Đặc điểm công việc của lao động trực tiếp tại công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho người lao động trực tiếp tại công ty cổ phần bánh kẹo hải châu (Trang 46)

HẢI CHÂU 3.1 Giới thiệu khái quát về công ty

3.2.4. Đặc điểm công việc của lao động trực tiếp tại công ty

Tính đến nay, tỷ lệ cơ giới hoá - tự động hoá của thiết bị máy móc trong công ty đạt được như sau:

Bảng 3.2. Tỷ lệ cơ giới hoá tự động hoá của máy móc

XN Bánh quy Kem xốp XN kẹo XN Gia vị TP XN Bánh Cao cấp DC Bánh 1 DC kem xốp DC Bánh 3 DC bánh mềm

Cơ giới hoá - tự động hoá

65% 90% 85% 50% 85% 95%

(Nguồn phòng tổ chức)

Đối với mỗi sản phẩm, Công ty đều có dây chuyền sản xuất tương ứng khác biệt nhau. Vì thời gian nghiên cứu có hạn, tác giả xin tập trung đi sâu vào phân tích đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm chính chiếm tỷ trọng cao nhất trong Công ty, đó là bánh kem xốp:

Phối trộn NVL Ép bánh Phớt kem

Chọn cắt Chọn cắt

Phủ

sô cô la Làm lạnh Bao gói

Hình 3.2. Sơ đồ quy trình sản xuất bánh kem xốp

Có thể thấy, quá trình chế biến từ nguyên vật liệu ra đến thành phẩm đều phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau tùy thuộc vào từng loại sản phẩm. Mỗi người công nhân trong chuyền sản xuất đảm nhiệm từ 3- 4 công đoạn khác nhau của sản phẩm tuỳ theo sự phân công của người tổ trưởng. Về kỹ thuật vận hành mỏy múc và chế biến sản phẩm, phòng kỹ thuật sẽ có những bản hướng dẫn cụ thể gửi tới các tổ trưởng khi sản phẩm đó được đưa vào chuyền sản xuất. Và nhiệm vụ của người tổ trưởng là hướng dẫn cho người lao động trong tổ của mình thật chi tiết, rõ ràng để họ có thể thực hiện được công việc. Mặt khác người tổ trưởng còn có nhiệm vụ phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong tổ của mình, phân phối lao động vào từng công đoạn cụ thể căn cứ vào trình độ tay nghề của lao động, mức độ phức tạp của từng công đoạn để có thể hoàn thành kịp tiến độ giao hàng và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Như vậy, sẽ có những công đoạn có rất nhiều người cùng làm và có những công đoạn thì ngược lại. Kết thúc một dây chuyền sản xuất sẽ cho ra thành phẩm hoàn chỉnh và thành phẩm đó sẽ được chuyển đến các giai đoạn sản xuất tiếp theo.

Tóm lại, các giai đoạn sản xuất của Công ty được coi như là các mắt xích trong một dây chuyền, không mắt xích nào có thể thiếu và các mắt xích ấy luôn cần có sự phối hợp nhịp nhàng. Nếu giai đoạn trên bị ùn tắc thì các giai đoạn kế tiếp sẽ

bị ngưng trệ dẫn đến sự ngưng hoạt động của toàn bộ dây chuyền sản xuất. Nếu giai đoạn trên làm việc rất năng suất thì buộc các giai đoạn sau cũng phải có mức năng suất tương tự như những giai đoạn đầu. Nhưng ở các giai đoạn có mức độ phức tạp khác nhau, đòi hỏi khác nhau vì vậy để sản xuất tốt, có hiệu quả thì hoàn toàn phải dựa vào sự sắp xếp công việc của các tổ trưởng và sự điều hành của cán bộ lãnh đạo.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho người lao động trực tiếp tại công ty cổ phần bánh kẹo hải châu (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w