Các nước xuất khẩu lao động sang Trung Đông

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông (Trang 34)

Trên góc độ xuất khẩu lao động, khu vực này có các nước có khả năng nhận lao động với số lượng lớn, đặc biệt là các nước trong GCC (Cô-oét, UAE, Ả rập Xê út, Ô-man, Ca-ta, Ba-ranh), trong đó đáng kể nhất là hai thị trường Ả rập Xê út và UAE.

Theo số liệu thống kê năm 2001, tỷ lệ người lao động nước ngoài tại Ả rập Xê út chiếm 50% dân số nước này (khoảng 6 triệu người), trong khi đó, số lượng lao động nước ngoài tại UAE chiếm 89% tổng dân số cả nước này (khoảng 2,5 triệu người).

Lao động nước ngoài làm việc tại khu vực Vùng Vịnh này gồm lao động các nước trong vùng và lao động các nước ở nhiều khu vực khác, nhất là khu vực Nam và Đông Nam Á như Ấn Độ, Băngladesh, Srilanka, Thái Lan, Philippin, Indonesia và Trung Quốc. Thời kỳ trước đây, lao động các nước Ả Rập (Ai Cập, Yemen, Gioocdani, Sirya) chiếm đa số do các mối quan hệ gần gũi với các nước nhận lao động, nhưng từ hơn mười năm trở lại đây (sau chiến tranh Vùng Vịnh) thì lao động từ Nam và Đông Nam Á đã dần chiếm lĩnh thị trường này. Trong số các nước xuất khẩu lao động sang Trung Đông nổi bật lên Philippin và Pakistan là hai quốc gia có số lượng lao động đông nhất và là hai quốc gia gặt hái được nhiều thành công nhất trong việc xuất khẩu lao động sang thị trường này.

Philippin là nước chuyên xuất khẩu lao động ở Châu Á theo sau Bangladesh và Indonesia. Sự di dân được công nhận là quan trọng đối với nền kinh tế, Chính phủ Philippin luôn luôn đón chào sự trở về của dân di cư vào dịp lễ Giáng sinh ở Pams – Kong Handogsa Ofws (đón chào sự trở về nhà kể cả công nhân nước ngoài). Trong số lao động Philippin ra nước ngoài làm việc có 85% là thanh niên bắt đầu tham gia vào lực lượng lao động. Như vậy, Chính phủ Philippin đã không phải tạo ra số lượng lớn chỗ làm việc cho số lao động này nhờ hoạt động xuất khẩu lao động. Từ thập niên 1970, do giá dầu tăng nhanh nên chính phủ Philippin đã bắt đầu nỗ lực thúc đẩy làn sóng di cư lao động đến khu vực Trung Đông. Chính phủ và các ban ngành tư nhân đã đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý lao động. Năm 1982, Chính phủ thiết lập một Cơ quan việc làm của Philippin ở nước ngoài (POEA) bên cạnh cơ quan phát triển việc làm hải ngoại ở nước ngoài và cơ quan thủy thủ quốc gia thuộc Bộ lao động và việc làm. Nhiệm vụ của cơ quan chính phủ là đảm bảo việc làm cho công nhân Philippin ở nước ngoài hiệu quả và đúng khuôn phép. Họ chịu trách nhiệm cho việc tiến hành các hợp đồng lao động cũng như cấp phép, điều hành và giám sát các cơ quan tuyển dụng tư nhân. Do nhu cầu cho lao động lớn, nên Chính phủ đã cấp phép cho hơn 1.000 công nhân Philippin thông qua các cơ quan tuyển dụng lao động cho các công ty Ả rập Xêut, Cô-oét và các nước khác.

