Thực trạng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải phòng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 47 - 64)

nhân dân thành phố Hải phòng

Trong những năm qua, được sự quan tâm của lãnh đạo VKSNDTC, cùng sự nỗ lực phấn đấu học hỏi vươn lên của đội ngũ KSV thành phố trong việc quán triệt và triển khai nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp. Đồng thời, nhằm nâng cao chất lượng THQCT của KSV tại phiên tòa, VKSND thành phố đã chỉ đạo tăng cường cán bộ công tác THQCT và KSXXHS; thực hiện chế độ thông khâu kiểm sát điều tra - kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Theo đó, KSV làm nhiệm vụ kiểm sát điều tra, đồng thời tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm để nắm chắc hồ sơ, chủ động hơn trong việc xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa. Sau khi thực hiện cơ chế này, công tác THQCT của KSV tại phiên tòa đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhìn chung, KSV tham gia phiên tòa đều tích cực và chủ động hơn vào việc xét hỏi, tranh luận để cùng với HĐXX tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Hoạt động của KSV tại phiên tòa thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm Tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Thông qua công tác kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, KSV các cấp đã tập hợp các dạng vi phạm để kiến nghị yêu cầu Tòa án rút kinh nghiệm trong công tác xét xử và thông báo rút kinh nghiệm về công tác kiểm sát xét xử; lựa chọn những bản luận tội, đề cương tranh luận có chất lượng tại phiên tòa rút kinh nghiệm chung.

Hầu hết các KSV của VKSND thành phố khi được phân công THQCT đã nắm chắc chứng cứ của vụ án, chuẩn bị đề cương xét hỏi, phát biểu luận tội, quan điểm đối đáp tại phiên tòa chặt chẽ, sắc bén, công khai dân chủ hơn. Những nội dung phát biểu của KSV tại phiên tòa được HĐXX chấp nhận và những người tham gia phiên tòa đồng tình.

46

Bảng 2.2: Công tác THQCT và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2006 đến năm 2011

TT Năm VKS truy tố Xét xử sơ thẩm Số bị cáo tòa tuyên không phạm tội Số vụ án có luật sƣ, ngƣời bào chữa tham gia

Số vụ KSV đăng ký xét xử theo tinh thần cải cách tƣ pháp Vụ Bị can Vụ Bị cáo 1 2006 1.733 2.653 1743 2.633 0 65 2 2007 1.481 2.316 1.500 2.315 0 61 3 2008 1.484 2.314 1.481 2.372 0 79 48 4 2009 1.502 2.473 1.487 2.411 0 82 123 5 2010 1.256 2.250 1.394 2.528 0 89 120 6 2011 1.407 2.467 1.373 2.348 0 92 128 Nguồn: VKSND thành phố Hải Phòng.

Chất lượng công tố tại phiên tòa được nâng lên rõ rệt. Từ năm 2006 đến năm 2011 ở cả hai cấp của VKSND thành phố (cấp quận, huyện và cấp thành phố) không có vụ án nào VKSND thành phố truy tố mà để TAND thành phố Hải Phòng tuyên bị cáo không phạm tội. KSV THQCT tại phiên tòa đã chủ động tham gia xét hỏi và thẩm tra tài liệu, chứng cứ để buộc tội và bảo vệ cáo trạng, tham gia tranh luận và đối đáp với Luật sư, bào chữa viên nhân dân, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Cụ thể trong 5 năm (từ năm 2006 đến 2011 đã có tổng số 468 số vụ án có người bào chữa. Năm 2006 có 65 người bào chữa tham gia trên tổng số 1743 vụ chiếm 3,7%; năm 2011 con số này là 92/1373 chiếm 6,7%). Số vụ án có KSV đăng ký tham gia THQCT và KSXXST vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp là 419 vụ. Nếu năm 2008 chỉ có 48 KSV/1481 vụ chiếm 3,2% đăng ký tham gia THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo tinh thần cải cách tư pháp thì đến năm 2011 con số này đã lên 128 KSV/1373 vụ án chiếm 9,32%.

