KIỂM SÁT VIÊN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Thứ nhất, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của KSV.
Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Theo đó, KSV phải bảo vệ Pháp chế XHCN; bảo vệ chế độ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật. Theo Điều 2 Pháp lệnh KSV quy định:
Công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức
69
tốt, liêm khiết và trung thực, có trình độ cử nhân luật, đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát, có tinh thần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có thời gian công tác thực tiễn theo quy định của pháp lệnh này, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm kiểm sát viên [49].
Trước khi Pháp lệnh KSV năm 2002 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì, KSV chỉ là Cử nhân luật và hoặc tốt nghiệp Cao đẳng Kiểm sát. Tuy nhiên, đối tượng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của nhũng người tiến hành tố tụng như Thẩm phán, Điều tra viên, Chấp hành viên và các chức danh tư pháp khác thì có trình độ cử nhân luật. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng. Tính chất và mức độ phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Trên địa bàn thành phố xuất hiện nhiều vụ án mà người phạm tội là người nước ngoài. Xuất hiện các nhóm tội phạm có tính chất xuyên quốc gia và tội phạm có tính chất quốc tế. Người thực hiện tội phạm đã sử dụng công nghệ cao vào việc phạm tội. Trong công tác điều tra, truy tố, xét xử yêu cầu các cán bộ trong các cơ quan tư pháp phải không ngừng học hỏi, tích lũy các kiến thức về mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội và mặt bằng chung của KSV phải có trình độ cử nhân Luật và nghiên cứu để nâng cao trình độ lý luận chính trị cũng như các kiến thức xã hội khác để đáp ứng công việc được giao. Đảm bảo tranh tụng tại phiên tòa HSST có hiệu quả. Ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì KSV cần nâng cao nhận thức và ý thức giác ngộ bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Ý thức chính trị và bản lĩnh nghề nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành lý tưởng sống và lập trường tư tưởng của KSV. KSV phải thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là nhân tố giúp cho KSV có một thế giới quan khoa học, một nhân sinh quan cộng sản. KSV sẽ sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, có bản lĩnh, ý chí và tinh thần kiên quyết bảo vệ công lý, bảo vệ
70
Pháp chế XHCN, kiên quyết đấu tranh chống tội phạm, không để lọt tội phạm và làm oan người vô tội, thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh.
Kiểm sát viên phải có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng. Đây là tiền đề vững chắc bảo đảm cho KSV hoạt động THQCT và tranh tụng đúng với đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vai trò ý thức chính trị của KSV đặc biệt phát huy khi phải áp dụng pháp luật trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay với những mặt trái của nó và ý thức chính trị của mỗi KSV là nhân tố thường trực nhắc nhở khi tiến hành các hoạt động áp dụng pháp luật. KSV không rơi vào tình trạng "pháp luật đơn thuần", máy móc, tách rời các quy phạm pháp luật với lợi ích chung của xã hội. Ý thức chính trị ở trình độ cao của KSV không chỉ là nhân tố để đảm bảo các quy phạm pháp luật được áp dụng đúng đắn và chính xác, mà còn giúp cho KSV có được những bản lĩnh để xử lý các tình huống trong thực tiễn một cách nhanh chóng, kịp thời và sáng tạo. Chính vì vậy, một trong những tiêu chuẩn quan trọng trước tiên để xem xét bổ nhiệm KSV theo Điều 5 Pháp lệnh KSV năm 2002 sửa đổi là: "Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực".
Đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp là cơ sở quan trọng tạo nên nhân cách KSV và xác lập vị trí của KSV trong xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng xem đạo đức cách mạng là cái gốc của người cách mạng. Người viết: "Người cán bộ phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức cách mạng thì có tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân". Đạo đức, phẩm chất của KSV bao gồm những đức tính như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy cán bộ Kiểm sát là "Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn". Ngoài ra cán bộ Kiểm sát cũng cần có các đức tính của người cán bộ cách mạng đó là: Trung thực, thẳng thắn, lòng nhân ái, sự dũng cảm, tính công bằng, tinh thần trách nhiệm, sự tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Hơn nữa, hoạt động THQCT nói chung, tranh tụng tại phiên tòa HSST của KSV nói riêng được xem là pháp hay không hợp pháp hay không, hành vi
71
bị truy tố có tội hay không có tội… và các quyết định áp dụng pháp luật được ban hành luôn gắn liền với các quyền của con người, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Nhà nước. Do đó, KSV đã THQCT cần có đạo đức tốt. Hiện nay, có một thực tế đáng lo ngại và cũng là điều đáng sợ nhất là tình trạng "thờ ơ", "xơ cứng" cảm xúc của KSV, họ coi việc ra quyết định áp dụng pháp luật trong hoạt động THQCT giống như việc cho ra một sản phẩm từ những thao tác giản đơn theo một quy trình cứng nhắc, máy móc. Và còn tệ hại hơn nữa là việc sử dụng quy trình áp dụng pháp luật để phục vụ cho những lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng, hối lộ. Chính vì vậy, việc tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng theo những phẩm chất "cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư" sẽ giúp cho KSV có cái tâm trong sáng, một bản lĩnh chính trị vững vàng khi hoạt động THQCT nhằm đưa ra những quyết định công tâm, thấu tình, đạt lý, thuyết phục lòng người.
