tòa xét xử hình sự sơ thẩm
Thứ nhất, KSV là một chủ thể đặc biệt trong quá trình tranh tụng.
Kiểm sát viên tranh luận với tư cách nhân danh công quyền, đưa ra sự cáo buộc công khai đối với bị cáo về hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Trong khi đó, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người đại diện hợp pháp và người bảo vệ quyền lợi của đương sự là người tham gia tranh luận với tư cách là cá nhân, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân họ hoặc người họ đại diện mà thôi. Theo Điều 189 BLTTHS thì sự có mặt của KSV là bắt buộc, nếu KSV vắng mặt thì trong mọi trường hợp phải
24
hoãn phiên tòa bởi lẽ KSV là người thay mặt Nhà nước THQCT đối với bị cáo tại phiên tòa HSST. KSV phải có mặt tại phiên tòa để công bố bản cáo trạng, đưa ra các chứng cứ buộc tội bị cáo và những lập luận để bảo vệ quan điểm buộc tội của mình. Hoạt động đưa ra các lập luận, chứng cứ buộc tội bị cáo là hoạt động tranh tụng đặc thù, duy nhất chỉ có ở KSV.
Thứ hai, tranh tụng của KSV không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ.
Theo quy định tại Điểm đ khoản 1 Điều 37 BLTTHS, KSV có quyền hạn và trách nhiệm: "Tham gia phiên tòa; đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án; hỏi, đưa ra chứng cứ và thực hiện việc luận tội; phát biểu quan điểm về giải quyết vụ án, tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên tòa" [37]. Điều 218 BLTTHS quy định: "... Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến... Chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận" [37]. Theo đó, việc tranh tụng của KSV tại phiên tòa HSST là nhằm mục đích đại diện Nhà nước THQCT tại phiên tòa HSST, như đọc cáo trạng hoặc quyết định truy tố của VKS, tham gia xét hỏi để làm rõ các tình tiết liên quan đến vụ án nhằm bảo vệ cáo trạng, đưa ra các chứng cứ và thực hiện việc luận tội và thực hiện việc đối đáp. Những hoạt động trên của KSV thực hiện chức năng THQCT đồng thời đây cũng là nghĩa vụ bắt buộc KSV phải tham gia. Nếu KSV không tham gia phiên tòa thì trong mọi trường hợp đều phải hoãn phiên tòa.
Thứ ba, KSV không chỉ là chủ thể tranh tụng mà còn là chủ thể kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa.
Đây là điểm đặc biệt do pháp luật quy định cho KSV có hai quyền năng cơ bản đó là THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử. Do vậy, ngoài việc KSV tham gia tranh tụng để bảo vệ quan điểm truy tố của VKS thì KSV còn một nhiệm vụ rất quan trọng đó là kiểm
25
sát việc tuân theo pháp luật của HĐXX, những chủ thể tranh tụng khác như bị cáo, người bào chữa, người bị hại. Thông qua công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của KSV đối với HĐXX nói chung và những người tham gia tố tụng nhằm đảm bảo pháp chế XHCN, bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng các quy định của pháp luật, không làm oan người vô tội và chống bỏ lọt tội phạm. Công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của KSV đối với các chủ thể nói trên không làm cản trở hoạt động bình thường của HĐXX, không trái với nguyên tắc "thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật". Như vậy, khi tranh tụng tại phiên tòa, KSV là người áp dụng và tuân thủ pháp luật, đồng thời giám sát việc tuân thủ pháp luật của các chủ thể khác. Nhằm đảm bảo pháp luật được thực thi một cách công bằng, dân chủ trong tranh tụng.