Thị trường các nước khác

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông (Trang 78)

Ngoài 3 thị trường lớn đã kể trên, lao động Việt Nam còn sang làm việc ở một số nước khác trong khu vực Trung Đông với nhiều ngành nghề. Trong giai đoạn 2000-2008, số liệu cụ thể như sau:

Ngành công nghiệp, số người lao động Việt Nam sang làm việc tại Cô-

oét là 20.000 người; sang Baranh là 42.000 người; sang Gioocdani là 20.000 người; và sang Libya là 97.000 người.

Ngành xây dựng là một trong những ngành có số lượng lao động nhiều

hơn các ngành khác. Việt Nam xuất khẩu lao động sang Cô-oét 199.000 người, sang Baranh là 323.000 người, sang Libya là 1.862.000 người.

Ngành phục vụ cá nhân, xã hội là ngành có số lượng còn hạn chế,

phạm vi hoạt động còn nhỏ, chỉ mới đưa vào 4 nước Trung Đông, ngoài UAE, Cata và Ả rập Xêut thì chỉ còn Cô-oét tiếp nhận lao động trong ngành này. Việt Nam đã đưa sang Cô-oét 8.000 lao động phục vụ trong ngành này.

Ngành cơ khí cũng là một ngành có phạm vi hoạt động còn nhỏ, ngoài

3 nước UAE, Cata và Ả rập Xêut thì Baranh tiếp nhận 187.000 lao động Việt Nam.

Ngành sản xuất chế tạo được xuất khẩu sang Trung Đông với số lượng

rất khiêm tốn và chỉ mới xâm nhập và 3 nước Trung Đông là UAE, Ả rập Xêut và Cata.

Ngành may mặc có số lượng công nhân xuất khẩu lao động sang các

nước Trung Đông thấp, chỉ có UAE, Ả rập Xêut và Gioocdani tiếp nhận lao động.

Ngành dệt may thì chỉ có 438.000 lao động sang Gioocdani làm việc.

Ngoài ra, trong nửa đầu năm 2011, ta đã đưa sang Angieria 117 người làm việc trong nhiều lĩnh vực.

Từ các số liệu trên có thể thấy, số lao động Việt Nam sang các thị trường khác trong khu vực Trung Đông là không nhiều so với 3 thị trường chính là UAE, Ả rập Xêut và Cata.

Lao động Việt Nam đã rất cố gắng trong quá trình làm việc ở Trung Đông khi các nước trong khu vực này có khí hậu khắc nghiệt hơn Việt Nam. Tuy nhiên, lao động làm việc trong nhà máy đều có các thiết bị điều hòa. Nếu lao động làm việc trong ngành xây dựng khi mới sang thường được bố trí làm trong nhà để quen với điều kiện thời tiết. Ngoài ra, vào mùa nóng, tại các công trường xây dựng đều bố trí thời gian nghỉ trưa dài để lao động không phải làm việc vào lúc trời quá nóng. Cho đến nay, lao động Việt Nam đều thích nghi được với điều kiện làm việc ở đây.

Về phong tục tập quán, các doanh nghiệp đưa lao động đi đều tổ chức đào tạo – giáo dục định hướng trước khi đi, phổ biến kỹ cho người lao động về cách ứng xử, sinh hoạt phù hợp với phong tục tập quán của các nước. Người lao động phải quán triệt nguyên tắc “nhập gia tùy tục”. Thực tế cho thấy người lao động đều sang các nước này để làm việc, kiếm tiền, không phải đi du lịch, do đó không gặp khó khăn lớn nào trong làm việc và sinh hoạt nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ người lao động vi phạm luật, phạm vào những điều cấm kỵ trong phong tục của người bản xứ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như bị trục xuất về nước và làm người bản xứ có ấn tượng không tốt với người lao động Việt Nam.

Thị trường Trung Đông đang là cơ hội lớn cho xuất khẩu lao động Việt Nam. Theo đánh giá của tạp chí Arabian Business ngày 27 tháng 8 năm 2008, các nước GCC hiện nay đang thiếu lao động nghiêm trọng, đặc biệt là trong các ngành xây dựng, bán buôn bán lẻ, dịch vụ trong nhà… Theo dự báo đến năm 2020 dân số GCC sẽ là 53 triệu người so với 36 triệu người của năm 2005 và lực lượng lao động ở GCC dự đoán sẽ là khoảng 20,7 triệu người.

