu nhập như thưởng năm, chi tiền sinh nhật, chi lễ, Tết...

Quỹ tiền lương được chi trong tháng được xác định trên cơ sở quỹ tiền lương khoán được thực hiện trong tháng và phần bổ sung hoặc giảm trừ nếu có và phần dự trữ biến động sản xuất.

 Phương pháp khoán quỹ tiền lương

Toàn bộ Công ty được chia thành 7 chi nhánh, 5 phòng ban, 4 xí nghiệp. Việc khoán quỹ tiền lương khoán cho các đơn vị chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu sau:

Đối với các đơn vị, xí nghiệp hưởng lương thời gian hưởng lương theo thời gian, chất lượng, hoàn thành.

 Nguyên tắc:

- Căn cứ trên định biên lao động của tổ - Căn cứ trên hệ số thu nhập bình quân của tổ - Căn cứ trên số công, điểm thực hiện trong tháng - Căn cứ vào mức chi thời gian của Công ty

- Căn cứ trên vào hạng thành tích của tổ trong tháng

 Đối với công nhân hưởng lương thời gian theo điểm như sau: Mỗi ngày đi làm 8h : 10 điểm

Điểm tăng ca : (Số công tăng ca x 1.5 + số công làm chủ nhật x 2 ) x 10 Điểm tính lương mỗi cá nhân trong tháng = Tổng điểm ngày + Tổng điểm tăng ca

 Xác định nguồn quỹ thu nhập của đơn vị

Nguồn thu nhập lương tháng của đơn vị lương thực tế kế hoạch x hệ số thu nhập bình quân / 26 x ngày công chế độ trong tháng x hệ số điều chỉnh lương thực tế của đơn vị x phân hạng thành tích tổ

NTTL của đơn vị – Phần lương chi kiêm việc Hệ số lương thực tế =

LĐTT x LTKH x HSTNBQTT x NCBQTT Trong đó :

NTTL :Nguồn thu nhập lương LĐTT :Lao động thực tế

LTTKH :Lương thực tế kế hoạch

HSTNBQTT : Hệ số thu nhập bình quân thực tế NCBQTT : Ngày công bình quân thực tế

 Đối với đơn vị hưởng lương sản phẩm

- Số lượng sản phẩm của các đơn vị trong Công ty sản xuất trong tháng - Hao phí bộ phận các mã hàng sản xuất trong tháng

- Chất lượng sản phẩm sản xuất ra của các đơn vị trong Công ty

- Mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất cũng như tiến độ sản xuất của các đơn vị.

Quỹ tiền lương khoán của các đơn vị trong Công ty bao gồm cả các khoản phụ cấp sau:

- Phụ cấp trách nhiệm - Phụ cấp các ngày lễ, tết

- Phụ cấp biến động sản xuất( công P, giờ ngừng) - Phụ cấp thêm giờ

- Phép

- Phụ cấp việc riêng có lương - Học, họp, việc công

Thu nhập hàng tháng của người lao động = Tiền lương hệ số 1 + Tiền thưởng + Các khoản khác( nếu có)

Trong đó:

Tiền lương hệ số 1: Đối với công nhân hưởng lương thời gian thu nhập lương hàng tháng của người lao động = lương thực tế theo kế hoạch/26 x Hệ số thu nhập cá nhân x ngày công thực tế x Hệ số lương thực tế ( tổ) + Thu nhập khác( lễ, phép, R, kiêm việc...) + Phụ cấp chức vụ trách nhiệm ( nếu có).

 Đối với công nhân hưởng lương sản phẩm

Tiền lương hệ số 1 = Số sản phẩm sản xuất trong tháng x Đơn giá lương công nhân x Mức chi tổ

Lương thực tế kế hoạch x Hệ số thu nhập Đơn giá lương của công nhân =

26 x Định mức năng suất Tiền thưởng theo phân loại thành tích trong tháng

Loại A1 : Tiền lương hệ số 1 x 25% Loại A2 : Tiền lương hệ số 1 x 20% Loại B : Tiền lương hệ số 1 x 10% Loại C : Không có tiền thưởng

Trong phương pháp khoán lương theo này thì đơn vị đã có quy chế khoán lương đối với từng tổ và mỗi tổ dựa trên các nguyên tắc riêng biệt

 Như đối với tổ chất lượng tại mỗi xí nghiệp: a.Nguyên tắc khoán:

- Sản phẩm để tính lương cho khối chất lượng sản phẩm là toàn bộ sản phẩm nhập kho trong tháng của Công ty

- Hàng tháng căn cứ vào xác nhận của kỹ thuật để tính phần thưởng phạt cho tổ.

