Những khó khăn, hạn chế

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông (Trang 90)

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đạt được, xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Đông còn phải đối mặt với rất nhiều hạn chế.

Dựa vào tình hình thực tế, chúng ta có thể chia nhóm thách thức của việc xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Trung Đông thành hai nhóm yếu tố: Nhóm yếu tố khách quan và nhóm yếu tố chủ quan, cụ thể như sau:

a. Yếu tố khách quan

Là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là dầu mỏ, lại án ngữ trên ngã ba đường giao thương giữa Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và là chiếc nôi của nền văn minh nhân loại, nơi khởi nguồn của ba tôn giáo lớn ở Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo, Trung Đông tập trung nhiều loại mâu thuẫn của thời đại: mâu thuẫn giữa các nước lớn trong và ngoài khu vực nhằm gây ảnh hưởng đến một thị trường cung cấp dầu mỏ đầy tiềm năng và béo bở này; mâu thuẫn sắc tộc, chủng tộc; mâu thuẫn giàu – nghèo; mâu thuẫn giữa hiện đại và lạc hậu. Những mâu thuẫn này khiến Trung Đông có những đặc điểm nổi bật so với các khu vực khác, đồng thời cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ, thách thức đối với những ai muốn hoạt động thương mại với khu vực.

1. Thị trường lao động Trung Đông có tính cạnh tranh cao

Về mặt địa lý, Trung Đông nằm ở ngã ba đường, nơi giao thương hàng hóa giữa ba châu lục Á – Âu – Phi nên lượng hàng hóa xâm nhập trung chuyển qua khu thị trường này rất lớn và đa dạng. Hơn nữa, phần lớn các nước Trung Đông đều là thị trường mở, thuế nhập khẩu thấp (thuế nhập khẩu ở các nước GCC chỉ ở mức 0-5%) và là thị trường truyền thống của các nước phương Tây như Mỹ, EU, Nhật Bản và phần nào là của Nga và Trung Quốc nên tính cạnh tranh rất cao. Thêm nữa, các nước Trung Đông lại có xu hướng ưu tiên nhập khẩu lao động từ chính các nước trong khu vực do sự tương đồng lớn về mặt địa lý cũng như các điều kiện về văn hóa, phong tục tập quán. Và đây cũng là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam.

2. Sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và Trung Đông còn nhiều hạn

chế

Một số nước trong khu vực Trung Đông, nhất là các nước theo chế độ quân chủ như Ả rập Xê út và các nước Vùng Vịnh khác, có thành kiến với chủ nghĩa cộng sản và chỉ chú trọng hợp tác với các nước phương Tây nên ít

nhiều có tâm lý e ngại khi hợp tác với các nước thuộc phe Xã hội chủ nghĩa trước đây. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực này chậm phát triển trong một thời gian khá dài.

Tuy Việt Nam đã ký một số văn bản pháp lý làm cơ sở cho quan hệ hợp tác nhưng chưa đủ để tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế thương mại. Ví dụ điển hình là chúng ta chưa ký được với nhiều nước Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh thuế hai lần, Hiệp định vận tải hàng hải và hàng không hoặc Hiệp định về hợp tác giữa các ngân hàng…

Vấn đề an ninh cũng như tâm lý lo ngại hoạt động của các lực lượng Hồi giáo cực đoan ảnh hưởng ít nhiều đến hợp tác, nhất là hợp tác trong lĩnh vực khai thác dầu khí tại các quốc gia Vùng Vịnh cũng như kêu gọi vốn đầu tư và hợp tác du lịch với khu vực Trung Đông.

3. Trung Đông là khu vực có nhiều xung đột và những điểm nóng dễ bùng nổ

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, tại Trung Đông đã xảy ra 4 cuộc chiến tranh quy mô lớn, lôi kéo nhiều nước trong và ngoài khu vực tham gia. Hiện nay tại đây vẫn còn tồn tại các điểm nóng làm cho tình hình khu vực hết sức căng thẳng.

Tiến trình hòa bình Trung Đông nhằm giải quyết xung đột Palextin với Ixaren vẫn trong tình trạng bế tắc do bất đồng sâu sắc giữa các bên liên quan về vấn đề lãnh thổ, quy chế của thành phố Giêruxalem và sự trở về của người tị nạn Palextin. Bế tắc trong đàm phán về vấn đề cao nguyên Gô-lan giữa Syria và Ixaren, cùng với mâu thuẫn ngày càng tăng giữa các lực lượng chính trị ở Liban cũng là những nhân tố cản trở tiến trình hòa bình Trung Đông.

Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và chủ nghĩa khủng bố là nguyên nhân đe dọa hòa bình, an ninh khu vực và gây cản trở hợp tác quốc tế. Xuất hiện tại Trung Đông từ những năm 20 của thế kỷ trước, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan vốn không đồng nhất với đạo Hồi và tín đồ của nó chỉ chiếm một phần nhỏ trong cộng đồng người Hồi giáo, nhưng có xu hướng lan rộng ra khu vực và trên thế giới. Sự phát triển của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có sự bất bình giữa các chính phủ, sự bần cùng hóa của một số tầng lớp nhân dân, tình trạng không có dân chủ, và mong muốn thay đổi hiện trạng đó bằng biện pháp bạo lực. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng bạo lực trong khu vực.

4. Trung Đông là địa bàn tranh chấp giữa các nước lớn

Do có ý nghĩa địa lý – chính trị quan trọng và rất giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt, Trung Đông luôn là địa bàn giành giật quyết liệt giữa các nước lớn, gây ra nhiều cuộc xung đột quân sự, từ đế chế Ba Tư cổ đại đến đế chế Ô-tô-man thời trung-cận đại, từ Mỹ và Liên Xô thời kỳ chiến tranh lạnh đến các nước lớn thời kỳ hiện nay.

Mỹ luôn coi Trung Đông là khu vực quan trọng nhất trong chiến lược an ninh của mình nhằm khống chế nguồn cung cấp dầu mỏ, hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn khác (EU, Nga, Nhật, Trung Quốc…), kiềm chế thế giới Ả rập và Iran, chi phối tiến trình hòa bình Trung Đông. Sau chiến tranh lạnh, lợi dụng sự suy yếu tương đối của Nga và các nước khác, và với chiêu bài chống khủng bố, Mỹ thực hiện chính sách cường quyền và chủ nghĩa đơn phương, đưa quân vào I-rắc, lật đổ chính quyền Satdamhutsen nhằm làm bàn đạp thâm nhập tiến tới khống chế toàn khu vực. Mỹ còn đưa sáng kiến “Đại Trung Đông” (6/2004) nhằm thúc đẩy cải cách dân chủ theo kiểu Mỹ. Tuy nhiên, các nước trong khu vực, kể cả những đồng minh thân cận của Mỹ như Ả rập Xêut, Gioocdani, Ai Cập, đều không ủng hộ sáng kiến này.

Về phần mình, EU cũng luôn đẩy mạnh hợp tác kinh tế với khu vực, tranh thủ nguồn năng lượng, chủ động và tích cực hơn trong việc tìm giải pháp cho các xung đột tại khu vực nhằm tăng cường vị thế tại đây.

Nga cũng đang tìm cách khôi phục vị trí và ảnh hưởng của mình tại Trung Đông, thúc đẩy hợp tác quân sự, kinh tế, thực hiện chính sách cân bănằng, vừa phát triển quan hệ với Ixaren, vừa đẩy mạnh hợp tác với các nước Vùng Vịnh, duy trì hợp tác chặt chẽ với Iran, nhất là trong khu vực hạt nhân và buôn bán vũ khí.

Trung Quốc coi Trung Đông có vị trí rất quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình. Nhằm đáp ứng nhu cầu dầu mỏ rất lớn và ngày càng gia tăng của nền kinh tế, Trung Quốc đẩy mạnh chiến lược “Ngoại giao năng lượng” thông qua việc thắt chặt quan hệ với các quốc gia sản xuất dầu mỏ hàng đầu của khu vực như Ả rập Xêut, Iran, Cô-oét… Ngoài lĩnh vực năng lượng, Trung Quốc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng như cung cấp hoặc chuyển giao công nghệ tên lửa cho Ả rập Xê út và I-ran, và là một trong những nước nhập nhiều thiết bị quân sự của Ixaren.

Các nước Asean cũng đang tìm cách đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư, thương mại và xuất khẩu lao động. Indonexia tìm cách thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư của Trung Đông vào cơ sở hạ tầng như xây dựng cảng biển, đường cao tốc và lĩnh vực dầu khí. Singapore đã tổ chức thành công AMED lần thứ nhất (6/2005) được nhiều nước, trong đó có Việt Nam tham gia. Indonexia, Philippin và Thái Lan hiện là những nước cung cấp một lượng lớn lao động cho thị trường Trung Đông.

Không chỉ các cường quốc trên thế giới mà một số nước trong khu vực cũng nuôi tham vọng nước lớn như Syria và Irac trước đây hay Ả rập Xêut và Iran hiện nay, tạo ra những mối quan hệ đan xen và mâu thuẫn phức tạp tại khu vực.