Trong xu hướng đó, nhập cư lao động nước ngoài vào GCC vẫn tiếp tục là xu hướng chủ đạo bởi Chính phủ các nước GCC hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc đào tạo lao động trong nước và khuyến khích họ tham gia thị trường lao động. Vào năm 2020 dự báo lao động chuyên gia nước ngoài ở GCC sẽ là 16,37 triệu người, chiếm khoảng 30% dân số khu vực này [35]. Do điều kiện phát triển kinh tế và những yếu tố chính trị - xã hội trong nước, các nước GCC thời gian tới sẽ tăng cường thu hút lao động có kỹ năng cao, đồng thời sẽ có những chính sách quản lý lao động nhập cư nghiêm ngặt hơn, đặc biệt là lao động nhập cư bất hợp pháp.

Xu hướng trên đem lại nhiều cơ hội cho xuất khẩu lao động của Việt Nam. Hợp tác lao động Việt Nam với Trung Đông đã phát triển mạnh khi Việt Nam đưa lao động sang làm việc tại Iraq, Cô-oét thời kỳ trước chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Trong những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang UAE, Cata và Ả rập Xêut.

Tại các quốc gia vùng Vịnh, bao gồm những nước giàu do dầu hỏa là Baranh, Cô-oét, Ôman, Cata, Ả rập Xêut và UAE, tỉ lệ lao động có việc làm được đẩy lên cao do sự đóng góp lớn của những người lao động ở nước ngoài: phần lớn những người trong độ tuổi lao động ở nước ngoài đều có việc làm trong lúc đó tỉ lệ lao động trong nước có việc làm lại thấp hơn (Ả rập Xêut là một ngoại lệ vì nguồn lao động sử dụng chủ yếu là lao động trong nước). Ưu điểm của thị trường này là chi phí xuất khẩu lao động không cao (khoảng trên dưới 20 triệu đồng), thu nhập ổn định, người lao động không phải đóng thuế thu nhập cũng như bất kỳ khoản thuế, phí nào khác cho Chính phủ nước sở tại. Các chi phí như vé máy bay, nhà ở, 3 bữa ăn và phương tiện đi lại được chủ sử dụng lao động cung cấp miễn phí. Thị trường Trung Đông phù hợp với lao động Việt Nam vì cần khá nhiều lao động phổ thông, như giúp việc gia đình (thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng), công nhân đóng tàu, thợ lắp ráp

đường ống, thợ điện, thợ xây, thợ nề, thợ sắt, thợ mộc cốp-pha và thợ hàn công nghệ cao Tig, Mig trình độ 3G-6G. Lao động đi thị trường này không bị ảnh hưởng nhiều do suy thoái kinh tế, đặc biệt là lao động ngành xây dựng không lo mất việc vì khi hết công trình, lao động sẽ được chuyển đổi sang công ty khác do nhu cầu về lao động ngành xây dựng của các tập đoàn về xây dựng rất lớn. Các nước Ả rập Xêut, UAE, Cata, Cô-oét, Baranh và Ôman sẽ tiếp tục cung cấp cơ hội việc làm rộng lớn trong thời gian dài cho lao động nước ngoài trong việc xây dựng, y tế, du lịch, bán lẻ, năng lượng, kỹ sư, viễn thông, vận hành và bảo dưỡng, khách sạn, nhà hàng và các lĩnh vực công nghệ thông tin, dầu khí…

Trung Đông, mà đặc biệt là khu vực GCC có tốc độ tăng trưởng việc làm rất lớn, lao động nhập cư chiếm phần lớn lực lượng lao động ở GCC. Khu vực Trung Đông chỉ mới tận dụng một lượng nhỏ nguồn lao động có tiềm năng của khu vực này. Tỉ lệ lao động có việc làm trong khu vực hiện nay dưới 40% tại khu Bờ Tây và dải Gaza, Irac và Gioocdan, từ 40% đến 50% tại Cộng hòa Yemen, Lebanon, Iran, và trên 56% tại các quốc gia vùng Vịnh. Mặc dù tỉ lệ lao động có việc làm tăng đáng kể, nhưng tỉ lệ lao động có việc làm ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi vẫn còn thấp hơn tình trạng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển khác. Tỉ lệ lao động có việc làm thấp tiếp tục là gánh nặng đối với những người phải cưu mang người sống phụ thuộc, và chứng minh rằng khu vực Trung Đông vẫn còn một số lượng lớn những người nhàn rỗi [36, tr.52].

Nguyên nhân phụ thuộc lao động nước ngoài của khu vực Trung Đông, đó là: Kinh tế, dân số, văn hóa và chính sách đối với việc làm khu vực quốc doanh.

