1. Doanh nghiệp chủ động tìm thị trường, tìm nguồn lao động và tổ
chức dạy nghề cho người lao động
Doanh nghiệp cần chủ động xây dựng kế hoạch phát triển và tăng thị phần với từng loại thị trường ở khu vực Trung Đông, có những bước đi hợp lý, vững chắc với từng loại thị trường ấy. Các doanh nghiệp cần phải khảo sát kỹ thị trường đưa lao động sang, phải hiểu rõ hệ thống giáo dục và đào tạo của nước sở tại, hệ thống văn bằng, chứng chỉ, phong tục, tập quán và những yêu cầu tiêu chuẩn nghề nghiệp của nước sở tại… Đẩy mạnh công tác dự báo thông tin thị trường xuất khẩu lao động Trung Đông, dự báo nhu cầu của thị trường này theo cơ cấu trình độ ngành nghề để chuẩn bị tốt nguồn nhân lực. Cần phải có sự liên kết hợp tác với trường nghề của nước mà doanh nghiệp định đưa lao động sang làm việc để hợp tác đào tạo lao động, đánh giá và cấp bằng cho người lao động.
Doanh nghiệp chủ động tìm thị trường, tìm nguồn lao động. Sau khi doanh nghiệp tìm được đối tác nhập khẩu lao động, tiếp cận được nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp hợp tác với các trường nghề trong nước, chọn ra những nghề thích hợp, và tổ chức đào tạo phục vụ cho các hợp đồng lao động. Với cách làm này, doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ chủ động được nguồn lao động có tay nghề khi xuất khẩu lao động vào Trung Đông.
Khi tuyển chọn lao động, doanh nghiệp phải tuyển trọn được lao động có trình độ chuyên môn, tiếng Anh tốt thì mới có mức lương cao; Các doanh nghiệp cần phải tiếng Arập cơ bản cho người lao động để họ chủ động, tự tin trong quá trình làm việc ở Trung Đông. Khi lựa chọn hợp đồng, doanh nghiệp phải lựa chọn kỹ càng các điều kiện, thậm chí phải đàm phán với bạn một số điều kiện có lợi cho lao động như nơi ăn chốn ở, bảo hiểm, vé máy bay, chế độ viện phí khi lao động ốm đau… mới có lợi cho người lao động.
2. Doanh nghiệp tổ chức các mô hình đào tạo tập trung, đào tạo lao động xuất khẩu theo mô hình gia đình
Để giữ vững và phát triển thị trường Trung Đông, dứt khoát các doanh nghiệp phải đào tạo tập trung. Doanh nghiệp phải có đầy đủ các mô hình, dụng cụ, thiết bị phù hợp với các công trình tầm cỡ mà người lao động Việt Nam tham gia làm việc tại Trung Đông. Bên cạnh đó, cần phải chú trọng đào tạo ngoại ngữ gắn liền với các nghề mà người lao động làm việc tại Trung Đông. Trong quá trình đào tạo, doanh nghiệp chú ý nâng cao ý thức cho người lao động. Nếu phát hiện những lao động nào có thói quen xấu, hay vi phạm các quy định sẽ kiên quyết gửi trả về gia đình và địa phương.
Đào tạo lao động xuất khẩu theo mô hình gia đình là một mô hình đặc biệt, phù hợp với cuộc sống của người lao động khi xuất khẩu lao động xa nhà. Anh Lê Mạnh Hà, phụ trách Trung tâm xuất khẩu lao động của Cienco1 cho biết: Thị trường lao động Arập Xêút rất cần lao động nước ngoài ở nhiều nghề. Ở đây có một hình thức tiếp nhận lao động rất thú vị đó là, họ có thể tiếp nhận cùng lúc hai vợ chồng sang làm việc: chồng lái xe, vợ giúp việc trong một gia đình chủ, thời hạn hợp đồng có thể kéo dài nhiều năm. Nếu ta đào tạo được người lao động đi theo mô hình liên kết trên thì rất thuận lợi, vừa kiếm được việc làm và thu nhập, lại tự chăm lo, bảo vệ được cuộc sống
hạnh phúc của gia đình.
