Đặc điểm thị trường lao động Trung Đông

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông (Trang 37)

1.2.3.1. Cung lao động ở thị trường Trung Đông

Hình 1.2: Tăng trưởng dân số trong các khu vực MENA:

năm 1950, 2007 và 2050

Thế kỷ 20 đã mang lại sự gia tăng dân số nhanh chóng đến khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Tổng dân số vào năm 1950 đạt 104 triệu người, sau đó tăng gấp 4 lần, tới hơn 400 triệu người vào năm 2000. Năm 2007, dân số khoảng 432 triệu người. Những dự đoán dân số gần đây nhất của khu vực cho thấy tổng dân số đạt gần 700 triệu người vào năm 2050 [34,tr 5].

Bảng 1.3: Quy mô và tăng trưởng dân số tại các quốc gia Trung

Đông và Bắc Phi: năm 1950, 2007 và 2050

Quốc gia và khu vực Dân số (nghìn) Tỉ lệ trong dân số

1950 2007 2050* 2007/1950 2050/2007 Trung Đông và Bắc Phi (MENA) 103,886 431,587 692,229 4.2 1.6 MENA – Tây Á 51,452 215,976 332,081 4.2 1.5 Iran 16,913 71,208 100,174 4.2 1.4 Iraq 5,340 28,993 61,942 5.4 2.1 Israel 1,258 6,928 10,527 5.5 1.5 Jordan 472 5,924 10,121 12.5 1.7 Lebanon 1,443 4,099 5,221 2.8 1.3 Lãnh thổ Palestine 1,005 4,017 10,265 4.0 2.6 Syria 3,536 19,929 34,887 5.6 1.8 Thổ Nhĩ Kỳ 21,484 74,877 98,446 3.5 1.3 Bán đảo Ả Rập 8,336 58,544 123,946 7.0 2.1 Bahrain 116 753 1,173 6.5 1.6 Kuwait 152 2,851 5,240 18.7 1.8 Oman 456 2,595 4,639 5.7 1.6 Qatar 25 841 1,333 33.6 1.8 Ả Rập Saudi 3,201 24,735 45,030 7.7 1.9

Các tiểu vương quốc Ả

Rập thống nhất 70 4,380 8,521 62.6 1.9

Bắc Phi 44,099 157,068 236,272 3.6 1.5 Algeria 8,753 33,858 49,610 3.9 1.5 Ai Cập 21,834 75,498 121,219 3.5 1.6 Marốc 8,953 31,224 42,583 3.5 1.4 Libya 1,029 6,160 9,683 6.0 1.6 Tunisia 3,530 10,327 13,178 2.9 1.3 * Theo dự tính

Nguồn: Phân khu dân số Liên hiệp quốc, Viễn cảnh dân số thế giới: Xem xét lại năm 2006 (năm 2007; http://esa.un.org, ngày 07/04/2007): Bảng A.2

Những bước cải thiện trong sự sinh tồn của nhân loại, đặc biệt là trong suốt nửa sau thế kỷ 20, đã khuấy động sự gia tăng dân số nhanh chóng ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi và những khu vực kém phát triển hơn. Việc ứng dụng những thiết bị y học hiện đại và sự can thiệp của y tế công cộng, như các loại kháng sinh, miễn dịch và việc cải thiện điều kiện vệ sinh đã làm giảm mạnh tỉ lệ tử vong trong thế giới đang phát triển này từ sau năm 1950. Tỉ lệ sinh sản của khu vực Trung Đông và Bắc Phi vẫn ở mức tương đối cao, tạo nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao (hiệu số của sinh sản và tử vong). Do hệ quả của xu hướng dân số, lực lượng lao động trong khu vực MENA tăng trưởng vượt hẳn so với các khu vực khác trên thế giới từ đầu những năm 1980. Tác động bởi sinh sản cao và tử vong giảm, tăng trưởng dân số hàng năm của khu vực Trung Đông và Bắc Phi đạt đỉnh 3%.