+ Tỉ lệ tái chế cho phép tổ chất lượng là 3% nếu tỉ lệ tái chế của tổ chất lượng do kỹ thuật xác định < 3% thì thưởng thêm cho khối chất lượng sản phẩm ở xí nghiệp đó theo tỉ lệ tương ứng với số phần trăm tái chế giảm vào quỹ tiền lương của tổ.

+ Nếu tỉ lệ tái chế của tổ do kỹ thuật xác định trong tháng > 3% thì phạt theo tỉ lệ tương ứng với số phần trăm tái chế tăng vào quỹ tiền lương của tổ.

b. Phương pháp tính:

Quỹ tiền lương của tổ được xác định như sau:

QCL =

Qcl : Quỹ lương khoán tổ chất lượng( Bộ phận lương sản phẩm) P : Đơn giá lương khối sản phẩm

Tcl: Tỉ lệ phần trăm hao phí bộ phận mã hàng của tổ chất lượng SL: Sản lượng quy đổi mã hàng trong tháng

Hi : Hạng thành tích của tổ theo tháng

T : thưởng (phạt) về chất lượng của tổ theo tháng

Qpc: Quĩ lương phụ cấp trách nhiệm, phép, lễ, ngừng việc BS: Phần bổ sung , trừ nguồn lương( nếu có )

Đơn giá lương khối sản phẩm = (Quỹ lương tháng Công ty – Quỹ lương các tổ nhóm thời gian – Quỹ lương phụ cấp) / Sản lượng quy đổi tháng

Tỉ lệ % hao phí bộ phận: Do kỹ thuật định mức xác định cho từng mã hàng. Quỹ lương khoán – Quỹ phụ cấp

Mức chi tổ =

Sản phẩm quy đổi của công nhân + Đơn giá lương  Khoán quỹ tiền lương tổ hoàn thành

a. Nguyên tắc:

Sản phẩm để tính lương cho tổ hoàn thành: Là toàn bộ sản phẩm nhập kho Công ty trong tháng

Tổ hoàn thành gồm hai bộ phận: Là bao gói, đóng kiện, xác định nguồn lương cho từng bộ phận là bao gói, đóng kiện.

Áp dụng thưởng phạt chất lượng tổ hoàn thành như sau: Hàng tháng căn cứ vào tổng kết của tổ chất lượng để xác định thưởng, phạt như sau:

- Đối với bộ phận đóng kiện

Nếu có sai sót, nhầm lần, không đạt chất lượng phát hiện từ kho Công ty. Cứ hai mã hàng có sai sót trở lên mỗi mã trừ 1% quỹ lương của bộ phận đóng kiện và tổ phó phụ trách bị xem xét hạ loại. Trường hợp ngược lại nếu 100% mã hàng đạt yêu cầu thì thưởng 1% quỹ lương của bộ phận đóng kiện.

- Đối với bộ phận là bao gói

Chỉ tiêu tái chế: Tỉ lệ tái chế cho phép là 1%, nếu tỉ lệ tái chế < 1%, cứ giảm 0.5% tỉ lệ tái chế thưởng vào quỹ lương khoán của bộ phận là bao gói 1% quỹ lương tháng. Tỉ lệ tái chế > 1% cứ tăng 0.5% tỉ lệ tái chế phạt vào quỹ lương bộ phận là bao gói 1% quỹ lương tháng.

Nhận xét:

Hình thức trả lương của Công ty gồm 2 hình thức là trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian, nhưng hình thức trả lương theo sản phẩm chủ yếu được áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất, một bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất vẫn còn áp dụng trả lương theo thời gian đó là do họ vẫn đang trong quá trình thử việc tại Công ty và quá trình làm việc này là do sự thỏa thuận từ hai phía. Việc Công ty trả lương cho công nhân trong thời gian thử việc đó là một việc làm thật sự cần thiết đối với người lao động, nó góp phần trang trải một phần nhu cầu cần thiết cho người lao động trong thời gian thử việc. Công ty trả lương theo từng tổ điều đó càng làm cho người lao động cảm thấy rằng mình được trả theo đúng những gì mình làm ra, không phải làm hộ cho người khác.