Quá trình xét xử tại các phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp. Mặc dù còn có những ý kiến chưa hoàn toàn tán thành nhưng thành công đáng ghi

47

nhận là đã mở đường cho những phiên tòa dân chủ, công khai, đề cao tranh tụng. Chủ tọa chỉ gợi mở vấn đề trong quá trình xét xử đại diện VKS và các luật sự bào chữa, bào chữa viên nhân dân, người đại diện hợp pháp của bị cáo tham gia ngày càng nhiều vào tranh luận dân chủ tại phiên tòa. HĐXX đã để KSV và các Luật sư đề cập sâu hơn, kỹ hơn trong tranh luận về các tình tiết định khung, định tội. Luật sư bào chữa và đại diện KSV giữ quyền công tố đều sử dụng những quyền được pháp luật cho phép để đối đáp với nhau nhằm bảo vệ luận điểm của mình. HĐXX chỉ quyết định vào những chứng cứ được các bên đưa ra trong quá trình tranh luận. Để có được kết quả như trên, KSV của VKSND thành phố phải có sự chuẩn bị cho quá trình tranh tụng tại phiên tòa khá công phu, từ việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, dự thảo bản luận tội, dự thảo đề cương xét hỏi, và các tình huống đối đáp với Luật sư, bị cáo, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo và những người tham gia tố tụng khác để có thể tranh luận với nhau tại phiên tòa một cách hiệu quả nhất.

Tại các phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp, Luật sư thể hiện ngày càng rõ hơn vai trò, vị thế của mình trong tố tụng. Điển hình là qua các vụ án có Luật sư tham gia xét xử. Bài bào chữa của Luật sư đã tập trung vào phân tích, đánh giá các tình tiết làm sáng tỏ nội dung của vụ án nhằm bảo vệ thân chủ của mình. Đại diện VKS THQCT và Luật sư có sự đối đáp, tranh luận sôi nổi. Việc Luật sư thể hiện ngày càng rõ hơn vai trò của mình trong TTHS đã thúc đẩy các KSV của VKSND thành phố cần phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa nhằm đáp ứng nhiệm vụ được giao. Những kết quả bước đầu của quá trình cải cách tư pháp mà các cơ quan tư pháp Hải Phòng đã đạt được trong nhiều năm qua có sự quyết tâm cao của lãnh đạo, KSV VKSND thành phố Hải Phòng. Theo đó, các KSV của Hải Phòng lấy tiêu chí đăng ký tham gia THQCT tại phiên tòa HSST theo tinh thần của Nghị quyết số 08 là một chỉ tiêu thi đua của đơn vị. Qua những phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp, nhìn chung những người tham dự phiên tòa, những người quan tâm và giới chuyên môn đã có những nhận xét khá tốt. VKSND thành phố còn thông qua các phiên tòa mẫu để tổ

48

chức cho toàn thể các cán bộ, KSV trong đơn vị tham dự phiên tòa để học hỏi, trao đổi, rút kinh nghiệm lẫn nhau. Qua các việc làm trên đã tạo cho các trong toàn thể đơn vị có kỹ năng tranh tụng và kinh nghiệm tranh luận, đối đáp với Luật sư, bị cáo cũng như người bảo vệ quyền và lợi cho bị cáo.

Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên thực tiễn hoạt động Tranh tụng của KSV tại phiên tòa HSST trên địa bàn thành phố Hải Phòng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế: Một số KSV chưa làm tốt trách nhiệm bảo vệ quan điểm truy tố của VKS như: Ý kiến kết luận, bản luận tội của không ít KSV vẫn còn chung chung, thiếu vắng sự đối đáp, lập luận chặt chẽ, sắc bén, thuyết phục với những dẫn chứng rõ ràng. Tâm lý dựa vào cáo trạng và ỷ lại vào Tòa án còn nặng nề ở một bộ phận KSV làm công tác THQCT và KSXXST các vụ án hình sự. Cá biệt ở một số phiên tòa KSV vẫn chưa chủ động xét hỏi để chứng minh tội phạm, có phiên tòa HĐXX đặt quá nặng vai trò xét hỏi cho KSV hoặc KSV tham gia tranh luận, đối đáp sơ sài, hình thức dẫn đến chất lượng tranh tụng ở những phiên tòa này chưa cao. Có thể tổng hợp thành các nhóm hạn chế sau:

Một là, về chuyên môn, nghiệp vụ.

