1.2.1. Vị trí địa lý, quá trình hình thành và phát triển của Trung Đông Đông
Trung Đông là khu vực bao gồm một số nước ở Tây Á và Bắc Phi, trải dài từ Libya đến Afghanistan. Khu vực này bao gồm chủ yếu các nước theo đạo Hồi, là một vùng chiến lược, nằm ở ngã ba Châu Á, Châu Âu và Châu Phi và được thừa hưởng 2/3 nguồn dự trữ dầu lửa của thế giới.
Phân theo tiềm năng kinh tế, Trung Đông được chia thành các nhóm nước sau:
- Nhóm nước nghèo tài nguyên (dầu lửa, khí đốt, quặng) gồm có Thổ
Nhĩ Kỳ, Ixaren, Gioocdani, Liban, Palextin, Síp. Ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ, 3 nước còn lại có quy mô dân số nhỏ.
- Nhóm các nước giàu tài nguyên và dư thừa lao động gồm Iran, Irac,
Syria, Yemen. Những nước này có quy mô dân số tương đối lớn và giàu tài nguyên dầu lửa, khí đốt, quặng.
- Nhóm nước nhập khẩu lao động và giàu tài nguyên bao gồm các
nguồn tài nguyên, đặc biệt là dầu lửa và khí đốt, nhưng lại khan hiếm lao động. Không tính Ả rập Xêut, 5 nước còn lại (UAE, Cô- oét, Ôman, Baranh, Cata) đều có quy mô địa lý và dân số nhỏ.
Phân theo cơ sở địa lý - chính trị - kinh tế của Ngân hàng Thế giới, khu vực Trung Đông bao gồm 15 nước, trong đó có 6 nước thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) là Baranh, Cô-oét, Ôman, Cata, Ả rập Xêut, Các tiểu vương quốc Ả rập (UAEs); và 9 nước khác gồm Irac, Iran, Ixraen, Gioocdani, Liban, Manta, Yemen, Sirya, Tây bán cầu & dải Gaza. Nếu tính cả 6 nước Bắc Phi là Angieria, Djibuti, Ai Cập, Libi, Maroc, Tuynidi (trừ Sudan), khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA) gồm 21 nước [15, tr.10].
Bảng 1.1: Diện tích và dân số Trung Đông
STT Tên nước Diện tích
(km2) Dân số (người) Diện tích đất trồng (%) Mật độ dân số (%) 1 Angieri 2.388.000 32.930.091 3 13,3 2 Ba-ranh 660 698.585 2 997,8 3 Ai Cập 1.000.000 78.887.007 3 69,5 4 Iran 1.650.000 68.688.433 10 40,1 5 Irac 434.000 26.783.383 12 53,8 6 Ixaren 20.000 7.026.000 17 312,0 7 Gioocdani 98.000 5.153.378 4 52,6 8 Cô-oét 17.000 2.418.393 0 114,7 9 Liban 10.452 3.874.050 21 347,1 10 Libi 1.760.000 5.900.754 2 3,0 11 Maroc 446.000 33.241.259 18 69,4 12 Ôman 212.000 3.102.229 2 12,4
13 Palextin 6.275 3.889.248 27 520,9 14 Cata 11.437 885.359 1 67,2 15 Ả rập Xêut 2.240.000 27.019.731 1 10,2 16 Sudan 2.510.000 41.236.378 5 14,4 17 Sirya 185.000 18.881.361 28 90,4 18 Tuynidi 164.000 10.175.014 20 59,2 19 Thổ Nhĩ Kỳ 780.000 70.413.958 30 85,2 20 UAE 78.000 2.602.713 0 30,9 21 Yê-men 527.970 21.456.188 6 34,2 (Nguồn:www.cia.gov/cia.gov/cia/publications/facbook/rankorder/2119 rank.html)
Trung Đông là điểm gặp nhau giữa Châu Á và Châu Phi, giữa biển Địa Trung Hải và biển Ấn Độ Dương. Đây được coi là cái nôi của đạo Cơ đốc chính thống, đạo Hồi và đạo Do thái. Theo suốt chiều dài lịch sử của mình, Trung Đông là trung tâm chủ yếu của các mối quan hệ quốc tế, là khu vực mang tính nhạy cảm về kinh tế, chính trị, văn hóa và tôn giáo.
