Thị trường Ca-ta

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông (Trang 73)

Ca-ta là một trong 6 quốc gia vùng Vịnh. Dân số theo thống kê năm 2008 khoảng gần 1 triệu người, đứng thứ 148 trên thế giới; diện tích của Ca-ta

là 11.437 km2, đứng thứ 164 trên thế giới. Ca-ta có nguồn dầu mỏ phong phú,

là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu chủ yếu của nền kinh tế. Kinh tế đất nước đang phát triển với tốc độ nhanh, việc đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ việc phát triển các ngành kinh tế được đặc biệt ưu tiên. Tôn giáo chính thống là đạo Hồi, khí hậu sa mạc, nắng nóng, nhiệt độ cao nhất vào mùa

hè có thể lên tới trên 500C.

Dân số và lao động ít trong khi nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế cao, Ca-ta đã và đang cần rất nhiều lao động nước ngoài để phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước. Lao động nước ngoài chiếm số đông trong lực lượng lao động của Ca-ta, chủ yếu là những người đến từ các nước Nam Á và các quốc gia Ả-rập khác không có nguồn dầu mỏ phong phú.

Tuyệt đại bộ phận lao động Việt Nam làm việc tại Ca-ta trong lĩnh vực xây dựng. Mức lương cơ bản vào khoảng 190USD/tháng đối với lao động không nghề và khoảng từ 250USD/tháng trở lên đối với lao động có nghề. Ngoài ra, người lao động đều có giờ làm thêm nên có mức thu nhập đối với lao động phổ thông vào khoảng 250USD/tháng và lao động có nghề khoảng 400USD/tháng.

Để phục vụ nhu cầu phát triển trong nước, Ca-ta cần tiếp nhận nhiều lao động từ nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng.

Hiện nay đã có một cán bộ của Cục Quản lý lao động ngoài nước sang làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Ca-ta phụ trách công tác quản lý lao động.

Việt Nam và Ca-ta đã ký kết Hiệp định về hợp tác lao động vào cuối năm 2008. Hiệp định đã tạo khung pháp lý đầy đủ và chặt chẽ để thực hiện hợp tác đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Ca-ta. Hiệp định cũng quy định hai Bộ sẽ thành lập một Ủy ban hỗn hợp để phối hợp thực hiện các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện Hiệp định.

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân, hiện nay có khoảng 10.000 lao động Việt Nam làm việc tại Ca-ta và mới chỉ có một cán bộ quản lý của Việt Nam ở đó. Việc ký kết Hiệp định hợp tác sẽ mở đầu cho một bước phát triển một trong lĩnh vực hợp tác về lao động và xã hội giữa hai Chính phủ. Chính phủ Ca-ta hiện đã cấp giấy phép cho các doanh nghiệp nhận thêm 25.000 lao động Việt Nam và trong 3 năm tới sẽ đưa tổng số người lao động Việt Nam làm việc tại Ca-ta lên tới 100.000 người. Đây là một hướng phát triển tốt, khẳng định sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Ca-ta.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)