Các giải pháp về sử dụng NNL

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa (Trang 114)

2. 1.3 Chính sách phát triển NNL

3.2.4. Các giải pháp về sử dụng NNL

Thứ nhất, đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao và bền vững để tạo mở việc làm

Giải pháp phát triển kinh tế đã được đề cập ở trên, có thể khái quát và nhấn mạnh thêm một số điểm sau:

Triển khai thực hiện tốt Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, phấn đấu đến năm 2015 Thanh Hoá được xếp vàp tốp 20 tỉnh, thành có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cao của cả nước, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút các nguồn vốn của các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Khuyến khích phát triển mạnh các tổ chức tín dụng, thực hiện đồng bộ, linh hoạt các giải pháp để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư, của các tổ chức kinh tế trong nước và nguồn vốn nước ngoài, đặc biệt là các nguồn vốn nước ngoài có lãi suất ưu đãi, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển.

Vận động, thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào xây dựng, cung cấp nguồn tài chính và quản lý cơ sở hạ tầng thông qua áp dụng rộng rãi các hình thức đầu tư BOT, BT, đầu tư kết hợp công – tư (PPP) nhằm nhanh chóng cải thiện kết cấu hạ tầng của tỉnh, phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân.

Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo điều kiện phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp, trong đó chú trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Huy động mọi nguồn lực cho đầu tư và phát triển. Cùng với các biện pháp nỗ

lực thu hút đầu tư các dự án khu công nghiệp, phải chú trọng việc đổi mới cơ chế, chính sách thúc đẩy sự phát triển của khu vực nông nghiệp - nông thôn; khôi phục và phát triển làng nghề, kinh tế trang trại…

Giai đoạn 2011-2015, đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố bình quân đạt 17-18% để hàng năm tạo mở việc làm mới cho trên 60 vạn LĐ.

Thứ hai, cho vay vốn để người LĐ có được những điều kiện tiền đề phát triển kinh tế.

Bổ sung thêm nguồn vốn mới từ ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương. Huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư bổ sung vào nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm.

Trong quá trình cho vay vốn cần gắn việc cho vay với chuyển giao công nghệ, hướng dẫn cách làm ăn cho các hộ gia đình và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi khuyến khích những địa phương, những doanh nhân có trình độ, có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh khôi phục và mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng có khả năng thu hút nhiều LĐ được vay vốn để mở rộng sản xuất.

Khuyến khích, hướng dẫn cho các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh vay vốn để dạy nghề hoặc tạo việc làm cho LĐ.

Chú trọng đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều LĐ nữ để đảm bảo cho họ thực hiện tốt các chức năng của mình trong gia đình và ngoài xã hội.

Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật LĐ để tạo quan hệ LĐ bình đẳng, trên cơ sở thương lượng, hợp tác; tổ chức thực hiện tốt các quy định của Bộ luật LĐ; nâng cao nhận thức và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; thực hiện thoả ước LĐ tập thể, an toàn LĐ,

điều kiện làm việc; quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; chính sách tiền lương, tiền công. Cụ thể cần thực hiện các giải pháp cơ bản là:

Nâng cao thương lượng tập thể trong quan hệ LĐ hiện đại giữa người sử dụng LĐ và tập thể người LĐ, đó là những thoả thuận tập thể về quyền và lợi ích của mỗi bên trong quan hệ, sử dụng LĐ. Các bên nghiêm túc thực hiện thương lượng tập thể sẽ thúc đẩy quan hệ LĐ phát triển, tạo động lực phát triển doanh nghiệp, duy trì và phát triển đội ngũ LĐ của doanh nghiệp, nâng cao năng suất LĐ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng của tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện tốt việc thương lượng tập thể của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trong thời đại toàn cầu hoá, Việt Nam hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn về kinh tế thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - hay gọi tắt là CSR) cũng “du nhập” vào. CSR được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người LĐ và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. Những doanh nghiệp mong muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn LĐ, quyền lợi LĐ, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng.

Các doanh nghiệp của tỉnh, nhất là các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu cần phải nâng cao nhận thức về CSR, thực hiện CSR để đạt được những lợi ích như giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, mở rộng thị trường mới, hữu ích cho môi trường và cho xã hội.

Thực tế ở Việt Nam, những doanh nghiệp nào trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ là những doanh nghiệp có khả năng thu hút và giữ được nhân viên, giảm tỷ lệ LĐ thôi việc, doanh thu tăng, năng suất tăng, lợi nhuận tăng, tỷ lệ hàng xuất khẩu được tăng.

Thứ tư, thiết lập hệ thống thông tin thị trường LĐ thông suốt từ tổ dân phố, thôn và từ doanh nghiệp đến các cơ quan chức năng, quản lý của tỉnh để kịp thời cung ứng nhu cầu thông tin về cung - cầu, các chính sách về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng LĐ cho các đối tượng có nhu cầu khai thác thông tin.

Thứ năm, xuất khẩu lao động

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam nói chung và Thanh Hoá nói riêng còn nhiều hạn chế như hiện nay thì hoạt động xuất khẩu LĐ ra nước ngoài cần được coi trọng, hoạt động đó không chỉ để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người LĐ mà còn tạo điều kiện cho việc tiếp cận công nghệ mới, rèn luyện kỹ năng LĐ.

Để xuất khẩu LĐ được, Thanh Hoá cần thực hiện các giải pháp như: - DN xuất khẩu LĐ cần bám sát, dự báo được nhu cầu của thị trường LĐ ngoài nước về ngành nghề, trình độ cần đào tạo. Các cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề, xuất khẩu LĐ phối hợp với Hiệp hội Xuất khẩu LĐ Việt Nam tổng hợp, phân tích, dự báo từ nguồn thông tin của các DN và các nguồn thông tin khác, xác định chỉ tiêu đào tạo và chuẩn bị nguồn cho LĐ xuất khẩu.

- Cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề bố trí kinh phí và tổ chức đấu thầu, giao chỉ tiêu đào tạo cho các trường có năng lực tốt nhất trong đào tạo nghề tương ứng thực hiện.

- Các trường dạy nghề được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với DN xuất khẩu LĐ với đối tác nước ngoài cần cụ thể hoá chương trình đào tạo

nghề và ngoại ngữ phù hợp yêu cầu thị trường để tổ chức thực hiện; lồng ghép đào tạo ngoại ngữ trong đào tạo nghề theo chương trình chuẩn cho từng nghề; Tuyển lựa học sinh có nguyện vọng đăng ký học theo chương trình mục tiêu xuất khẩu LĐ, tư vấn, giáo dục ý thức học tập rèn luyện cho họ.

- Cần tranh thủ hợp tác, sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia kỹ thuật, công nghệ của các tập đoàn nước ngoài sử dụng LĐ Việt Nam và giáo viên các trường dạy nghề danh tiếng nước ngoài mà ta sẽ gửi LĐ đến trong việc xây dựng chương trình đào tạo và trong chuyển giao công nghệ.

- Nhà nước cần có cơ chế cho vay vốn để chi phí học nghề, ngoại ngữ, chi phí xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)