Tuy nhiên, việc trả lương như vậy cũng có một nhược điểm là nếu một tổ nào đó luôn làm việc tốt, luôn nhận được những đơn đạt hàng với giá thành cao và dễ làm, với những điều đó thì đương nhiên người lao động làm trong tổ đó được hưởng lương cao. Và ngược lại sẽ có những tổ làm những đơn hàng khó việc ra sản

phẩm lâu dẫn đến thu nhập của người lao động trong tổ đó thấp. Nhưng một ưu điểm trong Công ty là tay nghề của người lao động không chênh nhau nhiều nếu vào Công ty cùng một đợt. Những tổ sản xuất chậm là do có nhiều công nhân thử việc, học nghề nhưng khoảng thời gian đó sẽ không quá dài để ảnh hưởng đến thu nhập của các thành viên khác trong tổ. Ta có bảng phân phối sản phẩm cho các tổ sản xuất của một vài mã hàng để thấy được rằng cách phân phối hàng của các tổ trong Công ty là khá đều nhau không có sự chênh lệch và nếu làm tốt tất cả mọi việc thì lương của họ cũng xấp xỉ như nhau:

Tiền lương của công nhân viên trong Công ty được công bố công khai để cho người lao động được biết rõ kể cả cách tính lương. Mức lương tối thiểu trong Công ty là 1.800.000 đồng/ tháng. Với mức lương tối thiểu này cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà Nước quy định là 1.150.000 đồng/ người / tháng.

Hàng tháng người lao động được nhận lương một lần vào ngày 20 hàng tháng. Việc chi trả và tính toán tiền lương luôn được thực hiện công khai nên nếu công nhân khi nhận lương thấy có gì không thoả đáng thì cứ nhờ tổ trưởng hay tự mình lên thắc mắc với bộ phận làm lương. Trong cơ quan việc bố trí bộ phận làm lương ( tổ nghiệp vụ tổng hợp ) rất gần với nơi sản xuất vì vậy mọi thắc mắc của người lao động đối với bộ phận này sẽ được giải quyết kịp thời. Việc đưa bảng lương xuống tận tay người lao động và trong đó ghi tỉ mỉ những khoản mà người lao động đã đóng, được hưởng, công làm bao nhiêu, giờ tăng ca là bao nhiêu, đơn giá của mã hàng mà họ đã từng làm và với mã hàng đó họ làm bao nhiêu công... sự tỉ mỉ rõ ràng đó sẽ giúp cho người lao động có thể biết mình đã làm bao nhiêu và sẽ được hưởng bao nhiêu. Người lao động có thể tính thử lương của mình bằng cách lấy số sản phẩm của mình ở từng công đoạn trong tháng nhân với đơn giá sản phẩm của từng công đoạn tương ứng (đơn giá của từng sản phẩm sẽ được in cùng bảng định mức lao động các công đoạn của từng mã hàng và phát cho công nhân xem. Mỗi bảng định mức lao động sẽ có một hệ số điều chỉnh đơn giá sản phẩm do Công ty quy định theo nguyên tắc lô hàng nào có nhiều sản phẩm thì hệ số điều chỉnh càng thấp (< 1), lô hàng nào có ít sản phẩm thì hệ số điều chỉnh càng cao( ≥ 1) )và

các cán bộ luôn nhắc nhở tổ trưởng phải nhắc nhở công nhân xem bảng lương có gì thiếu sót không( và đây cũng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người làm công tác tiền lương). Việc phát tiền lương cho người lao động cũng do người làm công tác tiền lương thuộc phòng nhân sự đảm nhận, sau đó tiền sẽ được gửi vào tài khoản của công nhân thông qua hệ thống ngân hàng. Công ty có ghi cụ thể đối với công nhân ở bậc nào sẽ có mức hệ số thu nhập tương ứng ở bậc đó.