Theo quy định của pháp luật, KSV được phân công THQCT phải nghiên cứu hồ sơ trước khi mở phiên tòa, nhưng trong nhiều vụ, KSV chưa dự kiến được các tình huống phức tạp có thể xảy ra để có phương án tham gia xét hỏi, nhất là đối với những vụ án trong quá trình điều tra, truy tố, bị cáo không nhận tội hoặc chứng cứ còn có điểm chưa chắc, lời khai của các đối tượng trong vụ án còn có nhiều điểm mâu thuẫn. Để tranh tụng tại phiên tòa HSST có hiệu quả. KSV phải nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách kỹ càng, củng cố các chứng cứ buộc tội bị cáo một cách chặt chẽ, dự kiến các tình huống xét hỏi tại phiên tòa thì chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa HSST mới được nâng cao. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp cá biệt các KSV vẫn chưa nhận thức một cách đầy đủ ý nghĩa của việc xét hỏi nên vai trò xét hỏi của

49

KSV còn khá mờ nhạt. Mặc dù BLTTHS đã có những quy định cụ thể về những vấn đề KSV phải hỏi tại phiên tòa song nhiều vụ án KSV vẫn chưa chủ động xét hỏi, nếu có hỏi thì chỉ mang tính chất bổ sung cho những câu hỏi của HĐXX. Việc xét hỏi của KSV là để bảo vệ cáo trạng, làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án nhằm chứng minh tội phạm. Nhưng một số KSV vẫn cho rằng xét hỏi là công việc chính của HĐXX mà quên mất vai trò, vị trí, chức năng của mình là người thay mặt Nhà nước THQCT tại phiên tòa. Chính từ việc xét hỏi một cách thụ động của KSV khi tham gia xét hỏi đã dẫn đến tình trạng ở một số vụ án HĐXX lại đặt một số câu hỏi mang tính chất buộc tội bị cáo. Như vậy, vô hình chung HĐXX đã tự mình làm thay công việc của KSV tức là HĐXX đặt những câu hỏi theo hướng đấu tranh, làm rõ những nội dung mà cáo trạng đã truy tố. Khi tiến hành xét hỏi HĐXX thường có định kiến với bị cáo và người bào chữa nên thường đặt các câu hỏi bảo vệ quan điểm truy tố của VKS. Điều này dẫn đến có một vài vụ án vẫn chưa có tranh tụng giữa KSV và người bào chữa một cách đúng nghĩa do HĐXX cũng là một chủ thể buộc tội. Như nhận định của ngành Tòa án năm 2006 đã chỉ rõ:

Việc xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa theo tinh thần của Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 năm 2002 của Bộ Chính trị được thực hiện nhiều năm và đã được tổng kết, rút kinh nghiệm, nhưng vẫn còn nhiều trường hợp việc xét hỏi tại phiên tòa còn phiến diện, không đầy đủ dẫn đến việc ra bản án không đúng pháp luật [46]. Bên cạnh những hạn chế trong việc xét hỏi của KSV tại phiên tòa HSST thì một hạn chế nữa làm chất lượng tranh tụng của KSV chưa cao đó là do sự nhận thức chưa đầy đủ về bản luận tội. Bởi lẽ, tranh luận tại phiên tòa là giai đoạn trung tâm của quá trình tranh tụng. Tuy BLTTHS không quy định cụ thể khái niệm thế nào là luận tội nhưng có thể hiểu luận tội là: Quan điểm Viện kiểm sát do Kiểm sát viên thực hành quyền công tố nhà nước phát biểu tại phiên tòa về việc đánh giá chứng cứ, đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm

