Quan điểm và định hướng của Việt Nam

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông (Trang 111)

3.1.3.1 Cần coi xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông là một hoạt động kinh tế đối ngoại đem lại những lợi ích kinh tế - xã hội không nhỏ cho đất nước

Phát triển quan hệ hợp tác với Trung Đông nhằm thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Chúng ta cần tận dụng mối quan hệ chính trị hữu nghị tốt đẹp để làm cơ sở đẩy mạnh hợp tác kinh tế và thông qua hợp tác kinh tế để củng cố quan hệ chính trị. Việt Nam cần tập trung vào một số lĩnh vực hợp tác như đầu tư, thương mại, lao động, dầu khí…; chọn các đối tác trọng điểm, có tiềm năng; có biện pháp đề phòng những khó khăn có thể xảy ra như hoạt động khủng bố hoặc sự bất ổn về chính trị. Trong khi thúc đẩy phát triển quan hệ cần chủ động đề phòng và tránh làm nảy sinh những xung đột về văn hóa, tôn giáo…

Trong lĩnh vực lao động, trước đây chúng ta hợp tác lao động với các nước xã hội chủ nghĩa cũ, ít nhiều mang tính chất tương trợ, giúp đỡ hữu nghị lẫn nhau. Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, xuất khẩu lao động nói chung, xuất khẩu lao động sang Trung Đông nói riêng là một hoạt động kinh tế hoàn toàn dựa trên quan hệ cung - cầu sức lao động. Bên cung lao động phải tính để sao cho hoạt động của mình có thể bù đắp chi phí và có lãi; bên cầu lao động cũng phải xem xét nhập lao động nào, số lượng, chất lượng, trình độ nào, giá cả ra sao để mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Hoạt động xuất khẩu lao động sang Trung Đông phải được tổ chức thực hiện bởi các cơ sở kinh tế tự chủ về tài chính. Phương thức thực hiện xuất khẩu lao động sang Trung Đông chủ yếu dựa trên các hợp đồng cung ứng và sử dụng lao động giữa các tổ chức kinh tế của các quốc gia. Nhà nước chỉ cần ký các

hiệp định nguyên tắc để giải quyết vấn đề nhập cư lao động và bảo vệ lao động của ta ở Trung Đông, các cơ sở kinh tế hoạt động xuất khẩu lao động của ta sẽ ký với các cơ sở kinh tế của Trung Đông các hợp đồng cung ứng và sự dụng lao động cụ thể. Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi và khuyến khích người lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật đi làm việc ở Trung Đông. Hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở Trung Đông phải được hoàn thiện và phát triển phù hợp với nhu cầu thực tiễn của kinh tế thị trường, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập và phân công lao động quốc tế.

Nhà nước rất coi trọng mục tiêu kinh tế đối với hoạt động xuất khẩu lao động nói chung, hoạt động xuất khẩu lao động sang Trung Đông nói riêng. Tuy nhiên hoạt động này gắn liền với yếu tố con người và xã hội, kết quả của nó bao giờ cũng là kết quả về kinh tế và kết quả về xã hội. Vì vậy nhà nước phải quan tâm đến cả mục tiêu kinh tế, cả mục tiêu xã hội ngay từ đầu và trong suốt quá trình xuất khẩu lao động sang Trung Đông. Mục tiêu xã hội được thể hiện ở vấn đề tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lao động xã hội, là vấn đề bảo vệ người lao động ta ở Trung Đông, là trình độ nghề nghiệp và lối sống của người lao động sau quá trình xuất khẩu lao động…

Vấn đề xuất khẩu lao động hiện nay đã trở nên sâu rộng và phức tạp. Xuất khẩu lao động sang Trung Đông phải được đặt tương ứng với những mục tiêu kinh tế và xã hội để bảo vệ các quyền lợi của người lao động, để ngăn chặn tình trạng bóc lột của trung gian và môi giới, để cho việc di cư trở nên an toàn và mang lại lợi ích cho người dân. Xuất khẩu lao động sang Trung Đông cũng phải được liên kết với chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia dài hạn của Việt Nam. Xuất khẩu lao động sang Trung Đông là một sức mạnh tích cực nhưng không phải tối quan trọng trong sự phát triển bền vững của quốc gia. Nhiệm vụ của chính phủ Việt Nam là phải và sẽ luôn luôn giữ cho xuất khẩu lao động sang Trung Đông tăng trưởng ở mức tối đa một

cách hợp lý như một công cụ tạo công ăn việc làm hợp pháp và nâng cao mức sống của người lao động, với phương châm: Thăm dò thận trọng, đầu tư trọng điểm, ổn định lâu dài, nguyên tắc chặt chẽ.

Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội [12].

3.1.3.2 Công tác quản lý của nhà nước và của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải hướng trọng tâm vào bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở Trung Đông

Tăng cường quản lý, bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở Trung Đông; Củng cố, nâng cao năng lực các Ban quản lý lao động ở ngoài nước, phối hợp chặt chẽ với cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài và các doanh nghiệp thẩm định kỹ các hợp đồng; phát hiện, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở Trung Đông.

