Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 37 - 39)

cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của thành phố và nền an ninh chính trị xã hội. Do Hải Phòng là thành phố trực thuộc trung ương, có mật độ dân số đông và số lượng dân nhập cư lớn nên tiềm ẩn nhiều loại tội phạm xảy ra trên địa bàn. Bên cạnh các loại tội phạm cũ như các tội phạm về ma túy, cướp tài sản... vẫn đang diễn biến phức tạp. Những năm gần đây, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia và tội phạm công nghệ cao đã hình thành và có chiều hướng ngày càng gia tăng trên địa bàn thành phố. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho các cơ quan tư pháp của thành phố ngày càng khó khăn hơn.

2.1.2. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng Hải Phòng

Theo quy định của pháp luật thì thành phố Hải Phòng là thành phố trực thuộc trung ương và VKSND thành phố chịu sự chỉ đạo thống nhất của VKSNDTC. Cơ cấu tổ chức gồm 15 VKSND các quận, huyện và 12 phòng trực thuộc VKSND thành phố. Đơn vị VKSND cấp huyện có biên chế nhiều nhất là 25 người (VKSND quận); VKSND cấp huyện có biên chế thấp nhất là 7 người (huyện đảo Bạch Long Vĩ).

Ngành Kiểm sát thành phố Hải Phòng được giao tổng chỉ tiêu biên chế là 258 biên chế (bao gồm cấp thành phố là 83 và cấp quận, huyện là 175 biên chế). Trong số đó:

- Cán bộ nữ 116 người (chiếm 44,9%)

36

- Kiểm sát viên trung cấp: 50 người (chiếm 19,3% so với tổng biên chế) - Kiểm tra viên: 13 người

Về trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ:

- Số cán bộ VKSND thành phố là đảng viên 161 người. - Cử nhân luật 233 người (chiếm 90,3% biên chế)

- Trình độ lý luận (từ trung cấp trở lên) là 108 người (chiếm 41,8% biên chế)

- Thạc sĩ luật 13 người (chiếm 5,3% biên chế) - Số cán bộ đang học thạc sĩ: 23 người

- Số cán bộ đang làm nghiên cứu sinh: 1 người - Số cán bộ đang có trình độ tiến sĩ luật: 1 người

- Số cán bộ đã qua lớp đào tạo nghiệp vụ kiểm sát là 204 người (chiếm 79% tổng biên chế).

- Số KSV có độ tuổi dưới 35 (cấp tỉnh 77 người, cấp huyện 51 người).

Về bộ máy VKSND thành phố Hải Phòng

VKSND thành phố Hải Phòng có 3 phòng thực hiện chức năng THQCT, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự, gồm: Phòng Kiểm sát điều tra, Kiểm sát xét xử sơ thẩm án kinh tế, chức vụ (Phòng 1); Phòng Kiểm sát điều tra, Kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về trật tự xã hội (Phòng 1A); Phòng Kiểm sát điều tra, Kiểm sát xét xử sở thẩm án an ninh và ma túy (Phòng 2).

Đối với VKSND cấp quận, huyện có bộ phận THQCT và kiểm sát các vụ án hình sự. Theo yêu cầu nhiệm vụ của từng đơn vị, bộ phận kiểm sát án hình sự có thể đảm nhiệm giải quyết đối với tất cả các loại án hoặc có thể phân công cán bộ, KSV theo nhóm tội phạm do một lãnh đạo VKS phụ trách và chịu sự chỉ đạo thống nhất của Viện trưởng VKSND cấp đó.

37

Bảng 2.1: Số liệu cán bộ VKSND thành phố Hải Phòng năm 2011

TT Nội dung Thành phố (huyện) Quận Tổng số

1 Tổng số biên chế: (người) 83 175 258

2 Trong đó: 40 90 130

3 Số cán bộ nữ 25 91 116

4 Tổng số KSV sơ cấp 12 99 111

5 Tổng số KSV trung cấp 43 7 50

6 Tổng số Kiểm tra viên 4 9 13

7 Tổng số cán bộ qua đào tạo cử nhân Luật 75 158 233

8 Số cán bộ qua đào tạo lý luận chính trị (từ trung cấp trở lên) 44 64 108

9 Số cán bộ có bằng tiến sĩ 1 0 1

10 Số cán bộ có bằng thạc sĩ 6 7 13

11 Số cán bộ đang học cao học 9 14 23

12 Số cán bộ đang làm nghiên cứu sinh 3 2 1

13 Số cán bộ qua lớp đào tạo nghiệp vụ kiểm sát 69 135 204

14 Số KSV là đảng viên 55 106 161

15 Số KSV có độ tuổi dưới 35 51 77 128

Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ VKSND thành phố Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)