Có thể nói Trung Đông luôn là địa bàn “xung đột”, tranh chấp giữa các nước lớn trong và ngoài khu vực và ẩn chứa nhiều nhân tố dễ đe dọa hòa bình và an ninh khu vực và trên thế giới.

b. Yếu tố chủ quan

Chúng ta còn có “độ ỳ” nhất định không chỉ trong hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường mà còn trong nhiều vấn đề khác. Muốn thay đổi thì chúng ta phải bắt đầu từ việc tự đổi mới và tự thấy được sự cần thiết của đổi mới trong tư duy. Nếu so với sự năng động và nhạy bén về thị trường của các nước trong hoạt động xuất khẩu lao động hiệu quả như Philippin, Thái Lan, Trung Quốc… thì chúng ta còn kém xa. Đơn cử như trong giai đoạn 1995- 2001, Việt Nam mới đưa được 140.334, trong khi Thái Lan xuất khẩu được 1.473.123 lao động sang các nước khác.

Đôi khi có những thị trường chúng ta đã chiếm lĩnh được nhưng lại để tuột mất trong thời gian sau đó vì nhiều nguyên nhân, điều đó ảnh hưởng tới uy tín của Việt Nam trong xuất khẩu lao động, gây cản trở không nhỏ trong công tác xúc tiến, mở rộng thị trường.

Cơ chế chính sách đối với xuất khẩu lao động và quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động còn thiếu và chưa theo kịp với sự phát triển của tình hình xuất khẩu lao động thực tế đang diễn ra, như thiếu các chính sách về đầu tư phát triển thị trường, chính sách đào tạo cho lao động xuất khẩu, chính sách về hỗ trợ và quản lý xuất khẩu lao động sau khi hoàn thành hợp đồng về nước, đặc biệt là các chính sách khuyến khích việc phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động ngoài nước, nếu có thì cũng rất chung chung.

Quản lý lao động ở nước ngoài của Việt Nam còn yếu. Việc quản lý xuất khẩu lao động bị buông lỏng, có khi khoán trắng cho đối tác nước ngoài. Với hơn 20.000 lao động tại Trung Đông, chúng ta mới chỉ có 3 cán bộ ngoại

giao chuyên trách về lao động tại Cata và UAE. Đây là con số quá ít so với nhu cầu thị trường.

Công tác thông tin và dự báo thị trường, nhu cầu lao động, ngành nghề, công việc còn thiếu, yếu và nhiều bất cập. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một bộ máy tổ chức, cơ chế hoạt động và phân phối liên quan đến công tác thông tin và dự báo thị trường.

Thêm nữa, một số cơ quan và doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến thị trường Trung Đông, chưa có chiến lược dài hạn khai thác thị trường khu vực hoặc chậm đổi mới phương thức hợp tác để thích hợp với những đòi hỏi ngày càng cao của khu vực này.

Bên cạnh những doanh nghiệp ngày càng mạnh và có uy tín trong hoạt động xuất khẩu lao động vẫn còn nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thậm chí còn vi phạm các quy định pháp luật. Tất cả những điều trên gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam khi chúng ta tìm kiếm, đàm phán và mở rộng thị trường mới. Mặt khác, điều đó cũng đồng nghĩa với việc giảm uy tín và tiếng nói của chính phủ Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế, ngày nay vị thế của các doanh nghiệp chính là bộ mặt kinh tế của một đất nước.

Về phía người lao động, những yếu kém còn tồn tại như: trình độ tay nghề người lao động còn thấp; Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ kém gây nên nhiều bất đồng, thiếu hiểu biết lẫn nhau trong quan hệ giữa lao động xuất khẩu Việt Nam và chủ sử dụng, làm giảm hiệu quả lao động, dễ nảy sinh tiêu cực, tạo tâm lý e ngại khi tuyển dụng lao động của Việt Nam; Nhận thức của người lao động còn hạn chế, ý thức tổ chức và chấp hành luật pháp nước sở tại của một bộ phận lao động xuất khẩu chưa cao, thiếu khả năng tự chịu trách nhiệm trước hành vi của mình và trước pháp luật… Thêm vào đó, người lao động chưa có tác phong làm việc công nghiệp, còn chậm chạp, thiếu dứt

khoát và đặc biệt là độ bền về thể lực của lao động Việt Nam là thấp. Một đặc tính nữa của người lao động nói chung là nhẹ dạ, cả tin, dễ bị cám dỗ; coi trọng quá mức lợi ích cá nhân trước mắt, ít quan tâm đến lợi ích lâu dài của cộng đồng lao động Việt Nam ở nước sở tại, làm phương hại đến hình ảnh người lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế nói chung và thị trường lao động Trung Đông nói riêng.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)