Trong thực tế hệ số thu nhập thấp nhất của công nhân trong Công ty là 1.67 và cao nhất là 4.2 đối với những người lao động làm việc lâu năm ở Công ty.

- Hệ thống nội quy phân phối tiền lương và thu nhập của Công ty phù hợp với các quy định của Nhà Nước và phù hợp với thị trường sản xuất. Phân phối tiền lương và thu nhập cho các tổ đúng theo quy chế và đặc biệt hệ thống tiền lương của Công ty đối với công nhân còn có tính linh hoạt nghĩa là dù áp dụng hệ thống lương sản phẩm là chủ yếu đối với công nhân nhưng khi có các điều kiện khách quan khiến thu nhập của công nhân nếu tính theo hệ thống này sẽ bị thiệt và khi đó Công ty sẽ áp dụng hệ thống trả lương theo thời gian sao cho đem lại quyền lợi tối đa cho người lao động. Công ty luôn trả lương đúng theo ngày đã quy định, không ăn bớt, không trễ hẹn, không có hiện tượng cúp lương của công nhân kể cả trong giai đoạn khó khăn nhất của mình.

- Tiền lương của Công ty trả cho người lao động là khá so với tiền lương của lao động trong cùng ngành. Tiền lương của công nhân nhận được trong Công ty cao hơn các Công ty gần đó và công việc cho người lao động cũng ổn định, thu nhập ổn định điều đó có tác dụng khuyến khích rất lớn đối với người lao động

- Quy chế tiền lương và thu nhập của Công ty rất rõ ràng rành mạch nhưng khi áp dụng để tính lương cho công nhân còn gặp phải một số vấn đề: Khi công nhân nhận được lương họ cảm thấy tiền lương mình nhận được không đúng với những gì mình bỏ ra, họ cảm thấy có sự chia đều lương cho những người cùng tổ. Đó cũng là một vấn đề nan giải của người lao động khi nhận được lương vì có quá nhiều vấn đề xung quanh việc trả lương và chỉ cần một sai sót nhỏ nào đó trong quy

trình tính lương cho công nhân cũng làm cho họ cảm thấy không hài lòng và cảm thấy như mình bị thiệt.

3.3.1.2. Tạo động lực cho người lao động bằng các khoản thu nhập khác

Các chế độ phụ cấp và và đãi ngộ, phúc lợi của Công ty bao gồm:

a. Theo quy định của Công ty

Người lao động làm việc lâu dài cho Công ty thì sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

Quyền được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Công ty có quyền chọn, dưới tên Công ty hoặc bằng cách khác vá bằng chi phí của Công ty, bảo hiểm y tế tiêu chuẩn hoặc bằng cách khác bảo hiểm cho người lao động, người lao động sẽ không có quyền, chức vụ, hoặc lợi ích nào đối với bảo hiểm đó hoặc bất kỳ khoản tiền thu được hay khoản lãi nào từ bảo hiểm. Người lao động sẽ phải hỗ trợ và hợp tác với Công ty trong quá trình mua các bảo hiểm, bao gồm nhưng không hạn chế việc nộp các kết quả kiểm tra y tế, ký vào đơn đăng ký và các văn bản khác do công ty bảo hiểm yêu cầu một cách hợp lý mà đơn đăng ký đã được Công ty lập để phục vụ cho việc đóng các khoản bảo hiểm như vậy

Quyền được khám sức khỏe định kỳ

Các quyền lợi theo quy định của pháp luật như quyền lợi đối với lao động trong thời kỳ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng, trợ cấp khi ốm đau, tai nạn lao động...

Nghỉ mát hàng năm, nghỉ điều dưỡng, an dưỡng du lịch

- Ngày công nghỉ mát, du lịch, nghỉ điều dưỡng, an dưỡng theo chỉ tiêu của Công ty hưởng lương theo cấp bậc bản thân

- Ngày công nghỉ mát của đơn vị thanh tóan theo chế độ nghỉ phép.  Chế độ đối với lao động nữ

- Lao động nữ được chi bồi dưỡng thêm một lần sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai theo quy chế sinh đẻ có kế hoạch của Công ty số tiền là 1.000.000 đồng/ người/ lần.

- Các đơn vị không sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho người lao động trực tiếp tại công ty cổ phần bánh kẹo hải châu (Trang 50)