Nhà nước tạo cơ chế điều phối hỗ trợ doanh nghiệp trong khai thác thị trường xuất khẩu lao động và tạo nguồn lao động tại các địa phương; Đóng góp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về xuất khẩu lao động và chuyên gia, bổ sung và sửa đổi những cơ chế, chính sách còn thiếu hoặc không phù hợp như: chính sách đầu tư mở thị trường, chính sách hoa hồng môi giới, chính sách hỗ trợ đào tạo và tín dụng cho người đi lao động xuất khẩu…; Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về xuất khẩu lao động; có hiệu lực và chế tài đủ mạnh buộc các doanh nghiệp, người lao động và các bên liên quan đều phải tuân thủ.

Về vấn đề lao động bỏ trốn, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật nước sở tại, tuy đã có quy định chung nhưng vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn hay xử lý cụ thể với các lao động này, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội cần có những biện pháp nhằm hạn chế tối đa số lao động vi phạm pháp luật khi đi xuất khẩu lao động sang Trung Đông. Nhà nước có định hướng, có phương án đầu tư và hỗ trợ cụ thể cho hoạt động xuất khẩu lao động sang Trung Đông nhất là khâu đào tạo và các hoạt động liên quan đến phát triển nguồn nhân lực. Để việc cạnh tranh trên thị trường được lành mạnh đem lại chất lượng cho lao động, cần xem xét thận trọng khi cấp thêm giấy phép cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang Trung Đông; Hàng năm tổ chức đánh giá, phân tích, rút kinh nghiệm những mặt còn hạn chế trong hoạt động xuất khẩu lao động sang Trung Đông, thông tin về những doanh nghiệp tiêu biểu, nêu kinh nghiệm làm tốt, khắc phục, hạn chế những mặt còn yếu kém thông qua những vụ việc điển hình doanh nghiệp gặp phải; Khen thưởng kịp thời những gương làm tốt, xử lý nghiêm các vi phạm, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh; Đầu tư, nghiên cứu, tạo nhiều kênh thông tin đầy đủ, chính xác về nhu cầu lao động, về số lượng, các loại hình lao động, chất lượng, yêu cầu của các loại lao động ở các nước có khả năng tiếp nhận; Định hướng thị trường lao động để các doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư, phát huy mọi nguồn lực thực hiện tốt nhất và có hiệu quả công tác xuất khẩu lao động.

Nhà nước hỗ trợ hơn nữa cho công tác tuyên truyền qua các thông tin đại chúng đối với thị trường Trung Đông để giúp người lao động có được lòng tin đi các thị trường này. Ngoài ra, cần đăng những thông tin chính xác liên quan đến tình hình xuất khẩu lao động sang Trung Đông, đánh giá, so sánh với tình hình xuất khẩu lao động chung trong khu vực, nâng cao nhận thức cũng như tránh được tiêu cực xảy ra với người lao động.

Trong khi các thị trường có thu nhập cao như Hoa Kỳ, Canada, Úc… chưa rộng cửa đón nhận lao động Việt Nam, nhất là lao động ở trình độ thấp, thì không nên tập trung tuyên truyền về mức thu nhập cao của các thị trường này, dễ gây ảo tưởng cho người lao động trong việc lựa chọn thị trường, tạo thêm khó khăn cho việc tuyển lao động đi các thị trường khác và dễ phát sinh hiện tượng lừa đảo trong xã hội.

Bài học không mới nhưng cần được làm tốt là tuyển chọn, giáo dục và đào tạo kỹ, quản lý tốt người lao động khi họ ở nước ngoài. Ở các thị trường có người lao động làm việc, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội cần đặt Ban quản lý lao động; các doanh nghiệp có văn phòng, có cán bộ trực tiếp quản lý, xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình người lao động thực hiện hợp đồng.

Bộ Lao động Thương binh & Xã hội lập chuyên ngành đào tạo về công tác xuất khẩu lao động trong ngành phát triển nguồn nhân lực thuộc trường Đại học Lao động và Xã hội để đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ về xuất khẩu lao động, tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho các doanh nghiệp làm cơ sở hoạt động và phát triển lâu dài.

Hiệp hội xuất khẩu lao động cần có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động. Đội ngũ này cần phải được chuyên môn hóa, được đào tạo một cách cơ bản về nghiệp vụ xuất khẩu lao động và những kiến thức, kỹ năng và hiểu biết tốt về luật pháp và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước ta trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và chuyên gia.

3.1.3.3 Trung Đông là thị trường trọng điểm trong hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam; Xuất khẩu lao động sang Trung Đông cần được đảm bảo với quy mô, chất lượng ngày càng cao, chú trọng trình độ người lao động

Đa dạng hóa thị trường các nước khu vực Trung Đông, đa dạng hóa ngành nghề lao động, hình thức xuất khẩu lao động. Giai đoạn 2009-2010 tiếp

tục đưa lao động đi làm việc ở Trung Đông thông qua các doanh nghiệp dịch vụ là chính, đồng thời tăng dần tỷ trọng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức trúng thầu, nhận thầu và đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Giai đoạn 2011-2015 phấn đấu để số lượng lao động đưa đi theo hình thức trúng thầu, nhận thầu chiếm tỷ trọng quan trọng.