Thứ nhất là yếu tố kinh tế: Trung Đông là khu vực có tình trạng thất

hầu hết các quốc gia trong khu vực, kể cả những nước chuyên xuất khẩu dầu mỏ, những nước này thường phải nhập khẩu lao động từ bên ngoài để bổ sung cho nguồn lao động trong nước. Ở GCC, lao động trẻ đông nhưng cơ hội việc làm lại không phù hợp nên tỷ lệ thất nghiệp rất cao, chiếm khoảng 20% lực lượng lao động ở Ả rập Xêut, 15% lực lượng lao động ở Baranh và Ôman (năm 2005). Do nhiều yếu tố văn hóa, xã hội và đặc biệt là sự giàu có về tài nguyên dầu lửa, lực lượng thanh niên của các nước GCC không muốn đi làm với mức lương thấp. Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Đông nói chung và GCC nói riêng hiện nay cao thứ hai trên thế giới, sau Châu Phi cận Sahara. Chẳng hạn ở UAE và Cô-oét, trong giai đoạn 1996-2000 có tới 75%-90% việc làm mới được tạo ra, nhưng hầu hết việc làm này lại giành cho lao động nước ngoài. Tại các nước này, do ngoại tệ thu được từ xuất khẩu dầu mỏ quá lớn, thanh niên từ 21 tuổi trở lên đã có khả năng tài chính dồi dào, đủ đáp ứng nhu cầu lấy vợ và sinh con. Với mức lương thấp khoảng 500USD/tháng, người dân Baranh và các nước GCC khác đều không muốn đi làm.

Với sự tăng giá dầu mỏ sau những năm 1972, toàn bộ khu vực nhanh chóng phụ thuộc vào lao động nước ngoài. Trong năm 1975, dân số nước ngoài ở GCC đã lên tới 3,8 triệu người, chiếm 40% toàn bộ dân số.

Tất nhiên, tiêu chuẩn kinh tế dựa vào việc khai thác những nguồn khoáng sản dầu lửa rộng lớn của khu vực vốn được coi là “trái tim dầu lửa” của trái đất này, chiếm 50% trữ lượng thế giới. Từ những năm 1930 (giai đoạn mà những mỏ khoáng sản đầu tiên được khai thác trong khu vực) và nhất là sau vụ bùng nổ dầu lửa năm 1973, món quà dầu lửa mà thượng đế ban phát đã đem lại một sức bật ghê gớm cho các nền kinh tế địa phương. Sự xuất hiện ồ ạt của những người nhập cư là cần thiết, không những cho việc khai thác vàng đen mà còn cần thiết cho việc phát triển mọi lĩnh vực kinh tế năng động và rất đa dạng nhờ những nguồn thu từ việc phân phối lợi nhuận dầu

lửa. Khi giá dầu sụt giảm, người ta nhận thấy có một sự giảm sút làn sóng nhập cư vào khu vực này, nhu cầu về nhân công giảm sút. Trong tình trạng đó, các chính phủ đã trục xuất ồ lạt những người lao động nước ngoài, đôi khi trước khi hợp đồng của họ kết thúc. Một sự phụ hồi hoạt động kinh tế sẽ dẫn tới một sự trở lại của những người di cư. Quá trình nhập khẩu sức lao động ở đây sẽ giúp cho khu vực xuất khẩu dầu mỏ này cân bằng cán cân thanh toán quốc tế giữa xuất khẩu và nhập khẩu.

Yếu tố thứ hai dẫn tới tình trạng di cư là dân số: Các nước giàu có về

dầu lửa là những nước dân số ít, vì vậy họ không đủ nhân công cho sự phát triển mạnh mẽ cho một nền kinh tế đa dạng như vậy. Catherine Wihtol de Wenden, nhà nghiên cứu của CERI, nêu rõ rằng hiếm có những nước Trung Đông vừa có nhân công vừa có nguồn lực đự trữ dầu lửa lớn (chỉ Angieria và Irac có đầy đủ hai yếu tố đó).

Yếu tố thứ ba là văn hóa: Do đặc điểm tôn giáo và xã hội, phụ nữ chủ

yếu làm nội trợ trong khi nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế ngày càng cao, nhiều nước có nhu cầu lớn về lao động, từ lao động phổ thông đến lao động có tay nghề cao. Ngoài ra, trong một số lĩnh vực lao động đặc thù của phụ nữ, như giáo dục hoặc y tế cung rất thiếu lao động. Mặt khác, người dân các nước đó ngày càng không muốn làm một số công việc lao động nặng nhọc hoặc lao động giản đơn (giúp việc gia đình, xây dựng…), bởi họ có thói quen thu về những khoản tiền lớn từ nguồn lợi dầu mỏ.