50

cho xã hội của tội phạm, hậu quả nguy hiểm do hành vi phạm tội gây ra; vai trò trách nhiệm và nhân thân của bị cáo, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Nhìn chung trong những năm trở lại đây chất lượng các bản luận tội của các KSV VKSND thành phố đã được nâng cao. Tuy nhiên, còn một số bản luận tội vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra, chưa thực sự là kết quả của phần xét hỏi và điều tra công khai tại phiên tòa. KSV vẫn dựa chủ yếu vào bản luận tội viết sẵn rồi điều chỉnh một số phần bị thay đổi theo diễn biến của phiên tòa, nhưng những chi tiết nhỏ vẫn chưa được quan tâm, nhiều lập luận của KSV còn thiếu sắc bén, nhất là trong việc phân tích, đánh giá chứng cứ. Cá biệt còn có tình trạng luận tội mô tả lại nội dung cáo trạng Trong cơ cấu luận tội còn thiếu những phần quan trọng như việc phân tích làm rõ nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm, những vấn đề mới phát sinh tại phiên tòa chưa được bổ sung vào luận tội. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của KSV tại các phiên tòa nói chung, trong các bản luận tội nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Do vậy, nhiều bản luận tội còn phiến diện, thiếu sức thuyết phục. Đây cũng là nhận định trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội năm 2008: Chất lượng thực hành quyền công tố, đặc biệt là khả năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu theo tinh thần cải cách tư pháp. Một số trường hợp Kiểm sát viên trách nhiệm chưa cao, chưa thu thập đầy đủ chứng cứ buộc tội, gỡ tội, không nắm chắc hồ sơ vụ án nên buộc tội, tranh luận lúng túng, thiếu thuyết phục, thậm chí không bảo vệ được quyết định truy tố.

Hai là, hạn chế về kỹ năng tranh tụng.

Việc tranh tụng của của KSV với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa còn nhiều hạn chế. Tình trạng KSV sau khi luận tội cho là hết nhiệm vụ nên ít chú ý đến nội dung phát biểu của người bào chữa, ý kiến của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Trong một số vụ án, lời bào chữa của Luật sư có những nội dung mâu thuẫn với quan

51

điểm truy tố của VKS nhưng KSV lại không tích cực tranh luận làm rõ sự thật khách quan của vụ án, bác bỏ việc bào chữa sai trái. Ở nhiều vụ án, khi tranh luận, KSV chưa chú ý vào những vấn đề cơ bản đang còn nhiều ý kiến khác nhau để đưa ra chứng cứ cụ thể đấu tranh, thuyết phục những quan điểm không đúng của người bào chữa. Cá biệt còn có vụ, KSV chưa chú ý theo dõi chặt chẽ diễn biến phiên tòa, nhất là phần xét hỏi của HĐXX nên trong phần tranh luận, khi được HĐXX yêu cầu đối đáp, KSV lúng túng, không đưa ra được chứng cứ và quan điểm xác đáng để thuyết phục phía đối tụng hoặc KSV đối đáp bằng cách trả lời chung chung. Thậm chí nhiều KSV còn đối đáp với người bào chữa những câu kinh điển như "giữ nguyên quan điểm truy tố của Viện kiểm sát". Do vậy, có thể nói kỹ năng tranh tụng của KSV không phải là điều có thể có trong một sớm một chiều mà là sản phẩm của quá trình tích lũy các kiến thức trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đồng thời phải được trải nghiệm trong quá trình công tác, đúc rút kinh nghiệp cùng với sự đam mê công việc, nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách toàn diện, đầy đủ mới có được.

Ngoài ra, tại phiên tòa các KSV còn có tâm lý chỉ quan tâm đến việc buộc tội mà không chú trọng đúng mức đến các chứng cứ gỡ tội. Bởi lẽ việc xác định, phân tích các chứng cứ gỡ tội là nhằm mục đích khẳng định cơ sở buộc tội của VKS là có cơ sở hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng các quy định của pháp luật. Do đó, việc xem xét, cân nhắc các yếu tố gỡ tội cũng là việc làm cần thiết để bảo vệ cáo trạng và cũng là căn cứ để bác các yêu cầu mà phía người bào chữa đưa ra không có căn cứ. Việc chú ý, xem xét các yếu tố gỡ tội cũng nhằm mục đích phát hiện kịp thời những vi phạm của Tòa án và những người tham gia tố tụng khác để đề ra yêu cầu khắc phục hoặc tuy có

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 47 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)