Trung Đông về cơ bản là một vùng đất khô cằn, đồng cỏ và hoang mạc. Đây là khu vực khan hiếm nước, vì vậy rất khó khăn cho việc cung cấp đủ nguồn nước, vì dân số đang gia tăng nhanh chóng trong vùng. Bên cạnh đó, những vùng có xu hướng mặn hóa và ô nhiễm đang tạo ra rất nhiều khó khăn cho việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất. Chỉ có một số con sông chủ yếu chảy qua Trung Đông như sông Nin và Euphrates là có khả năng cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp.
Người Trung Đông bao gồm các sắc tộc khác nhau, như người Amhara, người Ả rập, người Ácmênia, người Bahraini, người Ai Cập, người Berber, người Phi, người Atxiri, người Azeris, người Druce, người Gieorgian, người Kurd, người Hi Lạp, người Do thái, người Ba Tư, người Thổ Nhĩ Kỳ, người
Tuốcmen… Các nhóm ngôn ngữ chính ở Trung Đông bao gồm: tiếng Ả rập, tiếng Assyri (hay còn gọi là Aramaic và Siriac), tiếng Hebrew, tiếng Ba Tư, tiếng Kurd và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo tính toán của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), vào cuối năm 2005, lực lượng lao động của 21 nước vùng MENA là khoảng 120 triệu người, chiếm 56% dân số đến độ tuổi lao động và chiếm khoảng 35% dân số vùng Trung Đông. Đặc trưng chủ yếu của thị trường lao động ở Trung Đông là khu vực này có tốc độ tăng trưởng việc làm cao nhất so với các khu vực đang phát triển khác, tỷ lệ tham gia của phụ nữ trên thị trường lao động là thấp nhất. Trong giai đoạn 2001-2005, tỷ lệ tăng hàng năm của lực lượng lao động là 3,7%/năm, cao hơn các nước đang phát triển khác. Những nước có lực lượng lao động dồi dào là Iran (chiếm 22% lực lượng lao động của Trung Đông), Ai Cập (21%), Angiêri (10%), Maroc (9%), Irac (8%), Ả rập Xêut (7%), Syria và Yemen mỗi nước chiếm 5%, các nước vùng Vịnh khác chiếm 4%, chỉ có 9% lực lượng lao động còn lại là thuộc về các nước khác ở Trung Đông. Là những nước chủ yếu theo đạo Hồi giáo, tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động ở các nước là rất ít, mặc dù trong những năm gần đây tỷ lệ này có gia tăng. Tại Ả rập Xêut, tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động năm 2005 là 18% (thấp nhất trong khu vực Trung Đông) và tại Syria tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động là 40% (cao nhất khu vực Trung Đông). Tính trung bình cho cả khu vực Trung Đông, tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động năm 2005 là 36%. Xét về chất lượng lao động, trong những năm gần đây trình độ giáo dục của lực lượng lao động Trung Đông đã được cải thiện. Năm 2003, tỷ lệ biết đọc biết viết của nam giới là 82,3%, phụ nữ là 60,9%. Những nước đạt tỷ lệ biết chữ cao là Palextin (91,9%), Cata (89%), Baranh (89%), Cô-oét (83,5%). Những nước có tỷ lệ biết chữ thấp nhất trong khu vực Trung Đông là Irac (40,4%), Ai Cập
(58%). Tại Ai Cập, số liệu của Ngân hàng thế giới (WB - 2004) cho thấy những người ở độ tuổi 60-65 trung bình đạt 3 năm giáo dục, người ở độ tuổi 45-49 trung bình đạt 6 năm giáo dục và người ở độ tuổi 30-35 trung bình đạt 8 năm giáo dục. Tại những nước Cata và Cô-oét, tỷ lệ nhập học cao hơn nên lực lượng lao động của các nước này cũng có trình độ giáo dục bình quân cao hơn, nhưng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của thanh niên thấp hơn các nước Trung Đông khác do những người trong độ tuổi thanh niên đều đang còn đến trường, và tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong lực lượng cao hơn các nước khác.