Dân số khu vực MENA tăng nhanh: Nhìn vào hình 1.3 và bảng 1.3, ta

nhận thấy quá trình tăng trưởng dân số nhanh ở cả khu vực Trung Đông. Khu vực bán đảo Ả rập bao gồm Baranh, Cô-oét, Ôman, Cata, Ả rập Xêut, các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Yemen là vùng có dân số thấp nhất của Trung Đông: Năm 1950 là 8.336 nghìn người, năm 2007 là 58.544 nghìn

người, dự kiến năm 2050 là 123.946 nghìn người. Trong khi đó dân số ở MENA – Tây Á tương ứng với các năm trên là 51.452 nghìn người, 215.976 nghìn người, 332.081 nghìn người; ở Bắc Phi là 44.099 nghìn người, 157.068 nghìn người, 236.272 nghìn người. Tuy nhiên mức độ tăng dân số thì vùng Ả rập tăng nhanh hơn nhiều so với MENA – Tây Á và Bắc Phi: Vùng Ả rập, tỷ lệ tăng dân số năm 2007/1950 là 7,0 lần, năm 2050/2007 là 2,1 lần tương tự vùng MENA – Tây Á là 4,2 lần và 1,6 lần; vùng Bắc Phi là 3,6 lần và 1,5 lần.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4

east asian latin america and the caribbean

mena south asia sub-saharan africa (p e rc e n t) 1970-1980 1980-1990 1990-2000 2000-2010

Hình 1.3: Tăng trưởng lực lượng lao động thực tế ở những khu vực

đang phát triển, 1970-2010

Nguồn: Tổ chức lao động quốc tế (ILO) 1996, Triển vọng dân số Liên hiệp quốc 2002.

Dân số MENA tăng trưởng nhanh làm tăng sự tham gia của lực lượng lao động. Tuy nhiên sự phát triển việc làm để thu hút nguồn cung lao động

này chưa tương xứng với sự phát triển của lực lượng lao động. Bắt đầu từ những năm 1990, tăng trưởng dân số ở MENA vượt qua khỏi khuôn khổ để tạo việc làm. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thấp trong những năm 1980 đến 1990 làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này tăng cao, đặc biệt ở Angeria, Moroc,

Cộng hòa Ả Rập, Syrian, Jordan, Tuynisia. Tăng trưởng dân số nhanh, cùng với mức giảm tỉ lệ sinh bị trì hoãn, cho thấy áp lực lớn thị trường lao động đã tồn tại ở MENA lâu hơn những khu vực khác. Theo Hình 1.3, tỷ lệ tăng trưởng lực lượng lao động trung bình là nhiều hơn 3% mỗi năm từ 1970 đến 2010. Chưa từng có quốc gia đang phát triển nào trải qua những áp lực thị trường lao động lớn và lâu dài như ở MENA [45, tr.55-56].

Hình 1.4: Cung lao động ở MENA, 1960-2020 Nguồn: Ngân hàng thế giới.

Lực lượng lao động ở MENA phát triển nhanh. Theo hình 1.4, từ năm 1960 và dự báo đến năm 2020, tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động sẽ thấp hơn tốc độ tăng lực lượng lao động, tỷ lệ lao động tham gia vào nền kinh

tế tăng mạnh vào những năm 2010 và 2020.

Theo hình 1.5, nguồn cung khu vực MENA sau khi duy trì mức ổn định 54,5% từ năm 1960 đến 1980, tỉ lệ lao động tham gia vào thị trường lao động tăng đến 57,0% vào năm 1990, 61% vào năm 2000 và dự kiến đạt 63,0% năm

2010. Mức tăng này càng cho thấy tác động của áp lực thị trường lao động bắt nguồn từ tăng trưởng số người trong độ tuổi lao động. Do kết quả của hai nhân tố trên, mức tăng trưởng lực lượng lao động tăng từ 2,1% một năm trong những năm 1960 đến 3,1% trong những năm 1970, 3,4% trong những năm 1980, và 3,6% trong suốt những năm 1990. Tỉ lệ tăng trưởng lực lượng lao động dự kiến từ năm 2000 đến 2010 là 3,5% một năm, và đến năm 2020 áp lực thị trường lao động sẽ giảm ở mức vừa phải như trong những năm 1960.

