KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 33)

Tranh tụng nói chung và tranh tụng tại phiên tòa HSST nói riêng là một vấn đề còn nhiều quan điểm và có nhiều giai đoạn cụ thể cần được nghiên cứu một cách có hệ thống, đồng bộ.

Qua nghiên cứu các vấn đề tranh tụng tại phiên tòa HSST có tham khảo mô hình tố tụng của một số nước, tác giả đã phân tích làm rõ các khái niệm tranh tụng tại phiên tòa HSST đồng thời phân tích các đặc điểm của tranh tụng tại phiên tòa HSST đó là: Sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa trong quá trình tranh tụng; việc tranh tụng không bị hạn chế về thời gian và có sự tranh luận trực tiếp; Thẩm phán có vai trò làm trung gian, trọng

32

tài trong quá trình tranh tụng và kết quả tranh tụng được HĐXX căn cứ để đưa ra phán quyết. Qua đó tác giả đã nêu nội dung của việc tranh tụng tại phiên tòa hình sự đó là làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án thông qua việc áp dụng các quy định của pháp luật thông qua việc đưa ra xem xét các chứng cứ, tài liệu chứng minh cho luận điểm của mỗi bên.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định rất nhiều cơ chế mới mang tính chất tranh tụng trong các giai đoạn tố tụng, đặc biệt trong giai đoạn xét xử sở thẩm, phần nào đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Trên cơ sở những quy định của BLTTHS hiện hành, trong Chương 1 tác giả tập trung phân tích làm rõ khái niệm hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên tòa HSST là từ khi bắt đầu phiên tòa cho đến khi HĐXX tuyên án nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan, làm rõ tất cả các tình tiết của vụ án để bảo vệ quan điểm của VKS, thuyết phục HĐXX ra các quyết định theo ý kiến của mình nhằm giúp HĐXX ra một bản án công bằng, đúng pháp luật. Qua đó, tác giả đưa ra các đặc điểm cơ bản của hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên tòa HSST là KSV là chủ thể đặc biệt trong quá trình tranh tụng, đó không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của KSV. Bên cạnh đó KSV còn thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa. Qua việc phân tích khái niệm, đặc điểm tranh tụng của KSV tại phiên tòa HSST tác giả đã đưa ra các hoạt động chủ yếu của KSV tại phiên tòa HSST bao gồm ba giai đoạn. Giai đoạn trước khi KSV tiến hành tranh tụng, giai đoạn KSV thực hành tranh tụng và giai đoạn đánh giá, công bố kết quả tranh tụng. Đây là cơ sở lý luận để tác giả phân tích, làm rõ thực trạng thực hiện việc tranh tụng của KSV tại phiên tòa HSST trên địa bàn thành phố Hải Phòng ở Chương 2.

33

Chương 2

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 33)