Trung Đông được đánh giá là khu vực giàu có tài nguyên thiên nhiên, nhất là dầu mỏ, một loại tài nguyên đặc biệt quan trọng, luôn chiếm vị trí chi phối nền kinh tế của khu vực và đóng vai trò lớn trong nền kinh tế thế giới. Theo đánh giá của OPEC năm 2005, sản xuất dầu mỏ của Trung Đông đạt 27,210 triệu thùng/ngày, chiếm 32,2% tổng sản lượng sản xuất hàng ngày của toàn thế giới, trong đó những nước Trung Đông sản xuất dầu mỏ lớn nhất là Ả rập Xêut (9,532 triệu thùng/ngày), Iran (3,967 triệu thùng/ngày), Cô-oét (2,559 triệu thùng/ngày), UAE (2,485 triệu thùng/ngày), Irac (2,2 triệu thùng/ngày). Tính đến cuối năm 2004, trữ lượng dầu mỏ của Trung Đông đạt 789,1 tỷ thùng, chiếm 66,5% trữ lượng dầu mỏ trên toàn thế giới (bảng 1.2). Những nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất Trung Đông là Ả rập Xêut (chiếm 22,1% trữ lượng của toàn thế giới), Iran (11,7%), Irac (9,7), Cô-oét (8,3%), UAE (8,2%).
Nắm giữ nguồn tài nguyên quan trọng của thế giới, Trung Đông luôn là một khu vực rất nhạy cảm. Hầu hết các quốc gia lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc đều phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ ở Trung Đông. Nhiều cuộc chiến tranh nổ ra ở Trung Đông là xuất phát từ sự tranh chấp về nguồn dầu mỏ và có sự can dự của các nước lớn. Cho đến nay và còn tiếp tục trong nhiều
năm nữa, dầu mỏ Trung Đông vẫn là một vấn đề kinh tế - chính trị quan trọng và phức tạp mang tính khu vực và toàn cầu.
Cùng với dầu mỏ, khí đốt của Trung Đông cũng chiếm một vị trí quan trọng trên bản đồ địa – kinh tế - chính trị thế giới. Tính đến cuối năm 2004,
tổng sản lượng khai thác khí đốt của Trung Đông đạt 395,8 tỷ m3, chiếm
14,7% sản lượng khai thác khí đốt trên toàn cầu. Tổng dự trữ khí đốt của
Trung Đông vào cuối năm 2004 lên tới 96,5 nghìn tỷ m3, chiếm 53,7% tổng
dự trữ khí đốt trên toàn cầu.
Bảng 1.2: Trữ lượng dầu mỏ của Trung Đông tính đến cuối năm 2004 Đơn vị: tỷ thùng
Nước Trữ lượng % toàn thế giới
Ả rập Xêut 262,7 22,1 Iran 132,5 11,1 Irac 115,0 9,7 Cô-oét 99,0 8,3 UAE 97,8 8,2 Lybia 39,1 3,3 Cata 15,2 1,3 Angiêri 11,8 1,0 Ôman 5,6 0,6 Ai Cập 3,6 0,3 Syria 3,2 0,3 Yemen 2,9 0,2 Tuynidi 0,6 0,1
Các nước Trung Đông khác 0,1 0,1
Tổng Trung Đông 789,1 66,5
Từ khi phát hiện và khai thác dầu mỏ với khối lượng lớn, đặc biệt là từ cuộc “bùng nổ giá dầu” giữa những năm 1970, kinh tế các nước trong khu vực đã phát triển nhanh chóng. Do dân số ít, phần lớn diện tích khu vực là sa mạc nên các nước này phải nhận lao động nước ngoài về để xây dựng đất nước và phát triển kinh tế, và thực tế họ đã trở thành một khu vực nhận lao
động nước ngoài nhiều nhất trên thế giới.