Hình 1.5: Cung lao động ở các nước khu vực MENA trong những năm

1950 đến 2010

Nguồn: Tổ chức lao động thế giới 1996, Triển vọng dân số Liên hiệp quốc 2002.

Mặc dù luồng lao động ở MENA quan hệ không nhiều so với các luồng khác ở những khu vực đang phát triển, nhưng tầm quan trọng của nó rất lớn. Từ năm 1950 đến 1990, có 47 triệu công nhân tham gia vào lực lượng lao động, hay 1,1 triệu công nhâm mỗi năm. Trong thập niên vừa qua, lực lượng lao động tăng 32 triệu người. Sẽ có thêm 42 triệu lao động trong thập niên

này, và gần 39 triệu trong thập niên tới. Vì vậy, trong hai thập niên đầu thế kỷ 21, lực lượng lao động ở MENA sẽ tăng trưởng như trong nửa thế kỷ trước [45, tr.57-58]. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 egypt arab rep. of iran islamic rep. of morocco syrian arab.rep tunisia yemen rep. of (pe rce nt) 1970-1990 1990-2010

Hình 1.6: Sự phát triển lực lượng lao động trung bình hằng năm

thực tế và dự kiến của các nước MENA từ năm 1970 đến năm 2010

Nguồn: ILO 1996; Những dự đoán dân số của Liên Hiệp Quốc 2002.

Theo hình 1.6, sự phát triển lực lượng lao động trung bình hằng năm thực tế và dự kiến của các nước MENA từ năm 1970 đến 2010, hầu hết các nước được khảo sát như Ai Cập, Iran, Syrian, Yemen đều có số lao động tăng ở giai đoạn năm 1990 đến 2010 so với giai đoạn 1970-1990.

Do tỷ lệ công nhân xa xứ tham gia lao động khá cao nên những quốc gia nhập khẩu lao động có tỷ lệ lao động cao hơn so với những quốc gia khác trong khu vực MENA. Từ năm 1970 đến năm 1990, lực lượng lao động ở các quốc gia xuất khẩu dầu tăng với mức trung bình là 6,4% mỗi năm, so với mức tăng 3% của các nước còn lại trong khu vực MENA. Từ đầu những năm 1990, tỷ lệ di cư thấp hơn đã làm chậm lại việc phát triển lao động ở các nước

này. Sự tăng lực lượng lao động vốn đã cao, bây giờ được thúc đẩy thêm bằng cách tăng tỷ lệ tham gia lao động và mở rộng dân số ở độ tuổi lao động trên toàn quốc [45, tr.60].