3. Doanh nghiệp phải công khai các chế độ mà người lao động sẽ được hưởng tại Trung Đông, khắc phục những vấn đề xã hội của xuất khẩu lao động và những rủi ro trong xuất khẩu lao động cho người lao động
Để nâng cao uy tín và gia tăng thị phần lao động Việt Nam tại Trung Đông phải làm tốt công tác tuyển chọn. Doanh nghiệp phải công khai toàn bộ các chế độ người lao động sẽ nhận được ở Trung Đông như mức lương cơ
bản, điều kiện làm ngoài giờ, cách tính năng suất lao động…; phải công khai phí thu khi người lao động đăng ký đi xuất khẩu lao động. Yêu cầu phí doanh nghiệp thu của người lao động phải phù hợp với quy định của pháp luật. Ngoài ra doanh nghiệp hải đảm bảo các quyền lợi khác như được tính chế độ bảo hiểm khi lao động bị ốm đau, bị tai nạn… Đồng thời, doanh nghiệp phải cung cấp đẩy đủ các thông tin về những vi phạm sẽ bị pháp luật nước bạn xử lý rất nghiêm như uống rượu, đánh nhau, nấu rượu lậu, trộm cắp… Doanh nghiệp cần cương quyết tuyệt đối không tuyển những lao động có thói quen xấu này.
Nhiều vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình người lao động tham gia xuất khẩu lao động. Người lao động cần yên tâm khi đi lao động ở nước ngoài, doanh nghiệp có trách nhiệm hỗ trợ việc giáo dục cho con em các gia đình có bố hoặc mẹ, hoặc cả bố và mẹ đi xuất khẩu lao động. Để làm tốt việc này, doanh nghiệp cần phối hợp phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, xã hội trong việc động viện, giúp đỡ các gia đình này. Trong trường hợp người lao động và gia đình của họ gặp rủi ro, doanh nghiệp cần đứng ra gánh vác
khó khăn cùng với người lao động.
4. Doanh nghiệp có trách nhiệm trước, trong và sau quá trình xuất
khẩu lao động sang Trung Đông, bảo vệ quyền lợi và nâng cao lòng tin của người lao động đi làm việc ở Trung Đông
Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa cung lao động trong nước và cầu lao động khu vực Trung Đông, thực hiện quy trình xuất khẩu lao động từ việc tìm đối tác, ký hợp đồng, tuyển lao động, đào tạo nghề, giáo dục định hướng, đưa lao động ra nước ngoài làm việc, quản lý lao động khi đang làm việc ở nước ngoài, đưa lao động về nước khi hết hợp đồng. Như vậy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động xuất khẩu lao động.
Doanh nghiệp cần có trách nhiệm trước, trong và sau quá trình xuất khẩu lao động sang Trung Đông, bảo vệ quyền lợi và nâng cao lòng tin của người lao động đi làm việc ở Trung Đông. Doanh nghiệp thực hiện chế độ giao dịch một cửa, cung cấp thông tin và hoàn thành thủ tục cho người đi xuất khẩu lao động; Cung cấp bản dịch tiếng Việt của các hợp đồng làm việc ở nước ngoài và các tư liệu khác để người lao động dễ dàng tiếp nhận thông tin. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn giúp đỡ người lao động về mặt pháp lý khi người lao động làm việc ở nước ngoài.
Về công tác quản lý lao động, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải đầu tư, mở văn phòng đại diện tại các nước Trung Đông có lao động Việt Nam đang làm việc; quản lý lao động tại chỗ, cử cán bộ quản lý thường xuyên theo dõi, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động. Triển vọng tiếp nhận của các thị trường ở Trung Đông là rất lớn, chủ yếu là loại hình lao động có tay nghề như thợ xây dựng, lái máy, thợ mộc và dịch vụ… Các doanh nghiệp cần mở văn phòng đại diện nhằm khai thác, tìm kiếm hợp đồng tại các nước trong khu vực Trung Đông và quản lý lao động xuất khẩu.
Các doanh nghiệp cần xây dựng mô hình xuất khẩu lao động bằng sự ký kết giữa: Chủ sử dụng nước ngoài, doanh nghiệp xuất khẩu lao động và địa phương cung cấp nguồn lao động. Sự ký kết này là một sự bảo đảm về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan trong việc tuyển dụng, cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đánh dấu thành công này là việc ký kết giữa 3 bên: Công ty cổ phần dịch vụ thương mại hàng không Airseco, Tập đoàn China State và lãnh đạo 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đưa lao động đi làm việc ở Trung Đông vào tháng 7 năm 2009.