Yêu cầu số 1 trong công tác xuất khẩu lao động là nâng cao chất lượng lao động. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải tổ chức giáo dục định hướng, đào tạo lao động theo chuẩn mà Bộ Lao động Thương binh&Xã hội đã phê duyệt nhằm nâng cao chất lượng lao động, phù hợp với yêu cầu thị trường và đáp ứng nhu cầu của các chủ sử dụng lao động các nước Trung Đông. Về lâu dài, ngành Giáo dục và Đào tạo ở nước ta cần đặt mục tiêu đào tạo thanh niên đến tuổi trưởng thành phải có đủ năng lực như trình độ văn hóa, tay nghề, ngoại ngữ, ý thức kỷ luật… để họ đủ điều kiện quyết định cuộc sống của mình và vào đại học, học công nhân kỹ thuật hay đi làm việc ở nước ngoài.

Trước khi đi làm việc ở Trung Đông, người lao động phải được trang bị những kiến thức cơ bản: Phải xác định rõ mục đích đi làm việc ở nước ngoài; được cung cấp đầy đủ thông tin về xuất khẩu lao động và hiểu về quy trình tuyển chọn; được đào tạo nghề và ngoại ngữ; có sức khỏe; có nề nếp tác phong công nghiệp; có hiểu biết về những vấn đề pháp luật, những quy định của các nước Trung Đông; hiểu biết về phong tục, tập quán của các nước Hồi giáo.

Nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu sang Trung Đông thông qua việc triển khai đề án khuyến khích đào tạo nghề, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đầu tư vào hoạt động dạy nghề. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư, phát triển đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu vào Trung Đông, mở rộng đối tượng được tiếp

cận nguồn tín dụng ưu đãi để tham gia học nghề đi xuất khẩu lao động. Công tác thông tin tuyên truyền được chú trọng nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan chính quyền cơ sở và người lao động về hoạt động xuất khẩu lao động, đặc biệt là nhận thức của người lao động về sự cần thiết trong việc tự bồi dưỡng, học tập nâng cao tay nghề và ngoại ngữ theo yêu cầu của thị trường Trung Đông.

Cần đầu tư ba trung tâm đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động ở ba vùng Bắc, Trung, Nam để đào tạo các nghề đặc thù, nghề yêu cầu công nghệ cao mà các thị trường Trung Đông cần; xây dựng mô hình đào tạo lao động xuất khẩu để hướng dẫn hệ thống dạy nghề đào tạo lao động xuất khẩu.

Đa dạng hóa cơ cấu, ngành nghề trong hoạt động xuất khẩu lao động, tận dụng nguồn lao động dồi dào của đất nước, tạo điều kiện để nước ta tăng cường hội nhập vào thị trường lao động thế giới. Trong quá trình xuất khẩu lao động sang Trung Đông, ngoài việc dựa vào số lượng lao động phổ thông đông đảo, Việt Nam cần phải hướng tới đáp ứng nhu cầu lao động đa dạng của khu vực này. Như vậy, trong xuất khẩu lao động sang Trung Đông, chúng ta vừa phải tập trung đào tạo chuyên sâu, thành thạo chuyên môn cho lao động xuất khẩu làm công việc giản đơn, vừa có chiến lượng đào tạo lao động

xuất khẩu có trình độ cao.

3.1.3.4. Ưu tiên xuất khẩu lao động sang các nước vùng Vịnh, tập trung vào những ngành nghề đối tác yêu cầu

Nói đến quan hệ Việt Nam – Trung Đông, không thể không đề cập đến hợp tác lao động giữa Việt Nam với các nước Trung Đông, đặc biệt là đối với các nước GCC. Đây là nhóm nước có nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội lớn và thiếu nguồn nhân lực nghiêm trọng.

Để bù đắp sự thiếu hụt này, nhiều nước Trung Đông đã, đang và sẽ nhập khẩu nhiều lao động nước ngoài, từ lao động phổ thông đến lao động có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tay nghề, có trình độ cao. Hiện nay, theo số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc, gần 70% lực lượng lao động của Trung Đông là lực lượng lao động nước ngoài. Trong khi đó, Việt Nam là một nước có nguồn lao động dồi dào, trẻ và đang được đào tạo. Chúng ta xem đây là lợi thế của Việt Nam để thúc đẩy hợp tác lao động khu vực Trung Đông nói chung, đặc biệt là các nước khu vực vùng Vịnh nói riêng.

Tại GCC, giá dầu tăng sau khi giảm mạnh trong quý IV/08 và quý I/09 đã tạo tâm lý lạc quan và đặt 6 nước thành viên hướng tới sự hồi phục hoàn toàn trong năm 2010. Hơn nữa, một số kịch bản tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng đã không xảy ra, trong đó, khủng hoảng cán cân thanh toán và mất giá đồng tiền đã không trở thành hiện thực ngay cả tại những nước yếu kém về tài

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông (Trang 111)