1.2.3.2. Cầu lao động ở thị trường Trung Đông

0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 2005 2010 2020 2030

0-14 and 65+age groups/15-64 age group non-active poplation/lador force

Hình 1.7: Dân số và lực lượng lao động dự báo cho các nước GCC

Nguồn: Dự báo dân số của Liên hiệp quốc, 2006

Điều này có vẻ đối nghịch với tỷ lệ thất nghiệp cao ở các nước GCC hiện nay. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng việc làm ở các nước GCC chỉ dành chủ yếu cho lao động nhập cư bởi người dân bản địa các nước GCC một mặt không muốn đi làm, mặt khác do trình độ giáo dục thấp nên họ không đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi kỹ năng trình độ cao của công việc. Trong giai đoạn 1975-1985, do sự bùng nổ giá dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng việc làm ở GCC lên tới 7,7%/năm, đặc biệt ở Baranh có tốc độ tăng trưởng việc làm rất cao là 10,5%/năm, Ả rập Xêut 8,1%/năm. Trong giai đoạn này, số lượng lao động nước ngoài nhập cư vào GCC tăng ở tốc độ 13%/năm, đạt cao nhất là ở Ả rập Xêut 17%/năm, tiếp theo là Baranh 15%/năm. Trong giai đoạn 1985- 1995 do giá dầu thế giới giảm vào giữa thập kỷ 1980 nên tốc độ tăng trưởng việc làm ở GCC giảm còn 4,4%/năm. Trong giai đoạn 2002-2008, do sự bùng

nổ của giá dầu lửa, tốc độ tăng trưởng việc làm ở GCC tiếp tục tăng cao, đặc biệt là trong ngành xây dựng. Sự bùng nổ của ngành xây dựng ở các nước vùng Vịnh kể từ năm 2002 đã biến Trung Đông trở thành công trường xây dựng của thế giới, trong đó UAE, Cata, Ả rập Xêut là những nước đầu tư rất lớn cho ngành xây dựng, khiến tốc độ tăng việc làm tăng lên rất cao.

Sự tăng trưởng cao được duy trì liên tục có khả năng sẽ tiếp tục làm gia tăng nhu cầu về lao động nước ngời ở các nước GCC. Khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào lao động nước ngoài. Ngoài ra, mức độ tăng trưởng cao hơn có thể sẽ dẫn đến lương cho công nhân nước ngoài lên cao, làm cho việc tuyển dụng lao động nước ngoài trở nên hấp dẫn hơn. Kết quả dự đoán dân số từ Tổ chức Liên hiệp quốc kết hợp với tỉ lệ tham gia của lực lượng lao động cho thấy, nếu không có sự di cư, lực lượng lao động ở các nước GCC sẽ tăng lên với tốc độ 2,3% mỗi năm trong giai đoạn 2005-2010.

Nhưng sau năm 2010, lực lượng lao động sẽ giảm xuống.

Hình 1.8: Việc làm được tạo ra tại MENA và các vùng phát triển khác

(Tỷ lệ việc làm tăng trưởng hàng năm, 2000-2005)

Nguồn: Đánh giá của Ngân hàng thế giới dựa trên số liệu của Tổ chức lao động quốc tế 2006 và nguồn của quốc gia.

Tỉ lệ thất nghiệp xuống thấp trong bối cảnh nguồn lực lao động đang tăng trưởng nhanh chóng là minh chứng cho số lượng việc làm được duy trì và tăng cao trong khu vực. Từ năm 2000 đến 2005, tỉ lệ gia tăng việc làm đạt đến 4,5%. Tính tổng cộng, 12 quốc gia trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi tạo ra 3 triệu việc làm mỗi năm, so với 2,8 triệu người bổ sung vào nguồn lực lao động mỗi năm [36, tr.47].

Sự phát triển của việc làm vẫn tăng rất cao so với các sự phát triển khác trong khu vực. Sự gia tăng của việc làm khu vực Trung Đông và Bắc Phi là 50% cao hơn Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê và hơn 2 lần các khu vực phát triển khác như Nam Á, Châu Âu và Trung Á, Đông Á Thái Bình Dương (xem hình 1.8).

Hình 1.9: Sự giao động lớn của việc làm giữa các quốc gia

Nguồn: Đánh giá của Ngân hàng thế giới dựa trên số liệu của Tổ chức lao động quốc tế 2005, 2006 và nguồn của quốc gia.

Việc làm gia tăng khắp mọi nơi trong khu vực nhưng không ổn định. Các quốc gia nghèo tài nguyên có sự gia tăng nghề nghiệp ở mức thấp, các quốc gia giàu tài nguyên có mức gia tăng cao hơn. Tất cả các quốc gia khu vực Trung Đông đều có tỉ lệ việc làm gia tăng khá ấn tượng (xem hình 1.9).