Philippin có 8,2 triệu lao động di cư (chưa kể 50.000 lao động trên biển) đang làm việc trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đánh bắt cá, lao động có tay nghề và lao động phổ thông làm việc cho khoảng 22.000 chủ sử dụng lao động ở 190 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, 3,8 triệu người di cư (46%) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; 870.000 người di cư (10,6%) đi làm việc bất hợp pháp; 3,5 triệu người di cư (42,7%) cư trú dài hạn ở nước ngoài. Những quốc gia và vũng lãnh thổ

tiếp nhận số lượng lớn lao động di cư có thời hạn của Philippin là UAE, Ả rập Xêut, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan. Năm 2007, 1.073.402 lao động Philippin đi làm việc ở nước ngoài, Trung Đông tiếp nhận 68%, Châu Á tiếp nhận 21%, Châu Âu 4%, Châu Mỹ 5%, Châu Phi 0,7% và 1,3% làm việc ở một số lãnh thổ và Châu Đại Dương. Trong những năm gần đây, Chính phủ Philippin coi lao động di cư là ngành kinh tế số 1 của đất nước, ưu tiên cho việc phát triển việc làm ở ngoài nước, việc bảo vệ người lao động di cư cũng được chú ý, quan tâm. Công nhân Philippin gửi về nước hơn 10,7 tỷ USD trong năm 2005, tương đương 12% tổng sản lượng quốc gia. Trên khắp thế giới, những công nhân này đã tạo được tiếng vang về tính táo bạo và chăm chỉ.

Ngoài Philippin, Pakistan cũng có số lượng lao động sang làm việc ở Trung Đông khá lớn. Pakistan là một nước đang phải đối mặt với vấn đề nguồn cung lao động vượt quá cầu, xảy ra thất nghiệp và bán thất nghiệp. Từ những năm 1950-1960, người lao động Pakistan đã di cư đến các nước Châu Âu, chủ yếu là Anh; một số ít tìm đên các nước giàu tài nguyên, dầu mỏ, tiêu biểu là Ả rập Xêut. Cùng với cuộc các mạng dầu mỏ, sự bùng nổ xây dựng ở các nước xuất khẩu dầu mỏ, đặc biệt là các nước vùng Vịnh vào những năm 1970-1980 tạo nên sự bùng nổ di cư của Pakistan. Sắc lệnh về di cư năm 1979 và đạo luật di cư năm 1979 của Pakistan đã hiện thực hóa việc khai thác tiềm năng việc làm ở nước ngoài, tăng dòng kiều hối cho đất nước. Từ 1971-2007, Pakistan xuất khẩu 4,16 triệu lao động, chủ yếu là đến các nước Trung Đông. Từ năm 2003-2007, xuất khẩu lao động đã vượt trên 200.000 người/năm. Năm 2007, lao động Pakistan làm việc ở nước ngoài đạt mức cao nhất là 287.000 người. Điểm đến của lao động Pakistan chủ yếu vẫn là các nước vùng Vịnh, nhất là Ả rập Xêut và UAE, ngoài ra còn có Ôman, Cô-oét, Baranh, Lybia, Cata.

Các nước GCC này đã đầu tư hàng chục tỷ USD nhằm duy trì và gia tăng khả năng sản xuất dầu hỏa, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành kinh tế mới. Vì vậy nhu cầu lao động ở khu vực này sẽ ổn định ở mức cao trong những năm tới. Nhu cầu ở đây rất đa dạng, gồm nhiều loại ngành nghề: xây dựng, công nghiệp, dịch vụ… và đòi hỏi lao động phải có trình độ lành nghề nhất định. Ngoài ra, lao động còn đòi hỏi có trình độ tiếng Anh tốt trong những ngành dịch vụ. Trung Đông nói chung và khu vực GCC nói riêng là thị trường nhận lao động quen thuộc của nhiều nước Đông Nam Á. Sự cạnh tranh về giá nhân công sẽ trở nên gay gắt hơn khi mà các nước xuất khẩu lao động trong khu vực Châu Á đều tập trung hướng về đây. Mức lương của lao động nước ngoài ở GCC không quá cao như tại các nước khu vực Đông Bắc Á, song làm việc tại đây sẽ ổn định hơn cho một số lượng lớn lao động.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)