Giải pháp về biện pháp tạo động lực cho người lao động trực tiếp

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho người lao động trực tiếp tại công ty cổ phần bánh kẹo hải châu (Trang 87)

BÁNH KẸO HẢI CHÂU

4.3.1. Giải pháp về biện pháp tạo động lực cho người lao động trực tiếp

4.3.1.1. Về các khoản thu nhập

Thứ nhất, xây dựng lại hệ thống đánh giá thành tích của người lao động một

cách công bằng, minh bạch.

Bản điều tra khảo sát đánh giá sẽ được phát cho từng lao động, kết quả của bản điều tra sẽ làm cơ sở cho Tổ trưởng phân phát tiền lương cho từng công nhân.

Thứ hai, Gắn tiền lương với công tác sử dụng, bảo quản máy móc thiết bị.

Tư liệu sản xuất nói chung, máy móc thiết bị nói riêng là một trong những điều kiện không thể thiếu của bất kỳ một hoạt động sản xuất nào. Với đặc điểm công việc của lao động trực tiếp ở công ty là chủ yếu vận hành máy móc, thì để đảm bảo sản xuất kinh doanh ổn định và nâng cao tuổi thọ công suất của máy móc, thiết bị, tránh được những hư hỏng đáng tiếc có thể xảy ra thì Công ty cần phải tăng cường công tác bảo quản và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Muốn làm được điều đó, Công ty có một quy định chung nhằm phân định một cách rõ ràng quyền và trách nhiệm của các đơn vị khi sử dụng chung tài sản của Công ty, quy định các mức phạt đối với các phòng ban, tổ đội, cá nhân người lao động nếu như làm hỏng, mất mát tài sản do bảo quản không tốt, sử dụng sai mục đính máy móc thiết bị của Công ty ( làm ngoài, làm việc riêng, không bảo dưỡng theo quy định….). Bên canh đó, có mức thưởng xứng đáng cho những cá nhân và đơn vị hoàn thành tốt công tấc bảo quản, sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị, có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Tự nghiên cứu, sửa chữa được những hư hỏng của máy, nghiên cứu cải tại nâng cao hiệu suất tính năng của máy móc thiết bị trong

quá trình sử dụng, năng cao tuổi thọ của máy, đem lại lợi ích cho Công ty. Điều này, một mặt khích lệ người lao động không ngừng thi đua sáng tạo làm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận cho Công ty, một mặt cũng tạo cơ hội để tăng thêm thu nhập cho người lao động.

Như vậy, việc xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, tổ đội, cũng như như trách nhiệm của từng người lao động sẽ làm tăng ý thức trong việc bảo vệ tài sản của Công ty, coi đó là trách nhiệm chung của mối người trong quá trình sử dụng. Có như vậy mới có thể nâng cao được hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, giảm được những chi phí sử chữa không cần thiết cho sự thiếu trách nhiệm của người lao động trong quá trình sử dụng gây ra. Vì giá trị của máy móc thiết bị của Công ty là rất lớn, nên nếu như bị hư hỏng thì chi phí cho việc sửa chữa và mua sắm máy móc thiết bị mới là cực ký lớn. Ngoài ra do việc máy móc thiết bị hỏng, phải chờ sưaar chữa lại thì sẽ gây gián đoạn quá trình sản xuất. Vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Từ đó làm cho doanh thu của Công ty giảm dẫn đến thu nhập của người lao động không được đảm bảo và công tác tạo động lực trong lao động diễn ra không thuận lợi.

Nếu làm tốt công tác sửa chữa và bảo quản máy móc theo quy định, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị thì Công ty sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Từ đó, Công ty có thể hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ, tăng lợi nhuận và đây cũng là điều kiện để Công ty tăng tổng quỹ tiền lương nói chung và tiền lương của người lao động nói riêng. Việc hạ giá thành sản phẩm, tăng dịch vụ cũng là cơ sở để Công ty có thể hạ giá bán sản phẩm, chi phí phục vụ Công ty, làm tăng thêm uy tín của Công ty đối với khách hàng, giúp Công ty phát triển và ngày một phát triển.

4.3.1.2. Tạo động lực thông qua công tác thi đua

Bên cạnh việc đánh giá thi đua khen thưởng để tính toán các khoản tiền thưởng cho người lao động định kì 01 lần/năm, công ty nên có các chế độ khen thưởng đột xuất cho các cá nhân, bộ phận có thành tích nổi trội trong công việc. Ví dụ các sáng kiến cải thiện hiệu quả công việc, hay việc sản xuất kinh doanh vượt chỉ

tiêu đề ra… Các chính sách tiền thưởng kịp thời có tác dụng động viên, khích lệ tinh thần người lao động đúng lúc, giúp họ có thêm động lực để phấn đấu.

4.3.1.3. Giải pháp về vấn đề đánh giá người lao động

Việc đánh giá thành tích công tác của mỗi cá nhân chỉ dựa trên 2 nguồn thông tin là cấp trên trực tiếp đánh giá và cá nhân nhân sự đánh giá chưa đảm bảo được tính toàn diện và khách quan.