Theo hình 1.9, những nước thuộc nhóm RPLA là những nước nghèo tài nguyên, lao động dồi dào, gồm: Tây bán cầu và dải Gada, Marốc, Tuynidi, Iran; những nước thuộc nhóm RRLA là những nước giàu tài nguyên, lao động dồi dào: Cô-oét, Angiêri; nhóm RRLI là nhóm giàu tài nguyên, thiếu lao động, bao gồm các nước: Ả rập Xêut, Gioocdan, Cata, Baranh, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Như vậy, cơ hội việc làm tập trung vào các nước có nguồn tài nguyên dồi dào và lực lượng lao động khan hiếm, điển hình như Cata, Baranh, UAE.

2.8 3.6 4.5 5.1 0 1 2 3 4 5 6 w orking-age population

labor force jobs GDP

Hình 1.10: Thị trường lao động trong khu vực, 2000-2005

Nguồn: Nhân viên ngân hàng thế giới ước lượng dựa theo ILO và nguồn quốc gia.

Nạn thất nghiệp có xu hướng được hạ thấp, hình 1.9 cung cấp cái nhìn tổng thể về sự phát triển của khu vực Trung Đông và Bắc Phi dựa trên số liệu

về thị trường lao động của 12 quốc gia: Angiêri, Baranh, Ai Cập, Iran, Gioocdan, Cô-oét, Marốc, Cata, Ả rập Xê út, Tunisia, UAE, và khu bờ Tây dải Gaza.

1.2.3.3. Những chính sách đặc trưng chủ yếu thu hút lao động người nước ngoài ở các nước GCC

Ở hầu hết các nước đang có lực lượng lao động nhập cư lớn như GCC, chính sách của Chính phủ chủ yếu là nhằm khuyến khích lao động trong nước tham gia các hoạt động kinh tế, không khuyến khích lao động nước ngoài để giải quyết nạn thất nghiệp trong nước. Tuy nhiên, do mức cầu quá lớn đặc biệt là do có sự bùng nổ phát triển kinh tế ở các nước này trong vài thập kỷ qua, Chính phủ các nước GCC buộc phải thực hiện các chính sách nhập cư lao động người nước ngoài. Cụ thể:

+ Giấy phép lao động: Các cá nhân buộc phải có giấp phép lao động trước khi đến GCC làm việc.

+ Giấp phép của người đỡ đầu: Đối với các cá nhân làm việc cho các hộ gia đình và các ông chủ, buộc phải có giấy phép của người đỡ đầu.

+ Hạn ngạch: Một số nước GCC hạn chế số lượng cấp giấy phép lao động ở cấp độ quốc gia (như Ả rập Xêut) hoặc cấp công ty (Ôman).

+ Những điều cấm: hầu hết các nước GCC đều đưa ra những nghề nghiệp, việc làm nhất định cấm không được thuê công nhân nước ngoài.

+ Tiền thù lao: bao gồm tiền công lao động và các khoản tiền trợ cấp nhà ở hàng năm

+ Quốc hữu hóa việc làm: nhằm mục đích thay thế dần công nhân nhập cư bằng lao động trong nước, chủ yếu trong ngành công cộng.

+ Trợ cấp việc làm: nhằm hạn chế tối thiểu khoảng cách về lương giữa lao động nhập cư và lao động trong nước.

+ Chuyển giao việc làm: ngăn cấm việc chuyển giao việc làm giữa các công nhân nước ngoài.

+ Giấp phép cư trú đối với các gia đình: chỉ hạn chế cho các công nhân người nước ngoài có kỹ năng cao.

Ngoài những đặc điểm cơ bản trên, ở các nước GCC còn có những cơ chế hấp dẫn đối với lao động nhập cư, chẳng hạn như công nhân nước ngoài vào GCC buộc phải mua bảo hiểm sức khỏe. Tại UAE, Chính phủ đã thực

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)