Thứ hai, KSV phải có kinh nghiệm công tác.
Vốn sống, kinh nghiệm công tác, sự am hiểu các mặt của đời sống xã hội cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động THQCT của KSV. Sự trải nghiệm của KSV về đời sống xã hội càng cao sẽ là nhân tố giúp cho KSV đưa ra những quyết định áp dụng pháp luật càng nhanh nhạy, linh hoạt, chính xác và hiệu quả. Trong Luật tổ chức VKSND năm 2002 cũng như Pháp lệnh KSV năm 2002 sửa đổi không quy định tuổi đời của KSV là điều kiện duy nhất nhưng sự trải nghiệm, kinh nghiệm sống đã được đúc rút qua quá trình công tác là thước đo đánh giá vốn sống, thực tiễn nhiều hay ít. Sự am hiểu đời sống xã hội là tổng hợp những kiến thức, những khả năng ứng xử phù hợp của con người trước thực tiễn sinh động của đời sống xã hội. Để đánh giá đúng, chính xác hoàn cảnh phạm tội, nhân thân người phạm tội, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội… KSV không thể thiếu kiến thức về xã hội, về cuộc sống thực tiễn. Các quyết định áp dụng pháp luật được ban hành một cách thấu tình, đạt lý, chính xác, đúng pháp luật chắc chắn phải là sản phẩm của những KSV giàu kinh nghiệm sống, am hiểu nhân tình thế thái, bên cạnh những
72
yếu tố nghề nghiệp, đạo đức và ý thức chính trị. Yếu tố này đã được qui định tại các Điều 18, Điều 19, Điều 20 của Pháp lệnh KSV VKSND năm 2002. Để trở thành KSV, mỗi cá nhân phải là người đã từng công tác trong ngành Kiểm sát hoặc ít nhất phải có một thời gian làm công tác pháp luật ít nhất là 5 năm. Đây là tiền đề để một KSV sơ cấp. Đối với những người chưa qua hoạt động trong ngành Kiểm sát thì phải có thời gian công tác tương ứng là mười hoặc mười lăm năm để trở thành KSV trung cấp hoặc KSV VKSNDTC.
Việc qui định kinh nghiệm công tác là một trong những tiêu chuẩn trở thành KSV là hoàn toàn hợp lý bởi vì trên thực tế hiện nay có nhiều KSV chỉ có trình độ chuyên môn mà không có kinh nghiệm công tác thì khó có thể đáp ứng được yêu cầu công việc, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi thực hiện việc mở rộng tranh tụng đã từng bước thay thế cho tình trạng thụ động tại phiên tòa như trước đây. Chính vì vậy, hoạt động của KSV không chỉ mang tính nghề nghiệp thuần túy mà còn mang tính nghệ thuật nghề nghiệp. Đó là nghệ thuật và văn hóa trong tranh luận, trong điều tra và kỹ năng hùng biện, thuyết phục người nghe. Nghệ thuật này không phải có được từ quá trình học tập trong nhà trường mà nó là sự tích lũy và trải nghiệm từ cuộc sống và từ các hoạt động nghề nghiệp khác.
Mặt khác, khi mà hiện nay đất nước ta đang từng bước hội nhập với thế giới trong xu thế toàn cầu hóa thì có thể dự báo thấy tình hình tội phạm cũng sẽ có những diễn biến phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, do đó, hoạt động của KSV cũng sẽ liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tiêu chí kinh nghiệm công tác được xem là điều kiện bổ sung cho tiêu chí trình độ chuyên môn nhằm đảm bảo chất lượng của KSV khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhân danh Nhà nước và đây cũng là yếu tố đảm bảo tốt chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa HSST.