Với lao động đi Trung Đông, hiện Airseco có chính sách hỗ trợ người lao động như: Lao động sau khi trúng tuyển sẽ xuất cảnh trong vòng từ 30-45
ngày. Nếu quá thời gian trên, công ty sẽ hỗ trợ 200.000 đồng/lao động/tháng trong thời gian chờ; Công ty chỉ thu phí xuất cảnh sau khi người lao động trúng tuyển hoặc có visa. Đặc biệt, hiện Airseco đang có nhiều chương trình hỗ trợ đặc biệt cho số lao động bị thất nghiệp trong nước. Cụ thể: Airseco sẽ tuyển và đào tạo nghề miễn phí trong thời gian 1 tháng cho lao động theo yêu cầu thực tế nước nhập khẩu lao động cần. Theo ông Nguyễn Xuân Vui: Hiện, Công ty đã thu hút được gần 100 lao động bị giảm biên ở các khu công nghiệp Bình Dương, đang tổ chức đào tạo nghề, chờ sau Tết sẽ xuất cảnh. Những lao động này đang được ưu tiên bởi số lao động này đã được rèn giũa trong môi trường lao động công nghiệp, có ý thức, tác phong lao động tốt. Ông Vui cũng cho biết một tín hiệu vui với số lao động đi xuất khẩu lao động tại Trung Đông theo chương trình của Công ty vì Airseco đã liên hệ được với doanh nghiệp lọc hóa dầu trong khu công nghiệp Nghi Sơn (Thanh Hóa) đứng ra nhận lao động đã vững tay nghề hàn, hết hạn hợp đồng từ Trung Đông trở về với mức lương 300USD.
Doanh nghiệp cần hướng dẫn người lao động và gia đình họ sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ có được từ xuất khẩu lao động, biết đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, gửi tiết kiệm, cải thiện sinh hoạt gia đình, đầu tư vào
việc học tập của con cái…
5. Doanh nghiệp chú ý những yếu tố có lợi cho người lao động khi
làm hợp đồng lao động
Doanh nghiệp yêu cầu đối tác phải phỏng vấn trực tiếp người lao động tại Việt Nam. Để thẩm định được hợp đồng, doanh nghiệp phải làm việc trực tiếp với chủ sử dụng lao động các nước Trung Đông. Trường hợp thông qua môi giới thì đối tác đó phải được phía Trung Đông cho phép. Ngoài ra, doanh nghiệp phải đảm bảo đúng mức lương như đã ký với nhiều lao động, để khi người lao động sang Trung Đông làm việc sẽ được hưởng đúng mức lương
đó. Công tác quản lý doanh nghiệp cần chú ý, tránh tình trạng doanh nghiệp đưa mức lương cao hơn so với mức thực tế mà người lao động nhận được tại Trung Đông. Một vấn để quan trọng nữa là phải bắt buộc 100% đối tác trực tiếp sử dụng lao động tại Trung Đông phải sang phỏng vấn và giám sát việc thi tay nghề của người lao động tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ thị trường, đàm phán mức lương phù hợp có lợi cho người lao động ở Trung Đông; đặt ra những yêu cầu về điều kiện ăn ở, sinh hoạt đầy đủ cho người lao động; lựa chọn các công việc phù hợp với kỹ năng, sức khỏe của người lao động Việt Nam. Khi thời tiết nắng nóng mà doanh nghiệp lại đi tìm các hợp đồng lao động phổ thông ở ngoài trời như đi kéo dây điện hay làm vệ sinh thì lao động Việt Nam không làm được. Công việc này chỉ dành cho người Pakistan, Ấn Độ vì họ chịu nóng giỏi. Các doanh nghiệp cần lưu ý, người lao động Việt Nam khéo léo, cần cù nhưng sức khỏe kém, không chịu được nhiệt độ cao quá, bởi vậy cần chú trọng tìm và nhận các phần việc có phần phức tạp, tinh xảo nhưng lại bỏ ít công sức. Một trong những công việc hợp lý được lựa chọn trong quá trình nghiên cứu thị trường Trung Đông là nhận các hợp đồng lao động xây dựng trong những tòa nhà đã đổ bê tông sàn và đã xây vách ngăn. Như vậy, tinh thần trách nhiệm cao từ phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động thực sự không chỉ mang lại quyền lợi lớn cho người lao động xuất khẩu mà còn mang lại
quyền lợi lớn cho gia đình, cộng đồng và xã hội.