Khi đánh giá thành tích công tác làm căn cứ cho việc thực hiện chế độ thi đua khen thưởng, công ty cần sử dụng cả 05 nguồn thông tin cần cho đánh giá thành tích công tác, đó là: cấp trên trực tiếp, đồng nghiệp, cá nhân nhân sự được đánh giá, người dưới quyền và các cá nhân bên ngoài môi trường công tác (ví dụ các đối tác, khách hàng)

Công ty nên áp dụng thêm phương pháp mức thang điểm để việc đánh giá thành tích công tác của các cá nhân có thêm các yếu tố định lượng, góp phần làm công tác đánh giá rõ ràng và chính xác hơn.

Ví dụ xây dựng một phiếu đánh giá như sau:

Xây dựng bảng đánh giá thành tích công việc cho lao động trực tiếp:

Tiêu thức đánh giá Yêu cầu thực hiện Loại (điểm)

1.Thực hiện công việc

Hoàn thành 100% và sớm hơn dự kiến. Thực hiện trên 90% Thực hiện trên 80% Loại A: 3 Loại B: 2 Loại C: 1

2.Chất lượng sản phẩm được giao

Đạt từ >=100%yêu cầu Đạt từ 70% đến< 100% yêu cầu Đạt từ 50% đến<70% yêu cầu Loại A: 3 Loại B: 2 Loại C: 1 3.Ngày công làm việc thực tế

Đủ theo kế hoạch Nghỉ từ 1 đến 2 ngày Nghỉ từ 2 đến 3 ngày Loại A: 3 Loại B: 2 Loại C: 1 4. Ý thức chấp hành nội quy làm việc Chấp hành tốt Vi phạm ở mức cảnh cáo Vi pham ở mức kỷ luật Loại A: 3 Loại B: 2 Loại C: 1

5. Tinh thần, thái độ làm việc.

Nhiệt tình cố gắng

Nhiệt tình, cố gắng vừa phải Không cố gắng Loại A: 3 Loại B: 2 Loại C: 1 6.Đóng góp sáng kiến Từ 3 sáng kiến trở lên Từ 1 sáng kiến trở lên Không có sáng kiến Loại A: 3 Loại B: 2 Loại C: 1 7.Mối quan hệ Hợp tác cùng làm việc tốt Hợp tác cùng làm việc b. thường Không thể Loại A: 3 Loại B: 2 Loại C: 1 Sau đó mỗi công nhân sẽ được đánh giá và cho điểm theo thang sau:

STT Tổng điểm Phân loại Hệ số phân loạicông nhân % sẽ được tăng( giảm) lương

1 18 -21 A 1,5 +15

2 15-18 B 1,25 +10

3 <15 C 1,0 -5 đến -20

Việc thực hiện đánh giá do các trưởng phòng hoặc là các trưởng đơn vị đánh giá hàng tháng, có thể có sự trợ giúp của cán bộ phòng tổ chức hành chính. Phải công khai kết quả cho người lao động biết để có thể cung cấp các thông tin phản hồi cho người lao động cũng như là ban giám đốc Công ty. Từ đó giúp cho người lao động hăng hái làm việc cũng như giúp cho ban giám đốc đưa ra các chỉ tiêu đánh giá ngày một hoàn thiện hơn.

4.3.1.4. Hoàn thiện môi trường văn hóa của công ty

Các nhân viên mới vào công ty thường được phổ biến rất kĩ về văn hóa công ty, và thực tế trong quá trình làm việc tại công ty CP Bánh kẹo Hải Châu, công nhân cũng đánh giá môi trường làm việc của công ty khá hòa đồng, thân thiện. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các hoạt động sinh hoạt tập thể của công ty không còn được duy trì đều đặn để tăng cường tính kết nối và tinh thần đoàn kết giữa các cán bộ công nhân viên. Do đó, trong thời gian tới, công ty nên tăng cường các hoạt động Đoàn thể như hoạt động thể thao, văn nghệ hay chỉ đơn giản là các buổi trao đổi, nói chuyện cởi mở giữa lãnh đạo và nhân viên để các cá nhân trong công ty có sự thấu hiểu với nhau hơn.

Điều kiện thực hiện giải pháp:

- Công ty luôn xác định mục tiêu, sứ mạng của mình phù hợp với tâm lý với người lao động có thể sẽ giữ chân được họ. Ví dụ một người giám đốc luôn nhắc nhở: “Chỳng ta làm công việc này là đang cống hiến cho xã hội. Do đó chúng ta phải làm việc nghiờm tỳc”. Người lao động sẽ thấy được ý nghĩa trong mỗi việc mình làm và dốc tâm làm việc, tận tụy nhưng vui vẻ vì mình, vì xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho người lao động trực tiếp tại công ty cổ phần bánh kẹo hải châu (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w