Các quốc gia vùng Vịnh gặp khó khăn khi muốn phá vỡ sự phụ thuộc vào người nước ngoài. Người dần của các quốc gia giàu có ở Trung Đông và Bắc Phi ban đầu xa lánh những công việc lao động chân tay thường được những người nước ngoài nhận làm. Giới chủ trong khu vực tư nhân thường ưa thích nhân công người nước ngoài làm việc theo hợp đồng hơn, những người đòi hỏi ít quyền lợi hơn và thường hăng hái làm việc hơn. Người dân trong

quốc gia lựa chọn những công việc thuộc khu vực công với độ an toàn cao hơn, lương tốt hơn và nhiều lợi ích hơn. Có một số bằng chứng cho thấy sự biến đổi trong quan điểm và người dân bản xứ hăng hái hơn trong việc tìm kiếm các công việc có địa vị thấp hơn trong khu vực tư nhân như tài xế, chăm sóc viên, người bán hàng, hay nhân viên bán lẻ.

Thứ tư là yếu tố chính sách việc làm khu vực quốc doanh: Điều này đã

ảnh hưởng đến kết quả của thị trường lao động, ảnh hưởng đến việc lựa chọn công việc của người dân MENA. Bắt đầu trong những năm 1950 và 1960, khi Chính phủ khu vực MENA quốc hữu hóa các công trình trọng điểm và kiểm soát trực tiếp sản xuất kinh tế, lao động quốc doanh tăng lên, đóng vai trò như là một công cụ cơ ban cho việc tạo ra công ăn việc làm trong suốt những năm 1970 và 1980. Ở Iran, chỉ trong giai đoạn 10 năm, nhân công khu vực quốc doanh tăng từ 19% năm 1976 lên 32% năm 1986. Ở những nền kinh tế chuyên sản xuất dầu ở vùng Vịnh, ảnh hưởng của khu vực quốc doanh lên việc làm trong nước là lớn nhất. Ở Cô-oét, từ năm 1975 đến 1985, khu vực quốc doanh tăng sự sát nhập vào quốc gia từ 76% lên 92% lao động. Lao động quốc doanh ở những nước chuyên sản xuất dầu tạo cơ hội cho việc phân phối dầu và những ngành có liên quan đến dầu xuyên suốt nền kinh tế.

Ở MENA, lương Nhà nước rất cao, có những người học vấn thấp, không thích hợp làm cho Chính phủ nhưng vẫn xoay xở để tìm những vị trí cấp dưới; trong khi những người có thành tích cao hơn thường thích đi nước đôi, chấp nhận thất nghiệp để chờ đợi cơ hội làm việc trong khu vực công. Công việc khu vực công lên tới khoảng gần 33% tổng số việc làm trong vùng, so sánh với 27% trên toàn thế giới và chỉ 13,5% tại các nước OECD. Tại rất nhiều nước MENA, con số này còn cao hơn trung bình khu vực: hơn 70% giữa các quốc gia tại GCC (cao nhất là 93% tại Cô-oét), 66% tại Libya, 60% tại Angieria và 44% tại Gioocdani.

Nhà nước ban hành điều lệ lao động bao gồm bảo hiểm lao động, các chương trình an sinh xã hội, tiền lương khu vực quốc doanh cao với các lợi ích khác ngoài tiền lương (ví dụ như phụ cấp gia đình), hạn chế tối đa việc sa thải nhân công, và các chính sách bình ổn việc làm khác. Việc gia tăng lao động quốc doanh đã trở thành nhân tố chính trong việc phân chia thị trường lao động, với cấu trúc công việc nghiên về phía phụ nữ và những nhóm được giáo dục. Mặc dù đã có vài nỗ lực trong việc giảm quy mô của khu vực quốc doanh, điển hình là Gioocdani, các nền kinh tế khu vực MENA vẫn duy trì lao động quốc doanh ở mức cao nhất thế giới. Lao động quốc doanh dao động từ mức thấp là 10% ở Marốc đến mức cao là 93% ở Cô-oét, trung bình hơn 70% ở nhóm nước GCC [44, tr.226]. Việc làm khu vực quốc doanh làm giảm hiệu suất nguồn nhân lực của khu vực MENA. Phần lớn công việc ngành dân chính của khu vực không phải là lĩnh vực sức khỏe và giáo dục mà là công việc hành chính Chính phủ. Việc làm trong hành chính Chính phủ là 10,5%,

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)