Thị trường UAE

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông (Trang 68)

UAE là một quốc gia nhỏ ở khu vực vùng Vịnh, với diện tích 83.600

km2 bằng ¼ nước ta, nhưng dân số chỉ có 4,8 triệu người (2008). Tuy là nước

nhỏ, nhưng lại rất giàu tài nguyên dầu mỏ. Theo số liệu thống kê mới nhất, trữ lượng dầu mỏ của UAE hiện nay lên tới 98 tỷ thùng, chiếm 9,5%l trữ lượng dầu thế giới và sản lượng đạt 2,8 triệu thùng/ngày, đứng thứ 3 trên thế giới.

Với số tiền thu nhập khổng lồ do xuất khẩu dầu mang lại, chính phủ UAE đang đầu tư xây dựng nhiều công trình phát triển kinh tế, xã hội to lớn. Các công trình hạ tầng cơ sở, công nghiệp dầu khí, nhà ở, các trung tâm thương mại… đang được khẩn trương xây dựng tại Abu Dhabi, Dubai và các Tiểu vương quốc khác. 1/3 số cần cẩu lớn nhất thế giới đang hoạt động tại UAE, biến đất nước này thành một trong những công trường xây dựng lớn nhất thế giới.

Trong số 5,6 triệu dân số của UAE chỉ có 800 ngàn là người bản địa, số còn lại 4,8 triệu người lao động nhập cư. Hiện nay có 1,5 triệu người Ấn Độ, 1 triệu người Pakistan, 1 triệu người Bagladesh, 300 ngàn người Philippines, 300 ngàn người Nepal, 300 ngàn người Indonesia, 300 ngàn người Trung Quốc… đang sinh sống và làm việc tại UAE. Để thực hiện được những dự án đầy tham vọng trên, hàng năm UAE cần một số lượng lao động rất lớn, kể cả có nghề và lao động giản đơn. Theo kế hoạch, trong vòng 5 năm tới, riêng Tiểu vương quốc Abu Dhabi cần thêm 300 ngàn lao động làm việc trong lĩnh vực xây dựng. UAE là một trong những thị trường nhập khẩu lao động lớn ta cần quan tâm khai thác. Quốc gia này bắt đầu có quan hệ hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực lao động từ năm 1995.

So với các thị trường lao động khác ở Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,… lương trả cho lao động nước ngoài ở UAE không cao, nhưng khá ổn định. Người lao động được đối xử tốt. Đặc biệt, chính phủ UAE mới đây đã ban hành nhiều chính sách, quy định và có nhiều biện pháp bảo vệ quyền lợi của người lao động như đóng cửa các khu nhà ở không đủ các điều kiện vệ sinh tối thiểu, phạt nặng các chủ sử dụng lao động không trả lương đúng hạn cho người lao động, cấm đưa lao động ra làm việc ngoài trời trong những tháng hè nắng nóng. Những chủ sử dụng lao động vi phạm các quy định này phải chịu các hình phạt rất nặng, kể cả việc rút giấy phép hoạt động. Thêm vào đó, việc ký kết Biên bản thỏa thuận về hợp tác lao động giữa 2 chính phủ Việt Nam và UAE ngày 17/2/2009 trong chuyến thăm UAE của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại UAE cũng như việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Những biện pháp này đã làm cho người lao động yên tâm đến làm việc tại UAE.

Trong giai đoạn 1980-1990, tốc độ tăng trưởng dân số của Cô-oét trung bình là 4,5%/năm, Cata 7,5%/năm, Ôman 4,6%/năm, Ả rập Xêut 4,8%/năm, Baranh 3,4%/năm và UAE là 6,8%/năm. Trong giai đoạn 1990-2000, tốc độ tăng dân số ở Cô-oét là 3,6%/năm, Cata 2,1%/năm, Ôman 3,3%/năm, Ả rập Xêut 2,7%/năm, Baranh 2,5%/năm, UAE 2,5%/năm. Giai đoạn 2000-2005, tốc độ tăng trưởng dân số của UAE tuy có giảm, nhưng vẫn thuộc diện cao nhất thế giới [31]. Vào năm 2007, tốc độ tăng trưởng dân số của UAE là 7,2%/năm, cao nhất GCC và của Baranh là 2,5%/năm – thấp nhất GCC, trong khi tốc độ tăng trưởng dân số trung bình của các nước đang phát triển chỉ là 1,2%/năm. Chính tốc độ tăng trưởng dân số nhanh, nên cơ cấu dân số ở UAE hiện nay đang ở “giai đoạn vàng” về lực lượng lao động. Theo số liệu của Economist Intelligence Unit, năm 2009 cơ cấu dân số của UAE phân theo

nhóm tuổi như sau: từ 0-14 tuổi chiếm 30,38% dân số, từ 15-64 tuổi chiếm 50,16% dân số, trên 65 tuổi chiếm 19,46% dân số.

Số lượng công nhân xa xứ cho thấy sự tăng nhanh nhu cầu về lao động theo su giá dầu tăng cao trong những năm 1970. Giữa những năm 1980, có 4,1 triệu kiều bào nước ngoài làm việc cho những quốc gia xuất khẩu dầu trong UAE, chiếm khoảng 67% tổng số lao động và gần 26% dân số. Theo một vài ước tính, gần 10% lực lượng lao động của Ai Cập và gần 15% lực lượng lao động của Cộng hòa Yemen đi xuất khẩu lao động trong khu vực vào những năm 1980. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

bahrain kuw ait oman qatar saudi

arabia united arab emirates (percent) 1975 1985 1995 2000

Hình 2.1: Số lượng lao động ngoại quốc trong tổng số lực lượng lao

động từ năm 1975 đến năm 2000 ở các nước GCC

Nguồn: Girgis, Hadad-Zevos, và Coulibaly 2003.

