- Những quan điểm, chủ trương của Đảng về vấn đề tranh tụng
Trong thời gian gần đây, Đảng ta rất quan tâm đến vấn đề cải cách tư pháp: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã lần đầu tiên đưa ra những quan điểm chỉ đạo và một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới là: "Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác..." [13].
Vấn đề tranh tụng tại phiên tòa tiếp tục được đề cập trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị là: "Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp" [14]. Quán triệt sâu sắc tinh thần cải cách tư pháp, VKSND thành phố đã triển khai, phổ biến các Nghị quyết số 08-NQ/TW; 49-NQ/TW đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong toàn ngành kiểm sát thành phố nên nhận thức về tranh tụng của cán bộ, KSV VKSND thành phố Hải Phòng được nâng nên rõ rệt.
- Những quy định của pháp luật về hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm
+ Những quy định của BLTTHS năm 2003: Nghiên cứu luật TTHS Việt Nam cho thấy: Mặc dù nguyên tắc tranh tụng chưa được nhà làm luật ghi nhận như là một nguyên tắc cơ bản trong TTHS Việt Nam, nhưng tinh thần đó đã được thể hiện ở một số điều của BLTTHS năm 1988. Đến BLTTHS năm 2003, nhiều điều luật được sửa đổi, bổ sung đã thể hiện rõ nét hơn yếu tố tranh tụng trong TTHS, phản ánh chủ trương cải cách tư pháp của Nhà nước ta trong thời kỳ mới. Tại Điều 10 BLTTHS quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có VKSND. Điều 23 BLTTHS quy định nhiệm vụ, trách nhiệm của VKSND trong THQCT và
41
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS. Điều 36 BLTTHS quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS. Điều 37 BLTTHS quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của KSV, trong đó quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của KSV khi tham gia phiên tòa xét xử HSST.
Những quy định về hoạt động tranh tụng của KSV được quy định rõ, cụ thể hơn tại các Chương XVIII, XIX, XX và Chương XXI. Điều 189 BLTTHS quy định sự có mặt của KSV tại phiên tòa là bắt buộc. KSV có quyền yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu xem xét; để bắt đầu hoạt động tranh tụng KSV phải đọc bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có); có quyền và nghĩa vụ xét hỏi; có quyền công bố lời khai tại phiên tòa, có quyền xem xét vật chứng, có quyền xem xét tại chỗ, có quyền nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức về những tình tiết của vụ án do đại diện của cơ quan, tổ chức đó trình bày.
Hoạt động tranh tụng của KSV được thể hiện rõ nét tại Điều 217 và Điều 218 "tranh luận tại phiên tòa". Điều 217 quy định trình tự phát biểu khi tranh luận và Điều 218 quy định đối đáp trong tranh luận.
Như vậy, BLTTHS năm 2003 đã có nhiều quy định tạo cơ sở pháp lý cho KSV thực hiện hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử của mình. Theo những quy định đó thì BLTTHS đã bước đầu tạo ra sự khách quan trong quá trình tranh luận cũng như những tiền đề để quá trình tranh tụng tại phiên tòa, đặc biệt là hoạt động tranh tụng của KSV đạt hiệu quả.
+ Quy định của pháp lệnh KSV VKSND năm 2002 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2011):
Tại Điều 1 Pháp lệnh KSV quy định: KSV là người được bổ nhiệm theo quy định của luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Điều 12 quy định: KSV thực hiện nhiệm vụ THQCT, kiểm sát các động tư pháp thuộc thẩm quyền VKS cấp mình theo phân công của
42
Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của KSV khi THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp do pháp luật quy định.
Cơ sở pháp lý chủ yếu để KSV thực hiện tranh tụng tại tòa là BLTTHS, Luật tổ chức VKSND năm 2002, Pháp lệnh KSV VKSND. Tuy nhiên, trong ngành Kiểm sát còn có những quy định cụ thể, đó là Quy chế về công tác THQCT và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (gọi tắt là quy chế 960) và những văn bản hướng dẫn khác.