Lực lượng lao động của UAEcó sự phát triển từng bước. Từ năm 1975

đến năm 1985 là những năm đỉnh điểm của sự phát triển chủ yếu là dầu trong

khu vực, UAE đã chứng kiến sự phát triển chưa từng thấy ở lực lượng lao

động, tăng 7,7% mỗi năm. Sự tăng đột biến này chủ yếu là do số lượng lớn dân nhập cư tìm việc làm ở các nước trong vùng Vịnh nơi đang mở rộng tăng

trưởng kinh tế nhưng lại thiếu nhân công. Trong những năm này, lực lượng lao động ngoại quốc tăng trung bình 13% mỗi năm, trong đó 15% ở Baranh và 17% ở Ả rập Xêut . Nhìn chung, ở UAE, người ngoại quốc chiếm hơn 67% lực lượng lao động năm 1985, tăng hơn so với 39% cách đây 10 năm.

Khi giá dầu giảm vào giữa những năm 1980, sự phát triển trong khu vực cũng như nhu cầu lao động giảm theo. Tỷ lệ lao động ở UAE giảm ở mức 4,4% từ 1985 đến 1995 đã phản ánh mức giảm 4,4% tỷ lệ lao động ngoại quốc và mức tăng từ 1,6% lên 4,5% tỷ lệ lao động trong nước. Tổng số lao động ngoại quốc ở UAE tiếp tục tăng trong suốt năm 1995, xu hướng này bắt đầu biến mất khi sức ép dân số ở UAE đã dẫn tới số lượng lớn người dân sở tại phải tìm kiếm việc làm [45, tr.58].

0 2 4 6 8 10 12 14 1975-85 1985-95 1995-2000

(percent) Nationals Nonnationals

Hình 2.2: Sự phát triển tỷ lệ lao động ở UAE

trong giai đoạn 1975-2000

Nguồn: Girgis, Hadad-Zevos, và Coulibaly 2003.

Khi giá dầu giảm, đa số các nước vùng Vịnh bắt đầu chứng kiến sự tăng dân số của nhóm tuổi từ 15 trở lên. Sức ép cung lao động trong nước đã tăng kể từ sau những năm 1990. Do vậy, tỷ lệ tăng trưởng tăng đến 4,9% mỗi năm ở UAE, nhưng sau đó giảm xuống còn 2,8% mỗi năm từ năm 1995 đến năm 2000. Số lượng lao động ngoại quốc trong tổng số lực lượng lao động

duy trì ở mức ổn định hoặc giảm sút ở UAE từ mức trung bình 67% năm 1995 chỉ còn 64% năm 2000. Sự suy giảm tệ nhất là ở Ả rập Xêut, nơi có số lượng lao động ngoại quốc trong tổng số lực lượng lao động giảm từ 64,2% còn 55,8% [45, tr.59].

Theo hình 2.2, ở UAE, giai đoạn từ 1975-1985, lực lượng lao động ngoại quốc chiếm tỷ lệ rất cao, đến giai đoạn 1985-1995, lực lượng lao động trong nước và lực lượng lao động ngoại quốc có tỷ lệ ngang bằng nhau nhưng đến giai đoạn 1995-2000 thì lực lượng lao động trong nước đã cao hơn nhiều lực lượng lao động ngoại quốc.

Hiện nay tổng số lao động Việt Nam làm việc ở UAE mới chỉ trên dưới 15.000 người, một tỷ lệ rất thấp so với 4,8 triệu người nước ngoài đang làm việc tại đây và đáp ứng được một phần không đáng kể nhu của lao động của UAE. Tuy 15.000 người là con số còn hết sức khiêm tốn, nhưng đáng mừng là con số này ngày càng tăng. Đặc biệt, năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều thị trường lao động khác trên thế giới bị thu hẹp hoặc đóng cửa đối với lao động Việt Nam, thì thị trường UAE vẫn mở rộng cửa đón lao động của ta. Trong năm 2009, ta đã đưa được 4.953 người sang UAE làm việc so với 2.845 người năm 2008, tăng hơn 2.000 người. Bên cạnh các lĩnh vực truyền thống như lao động xây dựng, nhà máy, cơ khí, lao động Việt Nam đã thâm nhập vào các lĩnh vực mới như nhà hàng, khách sạn, bán hàng tại các trung tâm thương mại và mới đây nhất là trong lĩnh vực bảo vệ. Đến tháng 7 năm 2011, Việt Nam đã đưa được 91 người sang thị trường UAE. Đây là một kết quả rất khả quan, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu và nền kinh tế UAE gặp không ít khó khăn.

UAE là một thị trường lao động lớn, điều kiện làm việc, ăn ở khá tốt, thu nhập ổn định, phù hợp với lao động của Việt Nam. Chính vì thế, không chỉ các cơ quan chức năng, tổ chức kinh doanh xuất khẩu lao động mà ngay

cả người dân đi xuất khẩu lao động cũng đều cần nhận thức rõ về vấn đề này để từ đó có những động thái phù hợp.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)